Từ Chiến Trường Khốc Liệt - Trận đánh đầu tiên - Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Tác giả : Chưa rõ
Chương 4 : Từ Chiến Trường Khốc Liệt - Trận đánh đầu tiên

    Tôi thức dậy sáng sớm ngày 29-8-1962, để viết tin về diễn biến trận đánh đầu tiên của mình.

Chiếc sơ mi đẫm mồ hôi khi tôi bò ra khỏi chiếc màn chống muỗi mắc trên chiếc võng quân sự.

Tôi vốc nước lên mặt từ chiếc bình chứa treo trên cột lều và xếp hàng ăn sáng theo chế độ quân sự.

Tôi ăn cùng “Rathrun’s Ridge Runner”, đội trực thăng 163 của Quân đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ được cử tới Sóc Trăng, một thị xã nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đại tá Robert L.

Rathbun, cựu phi công trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và Hàn Quốc đã cho tôi một lều ngủ qua đêm.

Dọc đường băng là những chiếc trực thăng H34 xếp thành hàng ngang, cái tên “Marine” được sơn màu trắng ở phần đuôi.

Các đội ngồi cạnh chiếc máy bay trong bộ đồng phục rằn ri và mũ kaki mềm tiện lợi.

Tôi quan sát những hàng lính Việt Nam nhốn nháo của Sư đoàn Bộ binh 21 tập trung bên cạnh máy bay.

Hầu hết đội mũ kim loại và đồng phục kaki cotton nhẹ.

Họ được trang bị súng tiểu liên, Garand M1s, ống bơm mỡ và đủ các loại vũ khí cũ hơn mà tôi cũng phân biệt được.

Họ nói chuyện liên mồm với nhau trong bộ dạng không lo lắng mặc dù biết rằng sắp bị ném vào trận đánh.

Những người lính cười toe toét khi thấy tôi đến, làm tôi cảm thấy mình lạc lõng.

Tôi đội chiếc mũ của người Australia, vành khâu đính lược một bên, chiếc quần mầu nâu xám tôi đã mua ở Sài Gòn, áo sơ mi cộc tay bằng vải kaki và đôi giầy chiến trường bằng da mới.

Ba lô của tôi gồm những vật dụng mà Browne ghi chú trong cuốn sách giới thiệu ngoại trừ súng lục, vì tôi nghi ngờ mình có thể sử dụng được dù trường hợp tồi tệ nhất xảy ra.

Để giết thời gian, tôi đọc mục “Những lời khuyên trong chiến tranh du kích” trong sách giới thiệu của Brown.

“Khi ở trong trận chiến , bạn nên hành động như một người lính, làm mọi điều để sống sót và không bị thương.

Cố gắng trong tình trạng sức khỏe tốt để hành quân hoặc chạy ở khoảng cách an toàn.

Về mặt nào đó bạn sẽ an toàn nếu làm được điều này.

Bạn nên biết bơi vì các kênh rạch và mương rạch đều ngập quá đầu.

Nếu nghe thấy tiếng súng không phải từ phía mình thì đừng đứng dậy mà hãy nhìn xung quanh xem nó đến từ hướng nào, tiếng súng thứ hai có thể hướng tới bạn.

nằm sấp xuống đất và chỉ di chuyển bằng phần bụng.

Tìm nơi che chắn và di chuyển về phía đó.

Khi đi cùng đoàn không nên đi gần người đi đầu đội hình hàng dọc hoặc người đi đầu đội hình.

Lính chuyên nghiệp được trả lương để làm điều này.

Không nên đứng hoặc đi cạnh người mang radio hoặc nhân viên cứu thương vì họ là mục tiêu hàng đầu của kẻ thù.

Hãy bám sát người chỉ huy vì họ luôn ở vị trí an toàn nhất.

Bạn sẽ học được nhiều điều ở người chỉ huy hơn bất kỳ ai”.

“Mục đích chính làm tin về trận chiến là lấy được thông tin và hình ảnh về chứ không phải đóng vai trò một người lính.

Khi đi qua lãnh địa của kẻ thù hãy chú ý bước chân.

Chông gai, mìn, hố ngụy trang và bẫy mìn ở khắp nơi.

Hãy bước chính xác theo người lính đi trước bạn vì nếu anh ta không bị nổ tung thì bạn cũng không.

Nếu bạn mắc kẹt ở hàng rào súng cối hoặc trong trận tấn công không quân về phía bạn thì nơi tốt nhất là ở dưới hào.

Những cái hố không tốt hơn điều gì cả.

Hầu hết lều của người Việt Nam đều có hầm bên trong là nơi trú ngụ rất tốt.

Nếu bạn đi bằng chiếc xe bọc sắt M113 thì đừng ngó đầu ra khỏi cửa khi xe trong vùng bắn phá.

Chỉ có người bắn súng làm vậy vì đó là nhiệm vụ của anh ta.

“Đừng nhặt cờ Việt Cộng hay các đồ vật khác ở các đống cỏ, cành cây hay các cột.

Chúng thường là bẫy lựu đạn.

Đừng bao giờ là người đầu tiên bước vào lều.

Hãy cẩn thận với trâu nước.

Khi chúng bị kích động sẽ cuồng loạn và có thể gây sát thương.

Lực lượng lính Việt Nam Cộng hòa bị tổn thất nhiều vì trâu nước.

Đừng bị đánh lạc hướng bởi những đứa trẻ đùa chơi trên lưng trâu.

Trẻ em và trâu là bạn với nhau”.

Tôi rất vui thú với những hướng dẫn của Brown.

Chẳng điều gì đề cập đến lòng dũng cảm, điều quan trọng là sống sót và mang tin tức trở về.

Tôi quan sát cánh quạt bắt đầu quay và lính thiết giáp người Việt bắt đầu nhảy lên.

Tới lượt tôi, tôi đi cùng với một sỹ quan tuyên úy.

Ông ta đội mũ sắt sơn hình thánh giá màu trắng phía trước, bộ đồng phục kaki có hình thánh giá khâu ở cổ áo và ông ta mang theo súng ngắn 12 li.

Ông ta nói “Đừng nghĩ rằng tôi sẽ sử dụng nó nếu không bắt buộc phải làm vậy”.

Theo quy định, trang bị vũ khí cá nhân thường là bất hợp pháp đối với các cố vấn Mỹ tại Việt Nam, tôi nghĩ cần đặt câu hỏi về những người đàn ông của chúa vào bất cứ thời điểm nào.

“Đôi khi Việt Cộng không bắn chúng ta vì họ biết chúng ta chỉ buộc phải bắn trả lại.

Tôi chỉ đang giúp chúa canh chừng chúng ta!”.

Truyện 'Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ' Cánh quạt thổi tung lớp bụi ở đường băng đầy cát ngạt thở, tôi đóng cửa vào khoang của những người lính Việt nam đang cầm vũ khí.

Tôi sẽ không đi theo họ ở mặt đất mà sẽ tiến theo bộ chỉ huy sâu hơn vào vùng đầm lấy ở cà Mau.

Vị sỹ quan tuyên úy tự thu xếp một chỗ cạnh cửa sổ, đẩy cò bang súng và ngắm súng một cách chuyên nghiệp.

Tôi lắng nghe cuộc sống bay qua khi trực thăng uốn lượn và nghiêng mình gia nhập đội hình nới rộng cùng hàng tá chiếc khác khi cách mặt đất khoảng một nghìn thước.

Tiếng rú chói tai và liên hồi của chiếc Sikorsky-34 làm cho mọi suy nghĩ tắt ngấm.

Mal đã quên đề cấp tới tai nghe trong danh sách những vật cần có của anh ta.

Tôi nhìn qua cửa mở nơi ba người lính Việt Nam ngồi đung đưa chân như ngồi bên bờ suối.

Tôi cảm nhận thấy những ruộng lúa bên dưới lần lượt nhường chỗ cho những khoảng đất ngập cây đước đánh dấu vùng bán đầm lầy.

Truyện 'Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ' Chúng tôi đáp xuống một khoảng đất khô nhỏ trong vùng hạ cánh chiến trường, làm nhào lộn cả ruột gan và đẩy máu dữ dội làm tim tôi nhói đau.

Ba chiếc trực thăng trên mặt đất đang thả lính, những chiếc khác đang lượn vòng quanh chờ tới lượt.

Máy bay của chúng tôi bay cách đó vài thước trên mặt đất.

Lính đổ ra vào các bụi cỏ bạt gió, một số nhảy xuống đứng vững bằng chân, một số cắm mặt hoặc mông xuống đất.

Sau đó chúng tôi lại cất cánh bay trên những rừng đước và cây hoang cằn cỗi.

Chúng tôi bay qua bãi đất trống khác có kênh hẹp bao quanh.

Tôi ngộp thở.

Cách hai trăm thước phía dưới là nhóm người mặc áo đen đi chân trần đang vận chuyển vũ khí, trốn chạy vào các bụi cây hoặc nhảy xuống nước ở kênh.

Chúng tôi làm náo loạn một trung đội Việt Cộng.

Tôi liếc nhìn tay sỹ quan tuyên úy, ông ta vẫn đang ngắm mục tiêu qua bang súng lục, nhưng không bắn và chúng tôi nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực đó tới gần điểm đến của tôi, Cà Mau.

Đó là trung tâm quân sự tỉnh An Xuyên, một ngôi làng nhỏ có tường bao cát, hàng rào thép gai và vọng gác bao quanh.

Bên trong dinh chỉ huy, tôi được Đại tá Phạm Văn Đông, Tổng Tham mưu Quân đoàn III của Quân đội Cộng hòa chào đón.

Đó là tay đại tá nhã nhặn, là sợi dây liên lạc duy nhất của chúng tôi ở Sài Gòn với chỉ huy quân sự tối cao phía Việt Nam Cộng hòa, tổ chức thường tiếp giới báo chí một cách miễn cưỡng.

Ông ta đón tiếp chúng tôi bằng những ly trà xanh, hai hoặc ba lần một tuần cung cấp những thông tin hạn chế hoặc một ít con số thống kê.

Chiến dịch hiện tại đã được hai tuần và là chiến dịch lớn nhất từ trước đây trong vùng chỉ huy của ông ta và ông ta lấy tư cách cá nhân mời chúng tôi tới.

Browne đã ở đó vài ngày trước đấy.

Chiến dịch này có tên “Đại bình định”.

Theo Đại tá Đông, khoảng bốn nghìn lính thiết giáp Việt Nam tham gia vào chiến dịch này.

Dù gì thì đây là cơ hội hiếm có được chứng kiến một trận đánh thực sự và rất nhiều phóng viên khác cũng đi theo hành trình vất vả này.

Một trong số họ là Michel Renard, tay báo ảnh tự do to cao bgười Bỉ có thái độ hung hăng và cũng lang thang trong văn phòng của AP.

Hắn đang mặc bộ quân phục rằn ri vấy bùn, có vỏ để dao rất to treo ở thắt lưng và tay cầm một đống hộp phim mà hắn mang về Sài Gòn chiều hôm đó.

Renard đi cùng lính Việt Nam vì hắn nói tiếng Pháp và thường đùa cợt ra lệnh họ như một sỹ quan quân sự thực dân.

Renard là nguồn gốc của những khôn ngoan bất ngờ về chiến tranh và thường giải khuây cho chúng tôi bằng những câu chuyện mạo hiểm gần đây như cuộc viễn chinh vài ngày trước đó cùng với một đại đội biệt kích người Việt.

Mục tiêu là ngôi làng tranh ngập nước vùng đầm lầy được cho là nơi trú ẩn của Việt Cộng.

Khi lính biệt kích lội qua đầm lầy họ gọi trực thăng hỗ trợ bắn phá ngôi làng.

Renard nói rằng anh ta nhìn thấy một bé gái khóc hoảng loạn trong đống dổ nát, trong khi hai tay đang bịt lỗ tai.

Cô bé chạy về phía đê cuối làng, gào gọi “Cha! Cha”.

Một người đàn ông bước ra khỏi bụi cỏ cao, một tay cầm súng trường chĩa về những người lính, tay còn lại níu lấy bé gái.

Nhưng một loạt súng đã hạ gục ông ta.

“Tôi đã ghi lại tất cả trong cuộn phim này, Ap chắc phải trả khá cho vụ này”, Renard kêu lên.

Peter Kalischer của CBS cũng ở Cà Mau, không ngừng giục giã Đại tá Đông cung cấp phương tiện cho chúng tôi ra mặt trận.

Người quay phim của ông ta đang sử dụng chiếc máy quay to và nặng hiệu Oricon cùng thiết bị phụ để dễ mang ra chiến trường hơn.

Cuối cùng Đại tá Đông cũng bố trí đưa chúng tôi đi cùng Đại đội trực thăng vận 57 của quân đội Mỹ vận chuyển lính vào trận đánh.

Chiếc trực thăng H36s đáp xuống đường băng bụi nhỏ.

Những chiếc trực thăng to nhất trong bản kê quân sự đang vút khỏi mặt đất trong tiếng gầm gào của cánh quạt.

Tôi bò lên sau hàng tá lính thiết giáp Việt Nam, chen qua lối cửa hẹp và cố gắng giúp tay camera với một đống đồ nặng lên boong.

Chiếc trực thăng nhảy lên giống như con trâu đực khi nó vào vị trí cất cánh, tròng trành về phía trước để lấy đà vút lên đường chân trời.

Trong khoảng vài phút chúng tôi bắt đầu hạ xuống.

Lần này tôi đi ra ngoài cùng lính chiến để tận mắt chứng kiến cuộc chiến.

Lính thiết giáp người Việt nhảy xuống trước, băng qua vài thước chạy tới đám cỏ phía dưới, họ dốc sức đối mặt gió tạt từ cánh quạt khi di chuyển về phía rừng thưa.

Sau đó tới nhóm phóng viên của CBS và đến lượt tôi.

Tôi cảm thấy bùn rỉ chân mình khi chạm mặt đất.

Kalischer thét lên “đường này' khi anh ta chạy lên phía trước bám theo lưng người lính, nhưng tay quay phim cùng đống thiết bị nặng đã bước phải hố nước và bị nhấn chìm tới tận nách.

Hai người lính phải tới cứu anh ta.

Tôi thấy vui vì sự tác nghiệp nghề báo viết của mình khi được đi cùng nhóm chỉ huy và bỏ xa những đồng nghiệp truyền hình cồng kềnh ở phía sau.

Không có lối thoát ở vùng đầm lầy sâu trũng.

Bùn ngập tới đầu gối ở khu rừng thưa, giờ đã lấp đến bụng khi chúng tôi bơi qua rừng đước trên đường tới mục tiêu đầu tiên, một ngôi làng nằm ở phía trước một dặm.

Khi chúng tôi luồn vào khu rừng tre nhỏ rậm rạp, mọi thứ còn tồi tệ hơn và mỗi đơn vị được phép nghỉ một trăm thước một lần.

Lính thở bì bõm trong nước trong vài phút còn tôi thì quá đỗi mất sức.

Truyện 'Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) ' Cuối buổi chiều chúng tôi đã tới ven làng, cuối cùng cũng được đi bộ qua những khu vườn đang trong mùa vụ, sau đó là những hào sâu có cắm cọc tre vót nhọn.

Không có sự phản kích nào cả khi đội quân tiến vào, nhưng thật ngạc nhiên vì có nhiều biểu ngữ bằng vải màu trắng với khẩu hiệu sơn màu đỏ bằng tiếng Việt bắc qua những ngôi nhà mái lá, kêu gọi tấn công chính quyền và kháng chiến chống Mỹ.

Bên trong là những tờ rơi tuyên truyền của cộng sản và bức hình nhà lãnh đạo Hồ Chí Minh treo trên tường khung kết bằng hoa.

Chúng tôi chỉ phát hiện có một người dân ở đây là một ông già đàn trốn trong hố và được phép thả tự do.

Cộng đồng ở đây là bức tranh minh chứng cho việc mở rộng tấn công của Việt Cộng.

Được chỉ đạo tiến hành tàn phá toàn bộ những thôn đã được kiên cố, những người lính thực hiện nhiệm vụ một cách nhiệt tình, tay cầm dao đi lùng soát một cách thành thạo.

Chúng tôi bỏ lại những đống lửa phía sau lưng trong buổi hoàng hôn, tìm nơi cắm trại cho buổi tối.

Đơn vị chỉ huy quyết định dựng trại trên một bãi đất khô gần con sông nhỏ, và vừa lúc ổn định vào chập tối thì tôi đã hứng chịu trận bắn phá đầu tiên trong đời mình.

Một tay bắn tỉa mở màn vào đội chỉ huy, đạn bay rào rào vào những bụi cây quanh chúng tôi.

Màn đáp trả chói tai của toàn bộ đơn vị phản công trở lại.

Khi bị một tay Việt Cộng bắn tỉa bám sát, người chỉ huy ra hiệu cho một trực thăng chiến đấu dạy cho anh ta một bài học:

hai chiếc T-28 ném bom oanh tạc và thả bom nê pan dọc bờ sông gần đó suốt một tiếng đồng hồ, khuôn mặt chúng tôi héo úa, để lại khoảng không đen ngòm đầy khói.

Tôi nghĩ chẳng thứ gì có thể sống sót.

Vào 4h30 sáng, sau một đêm ẩm ướt và không được nghỉ ngơi gói gọn trong một tấm ni lông, tôi bị một tay bắn tỉa đánh thức khi tiếp tục bắn phá nơi cắm trại của chúng tôi.

Những người lính của Việt Nam Cộng hòa cũng quá mệt mỏi để đáp trả.

Chúng tôi lại tiếp tục lên đường vào bình minh.

Không có dấu hiệu các cuộc tấn công du kích nhưng có vô số kiến lửa cách nhau vài centimét trên cây và bụi trên chặng đường chúng tôi hành quân.

Kiến rơi, bò vào quần áo, rúc sâu trong người, cắn cổ, ngực.

Đội hình hàng dọc thường xuyên dừng lại khi những người lính nhờ nhau loại bỏ những con vật đáng ghét đó.

Cuối buổi chiều tôi đã đủ thấm mệt.

Một chiếc trực thăng hải quân viện trợ đến mang theo pin cho thiết bị bộ đàm và tôi xin đi nhờ trở ra vì đã kiệt sức, người lấm đầy bùn và đói.

Tôi học được rất nhiều thử thách trực tiếp đầu tiên với chiến tranh Việt Nam.

Tôi thấy cuốn sách hướng dẫn của Mal thật vô giá.

Tôi cũng nhận thấy dù bộ quần áo tôi mặc khác lạ hay tôi không có chút kinh nghiệm nào, thì những người lính Việt Nam trong chiến trường và những cố vấn Mỹ đều rất thân thiện và luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Tôi nhận ra những tóm tắt sơ sài tại các tổng hành dinh không thấm tháp gì so với những thực tế trong chiến trường.

Tôi không bị kích động bởi những hành động giơí hạn đã nhìn thấy.

Tôi chỉ cảm thấy xa vời những điều đó khi quan sát.

Không giống như những người lính, tôi có thể rời bỏ bất kỳ lúc nào muốn.

Đó là bài học đầu tiên khi lâm trận

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-tu-chien-truong-khoc-liet-tran-danh-dau-tien-144619.html