Tựa Như Ánh Mặt Trời - Chương 2 - Tựa Như Ánh Mặt Trời

Tựa Như Ánh Mặt Trời

Tác giả : Chưa rõ
Chương 2 : Tựa Như Ánh Mặt Trời - Chương 2

Tôi mở mắt ra, đôi mắt bị cận mờ mờ, đầu vẫn hơi choáng.

Ồ, vẫn chưa bị làm sao.

Tôi cố gắng ngồi dậy nhìn xung quanh, nhận ra mình đang ở trong một căn phòng xinh đẹp khá sạch sẽ và gọn gàng.

Chủ nhân hình như là một cô gái vì khắp nơi đều là một màu hồng phấn, bàn ghế, giường và gối đều màu hồng.

Trên tường trang trí bằng những khung ảnh, trên kệ sách đầy tiểu thuyết có những con gấu bông to sụ.

Tôi định bước xuống giường, nhưng vẫn hơi chóng mặt.

Khi sắp té xuống sàn mới cảm nhận có một người chạy lại đỡ, kéo lên giường.

Khi đôi mắt bị cận đeo lại cặp kính dày, tôi mới nhìn rõ người con gái ngồi bên.

Đó là Anh Thư, cô bạn tôi quen ngày trước.

Anh Thư là con gái của một bác sĩ trưởng khoa thần kinh có tiếng trên thành phố S.

Là một tiểu thư xinh đẹp, dịu dàng, con nhà giàu nhưng không hề kiêu ngạo.

Từ nhỏ đã có tính tự lập, khá hòa đồng nên chẳng mấy chốc chúng tôi trở thành bạn tốt của nhau.

Kỳ nghỉ hè, Anh Thư thường cùng mẹ xuống đây để thăm ông bà và trải nghiệm cuộc sống nơi thôn dã.

Cô rất thích viết tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết tình cảm, đã từng có hai đầu sách được xuất bản.

Cô từng tâm sự với tôi, ước mơ được trở thành nhà văn nhưng ba cô lại không đồng ý, ông muốn cô làm bác sĩ.

Kỳ thi Đại học vừa rồi, cô đậu á khoa với số điểm cao ở một trường Đại học lớn.

Điều này khiến tôi vừa khâm phục lại vừa ghen tỵ.

Bất giác, nhìn lại mình không khỏi xấu hổ, thẹn thùng.

Theo lời kể của Anh Thư, tôi mới biết cô ấy với mẹ mới xuống đây, tình cờ thấy tôi bị ngất cùng vali và balo ở hộp điện thoại công cộng, gần trạm xe dừng, nên cố gắng đưa tôi về nhà.

Bụng tôi sôi lên khe khẽ, sau khi thay quần áo, mẹ Anh Thư đã mang một tô cháo trứng lớn rất thơm, còn muốn tự tay đút cho tôi.

Nhìn thấy thái độ sững sờ của một kẻ từ bé đến lớn không có mẹ ở bên, bà cười hiền hậu, giọng nhẹ nhàng.

“Con đang bệnh, để dì đút cho.

Khổ thân, sao lại bỏ nhà mà đi thế này?

” Tôi lại muốn khóc, mắt đã cay xè rồi nhưng vẫn cố giữ thái độ bình tĩnh.

Sau khi nằm yên ăn hết tô cháo lẫn uống nước gừng nóng, tôi mới từ từ kể lại chuyện của mình.

Khi nghe hoàn cảnh của tôi bà đã rơi nước mắt, nắm tay tôi nghẹn ngào.

Hoàn cảnh của tôi có thể khiến bất kỳ ai thương hại, nhưng lại không khiến tôi động lòng một chút nào.

Có lẽ vì tôi đã biết trước kết cục này, tâm lý đã chuẩn bị, vali và balo đã chuẩn bị, ý định rời nhà đi cũng đã chuẩn bị chỉ là không ngờ lại thành ra thế này.

Tôi có thể trở về không, không biết nữa nhưng nếu trở về gặp lại người dì suốt ngày chỉ muốn tống khứ mình đi, gặp lại người dượng thú tính không dưới một lần muốn chiếm đoạt mình, thì tôi thà trở thành một kẻ đầu đường xó chợ.

Tối hôm đó ngủ cùng Anh Thư, không hiểu sao tôi lặng lẽ ngồi dậy lau nước mắt.

Tô cháo ban nãy giống như tô cháo hành trong tác phẩm của Nam Cao, muốn ăn rồi lại muốn ăn nữa giống như thèm khát sự quan tâm, sự yêu thương.

Tôi không có mẹ, lại chưa từng được mẹ nấu cháo cho ăn, càng nghĩ lại càng bật khóc nức nở.

Anh Thư ngồi dậy, lặng lẽ ôm tôi.

Đó là người con gái nhạy cảm, cô ấy không hỏi gì nhưng hiểu hết, biết hết.

Cô ấy khóc cùng tôi, tiếng nức nở của cả hai khi bật ra như thủy triều không thể kìm nén được nữa.

Đôi khi người ta không cần lời thương hại hay sự đồng cảm vô nghĩa mà là sự chia sẻ.

Giống như bây giờ, nỗi đau của tôi được chia sẻ âm thầm nhưng khiến cho tôi vơi bớt biết bao nỗi tủi hờn.

Tôi ôm lấy cô ấy, lau nước mắt cho cô ấy.

Trong lòng tôi, sau Hoàng Tùng, Anh Thư là người tôi yêu quý, yêu quý nhất, là người bạn tốt nhất trên đời này của Lam Vi.

Khi mẹ Anh Thư ngỏ lời muốn nhận tôi làm con gái nuôi, khoảng khắc đó trong lòng tôi dâng lên biết bao cảm xúc.

Cảm giác hạnh phúc, sung sướng, tủi thân, sợ hãi nghẹn lại ở cổ không thể phát ra thành lời, chỉ có thể đáp lại bằng hơi cửa miệng ấp úng.

Tôi sợ mình đang mơ, đang nằm mơ, tôi lo khi thức dậy giấc mơ ấy sẽ biến mất hay vỡ tan như bong bóng xà phòng.

Tôi hít một hơi sâu, bà ấy vẫn nhìn tôi chờ đợi.

Bấm mạnh vào ngón tay, đau, vậy là không phải mơ rồi… Tim tôi run lên sung sướng vì từ nay sẽ được bà ấy nấu cháo cho ăn, và được gọi bà là mẹ.

Mẹ Anh Thư nắm chặt tay tôi hơn.

“Đồng ý nghen con, dì muốn con với Anh Thư cho có chị có em, vì nó chỉ có một mình buồn lắm.

Được không con?

” Nước mắt tôi trào ra, Anh Thư lại chạy đến ôm lấy tôi.

Sao giờ tôi lại dễ khóc thế này, ngày trước dì dượng đánh đập bao nhiêu tôi vẫn không thèm khóc vậy mà giờ đây cứ khóc hoài, khóc mãi.

“Mẹ!” Tiếng tôi gọi như xé cả ruột gan, tôi muốn gọi từ ấy hàng trăm, hàng ngàn lần trong lòng rồi nên bây giờ cất lên vừa khó chịu, vừa khó thở.

Tôi muốn gọi nữa, nhưng đồng thời lại nhận ra mình không đủ sức lực để gọi tiếp.

“Ừ.

Từ nay cứ gọi dì là mẹ…” Bà ôm tôi vào lòng, rất lâu rồi, tôi mới cảm nhận được sự ấm áp của tình mẫu tử.

Bà ấy thật thơm.

Tôi nhớ lại, mẹ tôi ngày trước cũng thơm như vậy.

Nỗi đau sâu thẳm trong tim được vá lại mặc dù không hết nhưng cũng khiến cho nó bớt rỉ máu.

Từ nay, tôi có thể gọi một người là mẹ.

Trưa hôm đó, cha Anh Thư gọi điện cho tôi, giống như mẹ nuôi, ông cũng vô cùng xúc động khi nghe tôi gọi “Ba!”, hơi thở của ông phả vào điện thoại, như một nụ cười hiền từ, ông nhắc đi nhắc lại “Con ngoan… đừng khóc nữa.

Vậy là tôi đã có gia đình.

Một gia đình không hoàn chỉnh nhưng dù sao nó cũng bù đắp cho tôi một phần nào.

Tôi vô cùng biết ơn Anh Thư và ba mẹ nuôi, họ là ân nhân cứu mạng tôi, là những người thân yêu của tôi.

Vậy là tôi đã có gia đình.

Tôi muốn chạy đi hét lớn với mọi người, từ nay tôi không còn là đứa trẻ mồ côi nữa.

Tôi còn muốn chạy lên đứng ở một nơi thật cao, lấy hết sức mà hét to:

Tôi đã có cha mẹ rồi! Bữa tối, mẹ nuôi lại nấu cho tôi món cháo trứng thơm phức.

Tôi vui vẻ ăn hết tô này đến tô khác, bụng no căng vẫn muốn ăn nữa, ăn để bù lại những ngày tháng thiếu thốn trước kia.

Sau này, khi tôi đã có con, mỗi lần nhìn nó ăn cháo ngon lành, tôi lại nhớ lại khoảng khắc này mà mỉm cười, tự hứa với lòng sẽ không bao giờ bỏ rơi con, không bao giờ để nó giống như tôi dù chỉ một lần.

Nhìn khuôn mặt mình in sâu vào gương trong nhà vệ sinh, với đôi mắt sưng to lên, đôi má đỏ hồng, tôi cố gắng điều chỉnh lại hơi thở của mình.

Tôi không có gì sai cả.

Tôi làm như vậy vì tôi buộc phải làm như vậy.

Tối hôm qua, thực ra tôi đã suy nghĩ rất nhiều.

Tôi cần phải đến thành phố S gặp lại Hoàng Tùng, tôi muốn đi thi lại Đại học, trở thành bác sĩ, và còn một điều nữa, tôi muốn sống cuộc sống đầy đủ như Anh Thư, không còn những trận mắng nhiếc như cơm bữa, không còn những ngày tháng lo từng miếng ăn, miếng mặc, không còn ngày tháng lao đầu vừa học vừa làm, cất giấu tiền tiết kiệm chôn dưới đất,… Tôi còn phải tìm lại cha mẹ ruột của mình nữa.

Cơ hội trước mắt, tôi không thể không buông tay mà buông tay tôi sẽ về đâu?

Suy nghĩ như vậy, tôi đã bật khóc, cố tình bật khóc để Anh Thư nghe thấy.

Xin lỗi người bạn tốt nhất của tôi… Sáng hôm sau, chúng tôi thu dọn hành lý lên thành phố, bởi vì tôi muốn rời xa nơi này càng sớm càng tốt, ký ức bất hạnh nên bỏ lại sau lưng càng xa càng tốt, tôi không muốn nhớ lại nữa.

Tạm biệt Hoàng Giang, em hãy sống cho tốt, rồi một ngày chị sẽ trở về thăm em.

Nếu có thể chị còn muốn giúp em chữa bệnh, hãy ráng chờ chị! Quay đầu lại lần cuối… Tuổi thơ của tôi, con đường của tôi, ngôi trường của tôi, căn nhà chứa củi, cái sân phơi, bé mèo Sữa của tôi,.

Tạm biệt tất cả! Cả quãng đường ngồi trên xe, mắt tôi vẫn dán chặt vào quang cảnh ở bên ngoài.

Trong lòng không thấy vui cũng không thấy buồn, thay vào đó là cảm giác yên tĩnh lạ thường.

Có đôi lúc Anh Thư quay sang hỏi mấy câu, tôi cũng chỉ ậm ừ, tay vẫn chống cằm, nghiêng đầu, mắt thẫn thờ nhìn ra ngoài ô cửa xe.

Nhìn về phía trước… Từng khung cảnh hiện ra nhanh chóng cũng lướt đi nhanh chóng giống như đoạn phim ký ức vụt qua đầu.

Chỗ ban nãy xe vừa chạy qua chính là đầu ngõ đi vào nhà tôi, không phải, nên gọi là nhà dì dượng mới đúng.

Bức tường bên ngoài của nhà hàng xóm, vẫn còn in dấu bàn tay của tôi trên đó, trông xa xa mờ mờ nhưng tôi vẫn thấy rất rõ, rất rõ ràng, đó là đoạn ký ức kinh hoàng tôi không thể nào quên được.

Lúc đó tôi lên bảy tuổi, vẫn chưa được đến trường, buổi sáng phải theo dì ra đồng làm việc.

Sức vóc tôi nhỏ nhưng công việc lại không hề nhỏ chút nào.

Làm đến nỗi thở dốc bằng tai, chân như muốn nứt ra làm ba bốn mảnh, cho đến khi mười đầu ngón tay không còn cảm giác.

Tuy vậy, vẫn không được nghỉ ngơi, vừa dứt việc này dì lại sai tôi qua làm việc khác.

Ban đầu, tôi cứ tưởng nếu cố gắng làm hết mọi việc thật nhanh thì sẽ không bị mắng nữa, nhưng sau này càng làm càng nhận thêm những câu mắng nhiếc, chửi rủa mà mỗi ngày mức độ càng cao hơn.

Tôi nuốt thầm nước mắt vào bụng, không dám khóc vì chỉ cần thấy tôi đưa tay lên lau má, bà ta sẽ lại càng nổi giận, càng tức điên, vớ được đòn gánh hay khúc củi gần đó, rồi đánh mạnh vào mông, vào bắp chân của tôi.

Vừa đánh vừa la hét, vừa mắng mỏ.

Nếu nhìn thấy tôi khóc òa lên, miệng mếu máo bà ta sẽ càng điên tiết hơn, đánh dữ dội hơn:

“Có im đi không, đồ thứ con rơi mất dạy, thứ con rơi vô dụng, không biết làm gì hết…!” Còn nếu thấy tôi cắn môi không chịu nói gì bà sẽ lại mắng:

“Đồ hư hỏng, đồ lì lợm ban nãy mạnh mồm lắm mà sao bây giờ lại câm như hến thế hả?

” Một đứa trẻ mới lớn bao giờ cũng cần có sỉ diện, có mặt mũi cho dù nó còn rất bé hay chưa biết suy nghĩ nhiều thứ.

Bị la mắng ngay giữa đông người điều đó khiến cho đứa trẻ lại càng cảm thấy bị tổn thương, bị xúc phạm nặng nề dẫn đến tâm lý sợ hãi, trầm cảm, chạy trốn.

Nếu trốn tránh không được, nó có thể phát điên.

Và hôm đó tôi đã phát điên thực sự.

Đôi mắt mở trừng trừng nhìn người đàn bà độc ác trước mặt, nước mắt cứ rơi xuống, từng giọt lớn ướt đẫm cả cổ, ướt đẫm cả áo.

Không hiểu sao lúc đó tôi lại có đủ sức mạnh, đủ dũng khí để xông lại đánh trả.

Tôi chồm lấy một que củi lớn ở gần, rồi lao vào như một con mãnh thú khát máu.

Điên cuồng, dữ dội.

Cho đến khi tai không còn nghe thấy, mắt đã tối sầm lại, ngất lịm đi.

Không còn cảm giác.

Lúc thức dậy, trời đã tối mịt.

Mắt hé mở, thấy một khoảng đen mù, tôi ôm lấy trán, đầu đau như búa bổ.

Tôi rán nuốt nước miếng, cố sức ho khan vài cái, nhưng miệng khô đắng, cảm giác cổ như bị cào xé, khó chịu vô cùng.

Toàn thân tê cứng từ bao giờ, chân không thể cử động, không còn lấy một cảm giác, ngoài đau là đau.

Lúc bấy giờ, tôi giống như một kẻ đã mất gần nữa cái mạng, cầu mong thần chết đến thật nhanh để giải thoát.

Tôi mệt mỏi lắm rồi, tôi muốn được ra đi, muốn được chết.

Thở hắc ra một hơi, đồng thời bụng lại kêu to lên dữ dội… cồn cào… xót quá.

Bỗng có một bàn tay nâng đầu tôi lên, rồi nhanh chóng đưa cận miệng một chén nước mát.

Như dòng suối ngọt chảy vào khu rừng khô cằn… sau mấy lần ho sặc sụa, tôi mới tỉnh lại hoàn toàn, mắt đã mở to một chút, nhận ra người ngồi bên là Hoàng Tùng.

Ánh trăng bên ngoài, yếu ớt buông nhẹ lên cái bóng gầy gầy, tịch mịch.

Khuôn mặt anh nửa chìm trong bóng tối, nửa ở ngoài sáng.

Đôi mắt buồn nhìn tôi, xen lẫn lo lắng, đau đớn, vui mừng.

Rồi anh nhẹ nhàng đỡ tôi ngồi dậy, vuốt lại tóc cho tôi, chỉnh lại cổ áo cẩn thận.

Lúc này tôi mới biết mình đang ở trong khu miếu nhỏ – nơi bí mật của tôi và Hoàng Tùng, cảm thấy có chút an tâm phần nào.

Khi cơ thể đã cử động được, sức lực cũng đã hồi phục một phần, tôi đưa mắt nhìn anh rồi.

vùi đầu sâu vào ngực anh, bắt đầu òa lên khóc nức nở.

Nỗi ấm ức dâng lên nghẹn lại.

Vết thương nơi bắp chân như hàng trăm mũi kim đồng thời châm sâu vào, không chịu dứt ra.

Tôi dựa vào bờ ngực gầy gầy, nhỏ bé nhưng ấm áp ấy cứ khóc hoài, khóc mãi cho đến khi lại kiệt sức, mệt mỏi, mới thiếp dần đi.

Mơ hồ thấy có một bàn tay lau khô khóe mi, sau đó xoa nhẹ lưng tôi, vỗ vỗ chầm chậm, còn có một vòng tay khác ôm lấy bờ vai tôi.

Anh vẫn chìm trong im lặng, tiếng thờ dài khe khẽ.

Cả đêm anh không nói tiếng nào, ngồi đó vững chãi tựa như một nơi yên bình cho tôi dựa vào.

Sáng hôm sau, chúng tôi quyết định trở về.

Hai đứa trẻ bụng đói, mặt hốc hác nắm tay nhau im lặng trên cả quãng đường dài.

Rất nhiều lần tôi níu tay anh lại, mắt đỏ hoe, lắc đầu, giậm chân không chịu bước tiếp.

Tôi sợ quay trở lại gặp dì, tôi sợ bị mắng, sợ bị đánh đòn, sợ.

đó là cái cảm giác bất an vô cùng.

Hoàng Tùng mím môi, càng nắm chặt tay tôi hơn.

Giọng anh vang lên trầm, hơi khan nhưng kiên quyết, chắc nịt.

“Không sao đâu, anh sẽ bảo vệ em!” “Anh sẽ bảo vệ em thật chứ?

” “Chắc chắn mà!” “Dì… dì không đánh em nữa đúng không anh?

” Có một tiếng thở dài, anh cúi xuống nhìn nhìn phía dưới chân, một lúc lâu mới ngẩn lên hé môi cười với tôi:

“Nếu mẹ đánh đòn, anh sẽ chịu thay em.

” “Anh hứa đi!” Tôi vẫn không an tâm, lắc lắc tay Hoàng Tùng.

Anh nhìn sâu vào đôi mắt tôi, gật đầu chầm chậm.

“Anh hứa!” Tôi không khóc nữa, lau nhẹ một bên má, hất hất lọn tóc mai, rồi nhẻm miệng cười:

“Vậy, chúng ta cùng về.

” Hoàng Tùng nhìn tôi khẽ gật đầu.

Rất lâu sau này khi hồi tưởng lại, tôi phải công nhận nụ cười in sâu vào mắt anh năm đó là nụ cười đẹp nhất, ngây thơ nhất, trong sáng nhất mà sau này dù cố gắng mấy, tôi cũng không thể có được.

Giống như ngọn đèn trước khi tắt hẳn sẽ bùng cháy lên sáng rực như để đánh dấu một hồi ức đẹp cuối cùng của nó.

Sương sớm mờ mờ len lỏi, trăng ở phía trên đầu còn tỏa ánh sáng yếu ớt, tiết trời vẫn lạnh, gió vẫn lạnh.

Tuy nhiên chúng không thể làm nguội bớt cơn giận dữ của một người đàn bà độc ác.

Trở về nhà lần đó, chính là nỗi kinh hoàng ám ảnh đến tận xương tủy, đến tận sau này, mỗi lần nhớ lại tôi đều cảm thấy sợ hãi, quằn quại, tim thắt chặt, phổi thắt chặt, lòng co rút, thở không nổi.

Chúng tôi trở về đã thấy dì đứng sẵn ngay trước cửa nhà, đôi mắt đỏ ngầu, từng tia máu in hằn đáng sợ đang nhìn chằm chằm vào hai đứa như muốn ăn tươi nuốt sống.

Lại nhìn thấy cái nắm tay của chúng tôi, bà ta càng điên tiết, đôi mắt như muốn cấu xé tôi ra hàng trăm mảnh.

Tôi không dám thở mạnh, cũng không dám đi tiếp, đứng lại bất động như một pho đá, tim đập dữ dội, trên trán ướt đẫm mồ hôi, tay cũng ướt đẫm mồ hôi.

Và rồi… Kể từ giây phút đó, tôi không dám nhớ lại.

Ý thức tôi không còn tồn tại, giống như đã chết rồi.

Bên tai tôi, tiếng người đàn bà ấy vang lên “Hồ ly tinh! Hồ ly linh!”.

Sau đó, tay tôi bị đánh đau điếng, chơi với giữa không trung.

Anh Tùng?

Anh Tùng?

Anh ở đâu?

Em không thấy anh đâu hết.

Anh nói bảo vệ em mà… Anh ở đâu?

Anh Tùng?

Có tiếng ai đó gọi tôi, gọi tên tôi như xé cả ruột gan, xé cả không khí ở phía sau lưng.

“Lam Vi… Lam Viii… Lam Viiiii.

” Tôi bị lôi ra ngoài đầu con hẻm, nơi có đông người, rất đông người.

Nơi đó, nơi đó… có người đàn bà độc ác như một con dã thú đang lồng lộn lên cào cấu, xé nát bộ quần áo trên người của một đứa trẻ con đang gào khóc, giãy dụa.

Nơi đó, nơi đó… trước mặt bao nhiêu người đứa trẻ giống như một kẻ tội đồ bị đưa ra trước bàn dân xử trảm.

Không ai dám can ngăn, không ai chạy tới giúp đỡ, họ chỉ trỏ, họ đứng lại xem, thấy hết, họ thấy hết rồi… không có một ai giúp tôi, kể cả Hoàng Tùng.

Tôi nằm dưới đất, ngước đôi mắt lên phía trên… Không thấy gì ngoài những dấu bàn tay đập mạnh trên thành tường, đập đến bật máu… đó là dấu vết tôi đã chống cự, đã cố gắng níu kéo, đã đớn đau, đã tuyệt vọng.

Vi, Vi ơi, cậu sao vậy?

Vi ơi?

” Có tiếng ai đó gọi, gọi rất khẩn cấp, rất lo lắng.

Tôi từ từ mở mắt ra, môi vẫn cắn chặt, tay ôm bụng.

Đau.

Đau quá.

Anh Thư lấy khăn lau mồ hôi trên trán cho tôi, khuôn mặt cô ấy lộ hẳn vẻ lo lắng.

Mẹ dừng xe lại, đỡ tôi ra ngoài ngồi nghỉ.

Dưới gốc cây me già, cảm thấy đỡ ngột ngạt hơn, tôi ngả gục lên vai Anh Thư thở dốc, không nói được tiếng nào.

Mẹ ngồi bên, bình tĩnh sờ trán rồi đến hai bàn tay, sau đó vén một bên tóc lòa xòa cho tôi.

“Chắc con đi không quen nên bị say xe rồi.

Thôi ngồi đây nghỉ một tí, uống thuốc rồi đi tiếp.

” Tôi rất mệt, vẫn không thể mở miệng trả lời.

Hai bàn tay được ai đó ủ ấm, tôi lim dim đôi mắt.

Ba viên thuốc đắng ngắt được cho vào miệng, rồi nước.

Ngay sau đó, tôi ho sặc sụa, ho rất nhiều, ho như muốn nôn tất cả ra ngoài, ho một hồi, rất lâu.

Đầu óc như quay cuồng, xung quanh quay cuồng, mọi vật quay cuồng, chân tay bủn rủn như không còn thuộc về mình nữa.

“Bà ơi…” *** Đó là một buổi trưa nắng gay gắt.

Con đường đất nóng như một cái chảo rang, chân đi dép vẫn còn cảm thấy bỏng rộp.

Cỏ cây bên đường từ bao giờ đều đồng loạt chuyển sang màu xanh héo, ủ rủ, mệt mỏi, chán chường.

Mấy con cua nhỏ xíu từ dưới ao cũng phải lật đật ngóc đầu chạy lên, chui ngay vào lùm cây để tránh nóng.

Mọi vật như thiêu, như đốt.

Nóng như thiêu, như đốt.

Không một ai dám ló mặt ra đường.

Ấy vậy mà trên con đường vắng ấy, có một cái bóng nhỏ, gầy gầy vừa chạy, vừa khóc.

Nó đã chạy rất lâu rồi, cả cổ họng khát khô, môi như muốn nứt toát ra, chân đã gần như chảy máu.

Toàn thân con bé nóng đỏ như một con tôm luộc, đầu để trần, tóc dính bết lại, mồ hôi trên trán vừa chảy ra lại bị bốc hơi nhanh chóng.

Nó cứ chạy, cứ chạy cho đến lúc kiệt sức, ngã gục xuống.

Vết thương trên đầu gối rách toạc ra to rộng thêm, những dấu roi in hằn lên bắp chân, bắp tay vẫn còn dính máu, thu hút lũ ruồi nhặn bâu quanh.

Nó gắng gượng đứng lên, cắn môi.

Chạy tiếp.

Phải chạy xa hơn nữa.

Nó muốn chạy trốn thoát khỏi địa ngục.

Cái địa ngục dày vò nó, hành hạ nó, đánh đập nó, la mắng nó, vùi dập nó, chà đạp nó.

Con bé chạy vào gốc cây me lớn, dưới tán cây, nó ngã gục, nằm úp xuống, không thể mở mắt ra cũng không thể thở dốc.

Trong thâm tâm nó kêu gào:

“Mẹ, mẹ ơi con đau quá.

Sao mẹ không đến tìm con hả mẹ?

Sao mẹ lại bỏ rơi con?

Mẹ ơi, con đau quá… Mẹ tìm thấy con đi, mẹ mau đến tìm thấy con đi.

Hoàng Tùng, Hoàng Tùng em đau quá.

Cứu em…” Cả người nó dính đầy đất bẩn, ruồi nhặn bâu quanh không ngừng kêu to bên những vết thương bầm dập, máu đã đóng khô thành cục.

Có một bóng người bước gần đến, nó cố gắng mở miệng:

“Cứu… cứu…”.

Bóng hình đứng im lặng, ngược sáng, mặt không thấy rõ.

Nhưng, người đó rất hôi, cả người bốc mùi hôi khiến cho lũ ruồi nhặn cũng theo đó mà bám đầy.

Bàn tay bẩn đen đầy cấu đất, đưa vào miệng nó miếng nước đắng ngắt.

Nó uống, nhắm mắt uống gần hết chai nước.

Khi con người khát cháy đến cả cổ họng, khát đến rát buốt đau đớn, họ có thể uống cả nước tiểu của chính mình, giống như nó bây giờ, nước gì nó cũng uống, dù hôi, dù đắng nó vẫn uống.

Nó ngủ một giấc dài no say, rồi dụi mắt tỉnh lại.

Bỗng giật thót mình.

Trước mắt nó là một khuôn mặt già nua, đen đúa, đất bẩn bám lên cả má và trán.

Người đàn bà ngước xuống nhìn nó, miệng móm mém nhe lợi cười.

Đó là bà Điên, nó nhận ra người đàn bà thường vác mấy cái bao lượm rác rách bươm hay đi ngang qua nhà mỗi ngày.

Người đàn bà sống bằng nghề lượm rác.

Giống như bao đứa trẻ khác, nó đều rất sợ bà Điên.

Người lớn thường hay dọa con nít, nếu chúng hư, không nghe lời thì sẽ cho bà Điên bắt bỏ vào bao rồi đem bán đi, bán đi xa không cho quay về nhà nữa.

Nó không tin những lời đồn đại đó, tuy nhiên nó vẫn sợ… Nó nhận ra mình đang gác đầu lên gối người đàn bà ấy, vội vàng ngồi dậy.

Trên người đầy vết thương, khiến nó đau buốt, lui cui bò chậm chạp, lùi lùi ra xa một khoảng.

“Con đói chưa?

” “…” Bà Điên cất giọng khàn khàn, nó vẫn còn sợ, lại lùi dần ra xa hơn một chút nữa.

Bà ấy nhìn nó, đôi mắt đục buồn buồn, nhưng vẫn cố nở nụ cười.

“Con đói chưa?

” Nó vẫn không dám trả lời, bụng đói nhưng… nó sợ bà hơn.

Bà Điên không hỏi nữa, lại im lặng, nhìn chằm chằm vào cái bụng nhỏ xíu của nó, sau đó lôi trong cái bao nhỏ nhất hai miếng bánh mì thơm phức chìa ra.

“Con ăn đi.

Con đói, bụng con bị lép rồi.

” Nó rờ rờ phía dưới.

Mùi bánh mì thơm phức dâng lên, kích thích cái bụng kêu ồm ộp.

Đói, đói quá, mặc kệ, mặc kệ bà Điên, nó chạy lại hai tay đỡ lấy, miệng lí nhí.

“Con xin…” Bà nhìn nó ăn ngấu nghiến, lại cười móm mém, lâu lâu đưa tay lên vuốt tóc nó.

“Ăn từ từ thôi con…” “Dạ…” Nó cắn gần hết miếng bánh thứ hai, sực nhớ ra điều gì lại ngước mặt lên.

“Bà ơi, sao bà không ăn?

” Bà lại cười, cười rất tươi, hở cả lợi.

“Bà không đói.

Cháu ăn đi.

” Nó ngẩn người.

Đó là lần đầu tiên có người nói dịu dàng với nó sau Hoàng Tùng.

Nó không ăn nữa, trả lại miếng bánh ấy rồi lắc lắc đầu.

“Con no rồi, bà ăn đi.

” Lần này bà cười to hơn, tiếng cười vang.

Bà xoa xoa đầu nó, rồi… ôm mặt khóc.

Bà cứ vừa cười, vừa khóc như vậy khiến nó bất giác sợ hãi, trong đầu hiện lên ý nghĩ “Bà ta lên cơn điên rồi!” Nó muốn chạy đi, nó sợ bà ấy sẽ làm gì.

Nhưng.

lại ngập ngừng không muốn rời.

“Bà ơi, bà đừng khóc nữa.

” Nó đưa tay vuốt tóc bà, tóc bạc trắng hết.

Nó cầm tay bà rồi lại đưa bàn tay nhỏ xíu lên đôi mắt già nua in hằn vết chân chim.

Bà không khóc nữa, không cười nữa.

Đoạn, bà kéo tay nó lên, đưa sát gần lên đôi mắt mờ đục, ngắm nghía một hồi lâu.

Nó run run “Có khi nào, bà tính… cắn không?

” “Sao con lại bị vầy, ai đánh con ra nông nỗi vầy?

” “…” “Chân nữa, sao máu không vầy nè?

Ai mà ác dữ vậy?

Sao con không nói cho bà biết?

” “Bà.

Bà ơiiii…” Con bé òa khóc lên nức nở, nấc nghẹn không ra tiếng.

Khuôn mặt đẫm đầy nước mắt tủi thân.

Bà ôm đầu nó, vùi sâu vào lòng vỗ về an ủi.

“Cháu ngoan của bà, đừng khóc nữa…” Bà vỗ vỗ lên vai nó một chập rồi bắt đầu cất giọng:

“À ơi… Gió đưa cây cải về trời ~ Rau răm ở lại… chịu lời đắng cay… Cái cò mà đi ăn đêm… đậu phải cành mềm… lộn cổ xuống ao…” Nó chợt im lặng, không khóc nữa.

Đã bao lâu rồi, nó chưa được nghe những lời ngọt ngào ấy?

Đã bao lâu rồi, chưa có người hát à ơi ru cho nó ngủ?

Đã bao lâu rồi… Đã lâu rồi… Nó lại gối đầu trên đùi bà, thiu thiu ngủ, khuôn mặt tròn tròn, chiếc miệng hồng khẽ cười trong giấc ngủ.

Nó mơ thấy mẹ nó.

Mẹ rất thơm, mẹ còn có bàn tay rất đẹp, bàn tay trái đeo một chiếc chuỗi vòng màu nâu, trên đó nó những hạt gỗ rất tròn.

Mẹ còn hát rất hay, giọng mẹ ngọt ngào.

Mẹ ôm trọn nó vào lòng, vỗ vỗ khe khẽ lên lưng nó, hát à ơi… Nó chợt nhận ra, nó rất nhớ mẹ.

Nhớ mẹ vô cùng.

*** Nó sống với bà Điên ở gốc cây me hai ngày.

Hai ngày đó, nó thường theo bà đi lượm rác, đi bắt cua, đi mò ốc.

Hai ngày đó, không hề có lời mắng nhiếc, không hề có đòn roi mà chỉ có nụ cười, có ấm áp, có tình người, có bình yên.

Hoàng Tùng đi tìm, thấy nó vui vẻ như vậy, cũng không nỡ khuyên nó trở về.

Đúng là nó rất vui, rất hạnh phúc, đó là quãng thời gian đẹp nhất của một con bé bất hạnh.

*** Tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày dài đằng đẵng, trên đó chồng chéo in hằn là những nỗi đau.

Có một nhà phê bình từng nói rằng:

Con người sẽ không biết đến hạnh phúc nếu chưa từng trải qua hạnh phúc.

Con người sẽ không biết đến nỗi đau nếu chưa từng trải qua hạnh phúc.

” Lúc ban đầu, tôi chỉ có hiểu mỗi vế trước, nhưng sau này trải qua những buổi chiều dài lê thê, ngồi tư lự bên những gốc cây cổ thụ lớn, ngẫm nghĩ lại tôi mới hiểu ra một chút ý nghĩa vế sau.

Năm bảy tuổi, lần đầu tiên, tôi biết nếm trải nỗi đau của sự chia li, nỗi đau của sự vĩnh biệt.

Sự mất mát cho đến tận bây giờ, mỗi khi nhớ lại tôi vẫn quặn lòng, đau đớn.

Buổi sáng ngày thứ ba, tôi đã thức dậy rồi nhưng bà vẫn chưa chịu dậy.

Bà nằm sát bên cạnh, tay vẫn ôm chặt tôi nhưng… lạnh ngắt.

Tôi lay lay gọi bà rất lâu, gọi khan cả cổ đến tận trưa nhưng bà vẫn không tỉnh dậy.

Hai tay bà lạnh, người bà cũng lạnh.

Tôi lôi bà ra ngoài nắng nóng, ánh nắng như thiêu như đốt chiếu thẳng vào hai người.

Mặt tôi đã đổ mồ hôi ròng ròng nhưng mặt bà vẫn tái mét, không hề cử động.

Rất lâu, rất lâu… bà vẫn không chịu thức dậy.

Mặc kệ tôi lay gọi, mặc kệ những người xung quanh, bà vẫn nằm yên đó, mắt nhắm nghiền.

Tôi đưa nước vào miệng bà, đưa bánh mì bỏ vào miệng bà, nhưng bà vẫn không chịu động đậy.

Tại sao bà không chịu thức dậy?

Đến gần chiều, Hoàng Tùng đã thấy tôi gần như một kẻ mất trí, cứ ngồi bên cạnh bà, lay rồi gọi, gọi rồi lay.

Anh bảo bà ấy chết rồi, nhưng tôi không tin, tối qua bà vẫn còn cười với tôi thì chết làm sao được.

Tối hôm qua bà vẫn còn ôm tôi ngủ rất ngon, vẫn xoa đầu, hát ru cho tôi thì chết làm sao được, đúng không?

Đúng không?

Làm sao bà chết được?

Bà hư quá, bà cứ ngủ không chịu dậy… Hoàng Tùng, anh gọi thử xem, sao bà ấy cứ ngủ mà không chịu dậy?

Sao vậy hả anh?

Sao vậy?

Vì sao vậy?

Mặc kệ lời Hoàng Tùng, mặc kệ những người xung quanh, tôi cứ hỏi bà “Vì sao?

Vì sao?

Vì sao… vì sao, bà lại bỏ rơi con mà đi?

” Tôi vùi đầu vào thân bà lạnh ngắt, gào lên thật to.

Thèm lắm tiếng ru ngọt ngào, thèm lắm bàn tay gầy guộc, chai sạn dính đầy bùn đất ấy vồ về lên lưng, thèm lắm tình thương của bà… *** Bà của tôi, bà đã ra đi vào một buổi sáng đẹp trời.

Đôi mắt nhắm nghiền, miệng vẫn còn nụ cười móm mém, khuôn mặt đẹp lão, hiền từ như một bà tiên.

Bà ra đi rất thanh thản, rất yên bình.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-tua-nhu-anh-mat-troi-chuong-2-234762.html