Tiếng Guitar Trong Ký Túc Xá - Ngày Ký Ức Sống Lại - Tiếng Guitar Trong Ký Túc Xá

Tiếng Guitar Trong Ký Túc Xá

Tác giả : Chưa rõ
Chương 5 : Tiếng Guitar Trong Ký Túc Xá - Ngày Ký Ức Sống Lại

Tôi chạy xe thẳng lên nơi đã hẹn với tụi bạn.

Con đường quen thuộc được hai hàng cây hai bên ôm trọn vào, một cảm giác hoài niệm ùa về trong tôi.

Con đường này, ba năm đi học, hầu như tôi chủ yếu đi bằng xe bus, coi như cũng đã thành một phần quá thân quen.

Quán cà phê cạnh trường

- địa điểm tụ họp

- đá chống xe và hồi hộp đi vào.

Cũng đã lâu lắm rồi tôi chưa được nhìn lại những khuôn mặt thân quen thời còn phải mang phù hiệu trường, bảng tên, nơm nớp lo sợ khi bị gọi tên mỗi khi giờ kiểm tra bài cũ.

Khá là đông, cũng phải gần nữa lớp chứ không ít.

Nhóm nhà lá chúng tôi thiếu thằng Vũ và thằng Bình, một thằng không về, còn một thằng vì đặc thù ngành học, không được về.

Tôi không thấy mặt cô nàng bí thư của lớp.

Khẽ gật đầu và cười đáp lại trước mấy câu hỏi thăm, tôi lách mình ngồi gần thằng Kiên cận.

Nó đang nói chuyện với Trang khẽ bực mình khi thấy tôi xen ngang.

- Phá đám mày!

- Nó bóp cổ tay tôi thầm thì.

- Dung không về à?

- Tình xưa nghĩa củ của mày tí nữa tới! 

- Ờ!

Thằng Kiên cận đuổi tôi ra khỏi khung trời riêng của nó, bị hắt hủi tôi nhảy qua nói chuyện với thằng Hưởng.

Cả lớp tôi chờ thêm vài người nữa rồi mới đi vào nhà Thầy.

- Này! 

- Gì mày?

- Tôi thổi cái vỏ hạt dưa vào người nó.

- Thằng chó này, tao nói chuyện nghiêm túc! 

- Dạ ,em nghe.

- Nãy tao thấy.

- Nó nhấn nhứ.

- Thấyg ì thì nói toẹt ra đi!

- Tôi với tay lấy ly trà, thổi phù phù rồi thưởng thức.

- Thấy Yên với lớp nó ngồi đây!

Yên cũng về sao?

Tôi lặng thinh giữ nguyên ly trà nóng trên tay, chẳng có cảm giác gì.

Cố gắng lấy hết sức bình tĩnh, tôi quay sang thằng bạn:

- Ừ, tao biết rồi!

Thằng bạn cũng biết ý nên dừng câu chuyện, quay sang thằng Linh vẹo tán phét.

Tôi hơi thẫn thờ, lấy điện thoại ra, định nhắn tin.

“Có sự chờ đợi nào là thấp hèn không?

Tôi lại đút nó vào túi, chẳng có tin nhắn nào được gửi đi cả.

- Dung kìa!

- Thằng Kiên đá chân tôi.

Quả thật, cô nàng đến muộn.

Có điều hơi khác một chút, mái tóc ngang vai nay dài ra hơn, trông cô nàng cũng mất đi chút cá tính ương bướng, thay vào đó là nét đẹp nữ tính.

Nụ cười nở trên môi khi thấy lớp.

- Xin lỗi mọi người, nhà mình có việc bận!

- Dung giơ tay chào mọi người.

- Lại ngủ dậy muộn chứ gì?

Con heo!

- Trang lên tiếng trước.

Mặc cho mọi người chào người mới tới, tôi vẫn lặng im, bởi trong tôi khi đối diện với cô bạn, vẫn có chút ngại ngùng.

Dù thế nào đi chăng nữa, kết cục của mối tình đó ra sao, Dung vẫn để lại trong lòng tôi những kỷ niệm đẹp.

Và tôi ngại với cô bạn khi không giữ nổi những ký ức đó.

Dung nhẹ nhàng đi đến bên cạnh tôi, đặt tay lên vai, rồi chen cái ghế ngồi gần.

Thằng Hưởng biết ý từ lâu, đã dời cái ghế của nó ra xa.

- Dung khoẻ không?

- Bình thường mà! Mà Tín ăn uống sao mà trông gầy đi vậy! 

- À.

trong đó không quen ấy mà!

Hai đứa tôi cứ thì thầm qua lại, chủ yếu là những câu hỏi han trách móc.

Cô nàng trách tôi lâu rồi không nhắn tin hỏi han bạn bè, còn tôi thì trách cô nàng có chuyện gì cũng không nói với tôi một tiếng.

Nếu ai đó không biết chuyện, thì chắc là nghĩ tôi và Dung vẫn là một cặp như những ngày trước.

Mọi người tập trung đông đủ và bắt đầu di chuyển vào nhà Thầy.

Dung được anh trai chở tới nên tôi phải thay thế làm tài xế riêng cho cô bạn.

Những chiếc xe bắt đầu nối đuôi nhau.

- Nè, mà chuyện với Yên sao rồi?

- Rắc rối lắm.

- Tôi thở dài.

- Vậy hả !

- Dung cảm thán một câu thở dài.

Con gái thiệt là lạ, khi nói chuyện với Yên, thì nhắc tới Dung, còn lúc này Dung lại nhắc tới chuyện tôi với Yên.

Hay là do bản thân tôi có khoảng thời gian không xác định rõ tình cảm của mình, nên đây gọi là báo ứng.

Hai đứa tôi im lặng, cho đến khi chiếc cổng của nhà Thầy chủ nhiệm hiện ra.

Vừa trông thấy học sinh cũ đến đông đúc, khuôn mặt Thầy giãn ra vui vẻ.

Cả buổi Thầy hỏi han từng người, hỏi cả những thành viên lớp tôi không về.

Rồi cả lớp ôn tới những chuyện xưa, nhất là những trò quậy.

- ThằngTín với thằng Linh mà ra trường là cô Liên mừng lắm! 

- Dạ, sao vậy hả Thầy?

- Hai thằng mày ăn rồi toàn chọc cô chứ có chịu học đâu!

Quả thật, cái ngày mà một lớp chỉ có tầm năm chục người, giáo viên quan tâm đến từng người một đã qua đi được nửa năm rồi chứ không ít.

Bất chợt làm cho người ta cảm giác nhớ nhung không tả.

Ngày 20

- 11 năm nay không khác gì các năm trước nếu không có hai chữ “họp lớp” và rượu vang.

- Mỗi đứa uống với Thầy một ly?

- Dạ.

- ThằngHải ngơ tròn mắt ngạc nhiên, vì trước giờ Thầy tôi rất hay cảnh báo về hình phạt dành cho học sinh uống bia rượu và hút thuốc lá.

- Mấy đứa lớn rồi, với lại sợ Thầy phạt à.

Mỗi đứa chúng tôi chuyền tay nhau uống với Thầy một ly rượu vang rồi mới được phép ra về.

Quả thật những lúc như thế này, chúng tôi mới thấm được tình cảm của những người Thầy dành cho học sinh mình là như thế nào.

Dù chúng tôi đã kết thúc quãng đời học sinh, dù chúng tôi có lớn như thế nào đi chăng nữa, chúng tôi luôn nhận được những kinh nghiệm sống, những lời khuyên của Thầy, như những thời chúng tôi chăm chú nghe giảng vậy.

Có bay cao, bay xa đi chăng nữa, chúng tôi vẫn mãi là học trò của những người Thầy, người Cô đáng kính.

Trưa nắng, những đứa bạn cùng lớp dần chia tay nhau trở về nhà.

Xóm nhà lá của chúngtôi nào có chịu bỏ qua cơ hội gặp mặt nhau gần như đông đủ, lên kế hoạch đichơi.

- Đi hát kara đi! 

- Thôi hát hoài không chán mày?

- Thằng Phong mập tự ti vì giọng hát của nó.

- Thế làm cái gì?

- Đi cà phê đi! 

- Mới sáng cà phê xong, giữa trưa cà phê nữa, hâm.

Bàn bạc chán chê, chúng tôi cuối cùng cũng chọn được địa điểm.

Lịch kịch chia nhóm ra mua nước ngọt, ly nhựa, đá và bánh trái, cả bọn nhắm ngọn đồi gần trường mà phóng tới.

Đường lên đồi, cây phi lao phủ mát hai bên,những cơn gió khẽ thổi qua xào xạc.

Giai điệu tuyệt vời này hoàn toàn không có ở những thành phố nơi nhà cửa san sát và cao ngút nối liền nhau.

- Nè.

- Sao cơ?

- Tôi không dám quay lại, vẫn nhìn đường đi.

- Nhớ hồi xưa lúc mới lên đây nhỉ?

- À, ừ.

lúc đó vui thật! 

- Vui thật không đấy?

- Thật chứ có ai nói xạo bao giờ đâu.

Dung ngồi sau tôi, lần này khung cảnh có vẻ nên thơ hơn nên cô nàng khe khẽ hát.

Vẫn cái giai điệu quen thuộc của bài Đêm thấy ta là thác đổ.

Hình như mỗi khi cạnh tôi, Dung đều thích thú với giai điệuc ủa bài hát này thì phải.

- Vẫn tệ như ngày xưa nhỉ?

- Tôi đá chống xe khi đến bãi đá nay tán cây đã mọc che mát một khoảng rộng.

- Xí, vậy mà hồi xưa ai suốt miệng khen hay! 

- Lúc đó phải có tí lừa dối chứ!

- Tôi cười, và giơ hai tay nhún vai.

Dung chưa kịp nhéo ngang hông tôi như ngày xưa thì bất chợt tin nhắn tới.

“Nè,c ậu phải vào sớm để còn tập trung đội đó”.

“Cảm ơn nhé, tớ biết rồi! ”.

“Khôngc ần cảm ơn, mang quà sinh nhật với quà quê vào cho tớ là được rồi”.

“Hên xui nhé! ”.

Khẽ cười vì cái kiểu nhõng nhẽo đòi quà này chẳng khác gì Dung lúc xưa.

Tính ra hai cô nàng này, với người ngoài thì lạnh băng, mà cứ hễ thân thích một xíu thì mới hiểu được.

Thỉnh thoảng nhõng nhẽo khiến tôi buồn cười.

- Này, cái gì nhìn tui mà cười! 

- Không, nhìn mặt cứ cứng như khúc gỗ thì cười! 

- Chứ không phải nhắn tin với em nào ở đại học hả?

- Ghen hả?

- Xí, không thèm!

Dung nhíu mày, giơ cái mũi cao lên, tôi chỉ có nước phì cười mà xoa đầu cô bạn.

Lỉnh kỉnh xách đồ lên chỗ tập trung, chúng tôi tổ chức một buổi liên hoan nhỏ.

Có điều, khi thằng Vũ và thằng Bình không có mặt, đồng nghĩa với việc chẳng có tiếng sáo hay tiếng đàn.

Chúng tôi chỉ đem những câu chuyện trên giảng đường ra mà kể cho nhau nghe.

Đến lượt tôi kể, chưa kịp mở lời, Dung đã chọc ghẹo:

- Nãy Tín mới nhắn tin cho người yêu ở đại học đó!

Bọn bạn nghe tin thì nhảy ngược lên, thằng Kiên điềm tĩnh:

- Có phải con bé hôm tao với thằng Hưởng thấy ở Kí túc xá không?

- Nó dựng chuyện.

- Bé nào?

- Tôi hỏi lại.

- Bé mặc áo hồng ấy?

- Áo hồng là bữa khác, bữa đó áo xanh!

- Tôi khoan thai cắn cái rộp miếng táo giòn,đỉnh đạc giọng.

Nói chung đời sinh viên qua hai tháng cũng chẳng có gì mới mẻ với tôi, cho nên tôi trở thành kẻ có cuộc sống chán nhất.

Chủ yếu là những câu chuyện về hành trình cưa cẩm một cô gái nào đó của mấy thằng bạn vẫn là hấp dẫn hơn cả.

Nói chuyện sinh viên chán chê, chúng tôi lại bắt đầu trở về ôn lại chuyện thời còn mài đũng quần trên ghế nhà trường.

Những kỉ niệm về những lần giở tài liệu, những lần quậy phá ghi tên lên sổ đầu bài, mà những thằng như chúng tôi luôn dẫn đầu.

- Mà này, sao hai chúng mày.

- Thằng Tuấn Anh chỉ tay về Dung và tôi.

- Saol à sao.

- Chia tay!

- Nó tỉnh bơ như việc mà nó nói tới chẳng khác nào chuyện bình thường cả.

Dung với tôi đồng thời đỏ mặt.

Tụi bạn cũng chống cằm, sẵn sàng ngồi nghe lí do.

Cả hai đứa tôi nhìn nhau bối rối.

- À, tại hồi đó, Dung xinh quá nên tao cảm thấy theo không nổi nữa!

- Tôi đành phải mởlời.

- Thế giờ xấu bớt rồi đó, mày theo lại đi!

- Thằng Tuấn Anh lại bắt lý, chẳng hiểu mấy tháng ở trường đại học Luật, nó học được cái gì nữa ngoài cái lý luận bắt bẻ ra.

Lần này Dung phải ra tay chữ cháy cho tôi.

- Lần này tại Dung xấu quá nên không dám nhận lời đó!

- Dung phối hợp với tôi cực kì ăn ý.

Bọn bạn chán nản ồ hết cả lên.

Còn tôi với Dung lại nhìn nhau.

Cả hai đứa tôi đều hiểu, cảm xúc đặc biệt chỉ một lần tồn tại, có thể sau này có thể phát sinh lại cảm xúc đó thì không ai biết, nhưng chắc chắn không phải bây giờ.

Tôi chỉ ở nhà được hai ngày, chủ yếu là ăn ngủ, cà phê, thưởng thức không khí trong lành, và được sống trong sự chăm sóc của gia đình, rồi cũng tất bật xách ba lo vào ngược lại trường.

Ngày Mẹ tôi chở ra bến xe, gương mặt bà thoáng buồn.

Tôi khẽ nắm tay Mẹ trước lúc lên xe, khoé mắt cay cay.

Chuyến xe bắt đầu lăn bánh, những bóng cây đen ngòm hai bên đường dạt dần về sau.

Tôi thiếp đi lúc nào không hay, qua giấc ngủ, tôi lại rời xa nơi yên tĩnh yêu thương, đến nơi ồn ào, xô bồ náo nhiệt.

Từ bến xe bus, tôi mệt nhoài vác theo ba

- lo và lỉnh kỉnh những quà mà Mẹ tôi bắt phải mang theo.

Lết vào kí túc xá, đi một đoạn đường dài nữa về tới phòng, tôi mở cửa phòng đi vào.

Hôm nay có mỗi thằngTuấn không có tiết là đang nằm dài, ngủ như mê mệt ở phòng.

- Dậy mày!

- Tôi đá đít nó.

- Dậy mày, ra ăn sáng với tao!

- Tôi gia tăng thêm lực, liên tục đá nó.

- Tới lúc nào mậy?

- Mới, dậy lẹ đi, đánh răng rửa mặt ra ăn sáng với tao.

Thằng bạn ra căn

- tin ăn sáng với cái bộ mặt không thể ngái ngủ hơn.

Nó vẫn chửi tôic ái vụ trốn về không báo cho ai một tiếng.

Cũng may là quà mang theo đủ làm nó dịu đi chút ít.

- Bữa đó sao mày?

- Tôi đưa mấy sợi mì xào lên nhai ngấu nghiến.

- Thì ăn uống, rồi đi ăn trái cây dĩa ở kí túc xá A7, sau đó đường ai nấy về! 

- Vậy hả, vui ha!

- Tôi làm ra bộ tiếc rẻ.

- Vui gì, thiếu mày mà! 

- Ừm,tại tao phải về nhà mà!

- Tôi hối nó ăn nhanh, rồi lỉnh kỉnh mang theo mấy chai nước ngọt về phòng.

Ngang qua phòng đối diện, Thương cũng đang ở phòng.

Hôm nay lớp tôi không có tiết học, mà cô nàng vẫn chăm chỉ ngồi học bài.

Một lỏn tóc buông xuống che một bên gương mặt, trông thật dịu dàng và cuốn hút.

Khung cảnh ấy được khung cửa sổ đóng khung, làm nên một bức tranh cực đẹp.

- Ê, gọi Thương qua mày?

- Thằng Tuấn vỗ vai tôi.

- Làm gì?

- Thì chia quà mày chứ gì?

Kí túc xá nơi tôi ở, có nội quy là nam nữ sinh viên không được qua phòng nhau.

Tức là không được đặt chân vào phòng, chứ không ai cấm đặt chân lên hiên.

Tôi với thằng Tuấn vác theo chai nước ngọt, hộp bánh, ngồi trước hiên phòng của Thương.

- Quà quê nè!

- Tôi xẵng giọng gọi lớn, Thương ngoái ra nhìn.

- Chờ Thương chút!

Cô nàng cũng tự nhiên ngồi xuống, chẳng khác gì tôi với thằng Tuấn là bạn bè thân thích từ lâu rồi vậy.

Ba đứa chúng tôi ngồi ở hiên, mặc cho ánh nắng sớm chiếu vào người, vui vẻ nói chuyện.

- Mà bao giờ đá giải vậy Thương?

- Đầu tháng mười hai đó! 

- Mày tham gia không Tuấn?

- Tôi quay sang thằng Tuấn đang bóc bánh ngồi ăn.

Bụng nó dường như không có đáy hay sao ấy.

- Có, tao đăng kí rồi!

Câu chuyện về banh bóng sẽ dài hơn nếu bà chị bảo vệ dáng hung tợn không cắt ngang.

- Ai cho qua phòng nữ đây?

- Em có qua đâu!

- Tôi thản nhiên lấy cái bánh bóc ra ăn, vì không có thiện cảm với bà chị này lắm nên tôi thường chống đối ra mặt.

- Thế đang làm gì đây?

- Em ngồi ở hiên kí túc xá, không có vào phòng!

- Tôi lại nhún vai.

- Không được qua đây! 

- Vậy chị chỉ cho em cái nội quy nào cấm ngồi ở hiên phòng nữ đi nào.

- Tôi cười đắc chí, còn lạ gì hai mươi điều nội quy kí túc xá được dán ở mỗi phòng cơ chứ.

Bà chị bảo vệ đuối lí, đi thẳng, không quên hăm doạ mách với bác quản lí.

Tôi hừ mũi thách thức.

Cười gì vậy Thương?

- Lì chứ sao, sợ chết đi được! 

- Ồi, cái bà đó, không thích!

- Tôi nhìn theo bà chị bảo vệ nhún vai.

Ba chúng tôi ngồi tiếp tục câu chuyện, về trường, về khoa, về những bài học của các môn.

Chúng tôi chung trường nên hầu như môn cơ sở nào học ít nhiều cũng giống nhau.

Bàn luận về những bài giảng của giảng viên này, so với giảng viên khác.

Kể cả những thông tin chiến tích dũng sĩ diệt sinh viên của từng người, những chiến tích được mấy anh chị khoá trên kể.

Mãi đến khi ánh nắng mặt trời chói chang, tôi với thằng Tuấn mới đứng dậy về phòng.

- Nè?

- Gì cơ?

- Quà sinh nhật của Thương?

- Đó kìa.

- Tôi chỉ vào cái vỏ hộp bánh nằm trong sọt rác.

- Đó là quà quê, không phải quà sinh nhật.

- Không có quà sinh nhật đâu! 

- Ế.

ăn gian!

Tôi quay lại lấy tay kẹp cổ thằng bạn đi về phòng, mặc cho thằng Tuấn ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-tieng-guitar-trong-ky-tuc-xa-ngay-ky-uc-song-lai-229540.html