Tâm sự hôm nay

4 bước đơn giản giúp kiểm tra độ chai pin của iPhone

Chỉ với một vài bước bạn đã có thể biết chiếc iPhone của mình đã trải qua bao nhiêu chu trình sạc pin.
Đối với không ít người dùng với "hầu bao" không quá rủng rỉnh, tìm đến thị trường smartphone đã qua sử dụng là một cách hay để có cơ hội được trải nghiệm các thiết bị mà mình yêu thích. Tuy nhiên, khi chọn điện thoại cũ, có rất nhiều vấn đề mà bạn cần kiểm tra để đảm bảo thiết bị mà mình sắp mua đáng với những đồng tiền mà mình bỏ ra nhất và độ chai của pin rõ ràng là một yếu tố quan trọng.

Rất may, đối với iPhone, bạn có thể áp dụng thủ thuật đơn giản chỉ vài bước dưới đây để có thể kiểm tra xem pin trong thiết bị đã được sạc bao nhiêu lần.

Hãy vào www.icopybot.com và chọn tab Download. Tại đây, hãy tải về phiên bản chương trình iBackupBot sao cho phù hợp với hệ điều hành mà bạn đang sử dụng (Windows hoặc Mac).

Kết nối iPhone vào máy tính thông qua cáp nối USB, đồng thời khởi động iBackupBot và click vào tên thiết bị của bạn.

: Chọn tab Information.

Lúc này, tại hộp thoại xổ ra, bạn sẽ thấy số chu trình sạc mà thiết bị của mình đã trải qua ở ô CycleCount.

Theo Phonearena, đối với pin Li-Ion, cứ sau khoảng từ 300 đến 500 chu trình sạc, dung lượng viên pin sẽ giảm xuống còn 80%. Lưu ý rằng, chu trình sạc không phải là số lần sạc. Giả sử bạn có một chiếc smartphone với thời lượng pin 100%, sau một ngày bạn sử dụng hết 75% và bạn cắm sạc đầy trở lại. Sau đó bạn tiếp tục dùng thêm 25% dung lượng pin thì lúc này mới được coi là thiết bị của bạn vừa trải qua một chu trình sạc.

Chúc các bạn thành công!

(Tham khảo: Phonearena)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-4-buoc-don-gian-giup-kiem-tra-do-chai-pin-cua-iphone-14955.html)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Tôi muốn chụp CT ổ bụng để kiểm tra tụy ở trường Đại học Y Hà Nội. (Phạm Thị Vĩnh - Nam Định)
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Cho tôi hỏi là kiểm tra chức năng gan có tốn nhiều thời gian không? Chi phí khoảng bao nhiêu? Kính mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. Xin chân thành cảm ơn. (Huỳnh Ngọc Thanh - Cần Thơ)
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).