Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

5 bài Thuốc trị viêm da dầu bằng thảo dược tự nhiên

Linh động áp dụng các bài Thuốc trị viêm da dầu bằng thảo dược với việc sử dụng Thuốc đặc hiệu sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh.

các bài Thuốc trị viêm da dầu bằng thảo dược thiên nhiên được nhiều người bệnh lựa chọn vì độ an toàn cao và dễ thực hiện. linh động áp dụng giữa các bài Thuốc này với việc sử dụng Thuốc đặc hiệu sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh.

5 Bài Thuốc trị viêm da dầu bằng thảo dược dễ thực hiện

Viêm da dầu là một dạng viêm da khá phổ biến, bệnh hình thành do tuyến bã nhờn (cơ quan sản xuất dầu) bị rối loạn. bệnh lý này có xu hướng xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành.

Viêm da dầu là tình trạng khá lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. tuy nhiên sự tăng tiết quá mức của tuyến bã nhờn khiến da đỏ và ngứa ngáy dữ dội.

Bên cạnh việc sử dụng Thuốc chống viêm và kháng nấm, bạn có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên xung quanh nhà để làm sạch da, giúp thông thoáng lỗ chân lông và cải thiện triệu chứng của bệnh.

1. Bài Thuốc từ lá bạc hà giúp giảm viêm da dầu

Theo y học cổ truyền, lá bạc hà có vị cay, tính mát, có tác dụng chữa các chứng ung nhọt và sưng viêm ở da. với tính cay, the mát, thảo dược này còn có khả năng giảm ngứa và làm thông thoáng các tuyến bã nhờn.

Bên cạnh, dược lý hiện đại cũng nghiên cứu thấy bạc hà có khả năng kháng khuẩn và sát khuẩn mạnh. Sử dụng lá bạc hà lên các vùng da bị viêm nhiễm sẽ hạn chế hoạt động của khuẩn gây bệnh, đồng thời ngăn chặn tình trạng lây lan.

Chuẩn bị:

    1 nắm lá bạc hà

Thực hiện:

    Đem rửa 1 nắm lá bạc hà

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá bạc hà tươi giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Tuy nhiên cách này có thể gây xót và rát ở những người có làn da nhạy cảm.

2. Cây sài đất làm giảm viêm da dầu

Sài đất còn được gọi là húng trám, được sử dụng làm thực phẩm và làm dược liệu. theo y học cổ truyền, sài đất có vị chua, ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm và tiêu độc. thảo dược này thường được sử dụng để trị các bệnh viêm nhiễm và lở loét ngoài da.

Để làm giảm cơn ngứa của bệnh viêm da dầu và các dạng viêm da mãn tính khác, bạn có thể áp dụng bài Thuốc từ cây sài đất và các thảo dược như lá khế, kinh giới,…

Chuẩn bị:

    30g kim ngân hoa

Thực hiện:

    Đem các thảo dược rửa sạch rồi cho vào nồi đun với lượng nước phù hợp

3. Nha đam trị viêm da dầu

Nha đam đặc trưng bởi tính mát, tác dụng thanh nhiệt và giải độc do có chứa nhiều nước và vitamin. bên cạnh đó, nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy thảo dược này có khả năng diệt nấm và kháng khuẩn tự nhiên.

Một trong những nguyên nhân khiến tuyến bã nhờn bị rối loạn là do vi nấm bùng phát. vì vậy khi sử dụng nha đam, tình trạng viêm da dầu sẽ được kiểm soát và ít có khả năng lây lan. hơn nữa, nha đam còn chứa các enzyme có khả năng tẩy tế bào chế nhẹ giúp loại bỏ các vảy trắng do quá trình tăng tiết bã nhờn.

Áp dụng nha đam lên vùng da tổn thương có tác dụng làm dịu, cải thiện ngứa và dưỡng ẩm tốt. Thực hiện đều đặn không chỉ hạn chế triệu chứng của bệnh mà còn tăng khả năng phục hồi da.

Chuẩn bị:

    1 nhánh nha đam tươi

Thực hiện:

    Rửa sạch nhánh nha đam, sau đó gọt bỏ phần bỏ

Cần chú ý loại bỏ hoàn toàn mủ của cây nha đam. Nếu mủ không được làm sạch, da có thể bị kích ứng và bỏng rát khi áp dụng cách chữa này.

4. Cải thiện viêm da dầu với cây ngải dại

Ngải dại là loại thực vật mọc hoang, chủ yếu phân bố ở các tỉnh miền Bắc. Ngải dại có tác dụng tiêu viêm, kháng nấm và ức chế vi khuẩn mạnh nên thường được sử dụng để chữa trị mẩn ngứa, viêm nhiễm và lở loét trên da.

Bài Thuốc chữa viêm da dầu bằng cây ngải dại có cách thực hiện đơn giản và khá an toàn nên có thể áp dụng cho trẻ nhỏ.

Chuẩn bị:

    50g ngải dại

Thực hiện:

    Đem rửa sạch ngải dại và đun sôi với khoảng 1 lít nước

Nếu viêm da dầu xuất hiện ở đầu, có thể dùng nước ngải dại gội đầu thay cho dầu gội thông thường.

5. Rau má giảm triệu chứng bệnh viêm da dầu

Rau má còn có tên là lôi công thảo hoặc tích tuyết thảo. thảo dược này được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn và chữa trị các vấn đề sức khỏe thường gặp.

Rau má có tính hàn, tác dụng hạ sốt, giải độc và giảm đau. Ngoài ra các báo cáo khoa học cũng cho thấy, rau má có khả năng hỗ trợ làm lành vết thương.

Thảo dược này thường được giã nát và đắp lên vùng da bị chàm, mẩn ngứa và dị ứng để làm dịu và cải thiện triệu chứng. ngoài ra, rau má cũng được sử dụng trị viêm da dầu vì có khả năng điều tiết dầu và làm dịu da hiệu quả.

Chuẩn bị:

    1 nắm rau má

Thực hiện:

    Rửa sạch rau má và để ráo

Nên sử dụng lượng muối vừa phải, tránh dùng quá nhiều gây rát và đau ở vùng da bị tổn thương.

Cần lưu ý gì khi dùng bài Thuốc trị viêm da dầu bằng thảo dược

Các bài Thuốc từ thảo dược thiên nhiên có độ an toàn cao và không gây kích ứng nếu sử dụng trong thời gian dài. tuy nhiên nếu áp dụng sai cách hoặc phụ thuộc vào những bài Thuốc này, tình trạng tổn thương trên da có thể chuyển biến xấu.

Vì vậy khi áp dụng những bài Thuốc này, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

    Sử dụng Thuốc kháng nấm và chống viêm trong thời gian dài có thể tăng vi nấm không nhạy cảm và làm mỏng da. Tuy nhiên đây vẫn là những loại Thuốc đặc hiệu trong điều trị viêm da dầu. Vì vậy cần phối hợp giữa việc sử dụng Thuốc với các thảo dược thiên nhiên. Lạm dụng hoặc phụ thuộc 1 trong 2 cách chữa có thể gây ra tác dụng phụ hoặc khiến tổn thương da không được kiểm soát.

Linh động áp dụng giữa bài Thuốc trị viêm da dầu bằng thảo dược với việc sử dụng Thuốc đặc hiệu sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh. để hỗ trợ quá trình điều trị, cần phối hợp với chế độ chăm sóc và sinh hoạt hợp lý.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tri-viem-da-dau-bang-thao-duoc)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Thiên hoa phấn là tên dược liệu (Thuốc) của rễ cây qua lâu còn có tên là dưa trời, dây bạc bắt, có tên khoa học là Trichosanthes kirilowi Maxim, thuộc họ bầu bí - Curcurbitaceae.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY