Sáp Huyết - Thống kích (5) - Sáp Huyết

Sáp Huyết

Tác giả : Chưa rõ
Chương 318 : Sáp Huyết - Thống kích (5)

Hóa ra chẳng biết từ lúc nào, Lý Đinh thừa dịp loạn tới bên cạnh Đậu Duy Cát, mượn việc đưa ngựa để ám sát Đậu Duy Cát.



    Dù sao Đậu Duy Cát cũng trải qua trăm trận chiến, lại làm Thái thú Hồng Châu, cả ngày sống nơi đao kiếm.

Ngay thời khắc Lý Đinh xuất thủ thì y nhanh chóng giật mình, tránh chỗ hiểm, vung đao phản kích.



    Một chiêu của Lý Đinh không trúng thì thối lui.

Đầu vai Đậu Duy Cát đau, nhưng trong lòng còn đau hơn vì căm tức Dạ Nguyệt Phong.



    Dạ Nguyệt Phong nhanh chóng hiểu được.

Vừa rồi khi gã xông vào trong quân doanh thì quân Tống thuận thế giết vào, nhất định là Lý Đinh đã lẩn vào giết quân Hạ sau đó thay quần áo, dẫn ngựa ra tiếp cận Đậu Duy Cát.



    Nhưng người này sao lại có kế hoạch trù tính như vậy?



    Tất cả đã rõ ràng.

Lần công kích này không phải là quân Tống thừa cơ đánh lén mà là mưu đồ từ lâu!

    Đậu Duy Cát lại nhảy lên ngựa, định giục ngựa chuẩn bị tham chiến thì con ngựa hí lên đau đớn rồi ngã “rầm” xuống đất.

Đậu Duy Cát liếc qua nhìn thì thấy con ngựa sùi bọt mép ngã lăn trên mắt đất.

Y lại càng nổi giận, không đợi ngựa được mang đến thì thấy một người xông đến, mặc thiết giáp hùng hổ cầm búa bổ đến.



    Cơn mưa búa ào ạt đổ tới, tới tấp như bão.

Búa chưa đến thì gió lạnh đã tạt vào mặt.



    Đậu Duy Cát tránh gấp lăn qua một bên rồi nhảy lên hất một thủ hạ xuống dưới ngựa.

Sau khi đoạt được chiến mã của thủ hạ thì Đậu Duy Cát chưa vội nghênh chiến mà thét với tên thủ hạ, giục ngựa hô lớn:


- Theo ta xuất trại đánh một trận!

    Ra trại đánh một trận !

    Sự sắc bén của quân Hạ không nằm ở việc thủ trại.

Uy thế của quân Hạ là lợi dụng ưu thế kỵ binh , sự chia rẽ của đồng bằng để đối công đối xung.



    Đậu Duy Cát kêu gọi binh mã chuẩn bị ra ngoài chiến đấu với quân Tống, đã xoay chuyển tình thế nguy nan.

Trong tiếng thét lên của Đậu Duy Cát, quân Hạ rốt cuộc cũng tìm được phương hướng.

Tất cả đều hăng hái đi theo Đậu Duy Cát, sóng vai xông ra ngoài doanh trại để chiến đấu.



    Nhưng vừa ra đến ngoài doanh trại thì sắc mặt của Đậu Duy Cát thay đổi.

Trong bóng tối, hai bên hiện ra hai đội kỵ binh khí thế còn hơn cả sấm sét mưa xa.



    Một đội cầm thương, mũi thương đâm ra như rừng.

Một đội giơ cao búa, búa phủ kín như núi.



    Nhuệ khí của hai đội kỵ binh hợp lại tạo nên sát khí đằng đằng, ào ạt lao ra.

Kỵ binh của Đậu Duy Cát bị đối thủ xông tới thì chia năm xẻ bảy, quân lính tan tác.



    Hơn vạn quân Hạ giống như ruồi không đầu, chạy tán loạn trối chết khắp nơi.



    Đậu Duy Cát thấy thế địch như nước triều thì ngạc nhiên trước sự chuẩn bị của đối thủ.

Y không còn lòng dạ nào cũng không còn sức mà chiến đấu.

Y xác định phương hướng rồi dẫn người chạy trốn về phương bắc.

Chỉ cần qua được Kê Đầu Sơn, chạy đến trại Dã Bình tập hợp với quân Hạ ở đó thì có thể ổn định trận tuyến.



    Chỉ cần có thể đứng vững thì Đậu Duy Cát vẫn tin tưởng rằng vẫn có thể quyết chiến một trận với quân Tống.



    Y vẫn không tin là quân Tống có thể tấn công nhanh như vậy, cũng không tin rằng kỵ binh của quân Tống có thể đánh bại bọn chúng.



    Chiến mã run rẩy trong gió thu, mưa rơi nặng hạt trong đêm.



    Một lát sau thì Đậu Duy Cát đã đến Ngô Công Lĩnh ở Kê Đầu Sơn.

Y biết rõ những con đường nhỏ phía sau nên phi ngựa rất nhanh.

Nhưng lúc này, tiền quân bỗng dưng dừng lại.



    Đậu Duy Cát cả giận nói:


- Có chuyện gì?


    Không đợi trả lời, y đã biết xảy ra chuyện gì.

Từ yếu đạo trong núi xuất hiện một đội nhân mã dựng lá chắn như bức tường, kiên quyết chắn đường yếu đạo trên núi.



    Đường này không thông.



- Xông lên!
    Đậu Duy Cát hô lớn.



    Quân Hạ tiến lên.

Chỉ có điều đường núi hẹp nên uy lực của kỵ binh suy yếu.

Mọi người xông lên nhưng uy lực giảm nhiều so với lúc rong ruổi khoái ý tiêu dao trên bình nguyên.



    Khó khăn lắm bọn chúng mới tiến tới bức tường sắt phía trước, nhưng quân Hạ lại chần chừ.

Bọn họ tuy dũng mãnh nhưng làm thế nào để phá bức tường chắn này?

Đang ngần ngừ thì bức tường chắn bỗng nhiên vỡ ra, ánh búa bổ tới giống như hồng hoang quái thú.



    Chiến mã đau đớn hí lên.

Quân Hạ kêu lên thảm thiết.

Có người bị rìu lớn bổ ra làm hai nửa, máu chảy thành sông.



    Người chắn đường chính là Phi Kiên!

    Là Phi Kiên chi sĩ trong Thập Sĩ dưới trướng của Địch Thanh.



    Phi Kiên mặc trọng giáp, cầm thiết thuẫn, vung búa thép.

Ánh búa lóe lên giống như bánh xe đang lăn, siết chặt yếu đạo trên núi.

Quân Hạ xung phong không có kết quả gì, lại nghe một tiếng pháo vang lên.

Hai bên sườn núi, phục binh nổi lên bốn phía, tên bắn như mưa, đá lăn như sét, ầm ầm đổ xuống.



    Quân Hạ đại loạn.

Đậu Duy Cát quay đầu ngựa tìm kiếm đường núi khác, vất vả lắm mới chạy ra khỏi mai phục.

Y thê thảm lắm mới thoát ra khỏi núi, đội thiết kỵ quân Hạ đi theo chỉ còn có mấy trăm người.



    Đậu Duy Cát ngửa mặt lên trời thở dài rồi giục ngựa chạy về phía bắc.

Chợt y nghe thấy tiếng vó ngựa gấp gáp từ phía bắc.

Một con vật cưỡi nhanh như gió, nhanh như điện xé màn đêm lao tới phía trước mặt y.



    Trong đêm tối, chỉ thấy người kia mặt mũi hung tợn.



    Địch Thanh?



    Là Địch Thanh! Làm sao Địch Thanh lại xuất hiện ở chỗ này?

Đậu Duy Cát hoảng sợ, muốn tiếp lên nghênh chiến nhưng tinh thần đã sớm sa sút, muốn lui về phía sau chạy trốn nhưng đã muộn.



    Trường đao của người kia vung lên, làm kinh động đêm đen.

Một tiếng quát lớn vang lên cùng tiếng chém rụng.



    Địch Thanh ở đây!

    Tiếng đến ngựa đến.

Ngựa đến đao vung.

Đao vung đầu rơi!

    Địch Thanh điên cuồng giục ngựa đuổi theo quân Hạ hai trăm dặm, truy sát trong đêm tối, giơ tay chém một đao liền bay đầu Thái thú Linh Châu Đậu Duy Cát.



    Quân Hạ cuồng loạn, chạy trối chết khắp nơi.



    Địch Thanh dồn sức chém Đậu Duy Cát rồi lại dừng lại nghỉ.

Hắn đứng trong mưa nhìn quân Hạ chạy trốn tứ phía.

Sớm đã có kỵ binh lao ra truy kích, nhưng dường như Địch Thanh đang chờ cái gì đó.



    Tiếng mưa rơi tí tách trên lá khô, chảy xuôi theo tấm mặt nạ lạnh ngắt, mang theo vẻ lạnh lẽo.



    Máu đã phai.

Mưa như nước mắt.

Mặt nạ dữ tợn kia nhìn về phương bắc suy nghĩ điều gì đó, vẻ lạnh lẽo trên mặt nạ khiến cho người ta sợ hãi.



    Một người giục ngựa chạy đến, dáng vẻ tươi cười, hoàn toàn đối lập với vẻ dữ tợn của mặt nạ kia.



    Người đến là Hàn Tiếu.

Hàn Tiếu tươi cười, có phần tự hào nói :


- Địch tướng quân, trại Kê Xuyên đã bị phá, quân Hạ chạy trốn tứ phía.

Ba đội Dũng lực, Hãm Trận, Khấu Binh đã đúng hẹn chia ra làm ba đường xuất kích.

Phi Kiên phụ trách dọn dẹp hậu phương, toàn bộChấp Nhuệ chuẩn bị sắp xếp, bất cứ lúc nào cũng có thể tiếp tục xuất chiến cùng với tướng quân.



    Bên trong cơn mưa thu có một đội binh mã lẳng lặng đứng phía sau Địch Thanh như một đám âm hồn.



    Đội nhân mã kia cầm trong tay hoặc hoặc trường đao, hoặc búa lớn, hoặc lợi kích sắc bén.



    Bọn họ là đội nhân mã đầu tiên tấn côn trại Kê xuyên.

Đội nhân mã này gọi là Chấp Nhuệ.



    Binh khí trong tay của bọn họ không giống nhau, nhưng hàn quang trên bính khí của họ đều lạnh lẽo như nhau.

Lưỡi đao lạnh không vấy máu, máu không dính đao.



    Đây là đội nhân mã thứ bảy mà Chủng Thế Hành chuẩn bị cho Địch Thanh, cũng có thể nói là thứ vũ khí thứ bảy của Địch Thanh.



    Chấp Nhuệ!

    Lấy nhuệ khí giành thắng lợi, lấy lưỡi dao sắc bén để tấn công.



    Tử Phẫn, Dũng Lực, Hãm Trận, Khấu Binh, Phi Kiên, Chấp Nhuệ, Đãi Mệnh, toàn bộ thất sĩ đều đến đông đủ tham dự trận chiến này.

Nếu Ngôi Danh Hư không chết thì có lẽ sẽ hiểu rõ.

Địch Thanh giả vờ bị thương, chỉ là kéo dài thời gian để cho bảy đội nhân mã tụ tập, phát động một cuộc phản công dữ dội với quân Hạ.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-sap-huyet-thong-kich-5-150603.html