Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

5 bài Thuốc tuyệt hay từ tằm vôi Y học cổ truyền

Tằm vôi còn có tên khác là bạch cương tàm, cương trùng, thiên trùng, có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, bị ch*t do nhiễm vi nấm, sau khi ch*t thân cứng và phủ lớp màu trắng như vôi.
Tằm vôi còn có tên khác là bạch cương tàm, cương trùng, thiên trùng, có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, bị ch*t do nhiễm vi nấm, sau khi ch*t thân cứng và phủ lớp màu trắng như vôi. Đây là một vị Thuốc chữa bệnh độc đáo trong y học cổ truyền.

Dược liệu tằm vôi có hình ống tròn, nhiều vết nhăn, teo, cong. Dài chừng 2 - 5 cm, đường kính 4 - 7 cm. Vỏ ngoài màu xám trắng, có lớp bột sắc trắng. Đầu, chân và các đốt đều có thể phân biệt rõ ràng. Bên ngoài thể thường lẫn đám tơ quấn quanh. Phần đầu sắc nâu vàng, giống hình tròn, chân 8 đôi, dạng nổi lên. Mùi hơi khắm, vị hơi đắng.

Bộ phận dùng làm Thuốc là cả con tằm vôi. Cách chế biến: Trước hết đem tằm vôi ngâm vào nước vo gạo khoảng một ngày đêm cho ra hết nhớt, sau đó rửa nhiều lần bằng nước sạch, vớt ra, nhặt bỏ các sợi tơ vàng còn bám trên mình tằm, ngắt bỏ miệng màu đen, để khô se rồi mới đem sao lửa nhỏ cho tới khô hoàn toàn. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm thấp, bụi bẩn.

Theo y học cổ truyền, tằm vôi có vị mặn, tính bình, không có độc, có công dụng trừ phong trấn kinh, long đàm tán kết, giải độc. Thường được dùng chữa bệnh như sau:

Chữa đau đầu do phong nhiệt: Tằm vôi, cao lương khương, 2 thứ lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 1,5g với nước sắc đại táo. Hoặc dùng: Tằm vôi 6g, mộc tặc 6g, kinh giới 6g, tang diệp 9g, sinh cam thảo 3g, sắc uống ngày 1 thang. Uống 3-5 ngày.

Chữa viêm amiđan, cổ họng có nhiều đờm: Tằm vôi 10g, phèn chua 5g, phèn đen 5g. Tất cả trộn đều, tán thật mịn, cho vào lọ để dành. Khi dùng, lấy lá bạc hà 5g, sinh khương 5g, sắc với ít nước (đã hòa tan 2g bột nói trên). Lấy nước này chấm vào cổ họng cho khạc ra hết đờm.

Chữa khản tiếng, đau họng do viêm họng: Tằm vôi 5g, phèn chua 1g, phèn đen 1g, 3 vị tán nhuyễn, lấy 2g sắc với lá bạc hà 1g và gừng tươi 1g, lấy nước súc miệng và ngậm, ngày 2-3 lần.

Chữa mất tiếng, khàn tiếng do viêm thanh quản: Tằm vôi, kha tử, 2 vị lượng bằng nhau 10g, tán bột dùng để ngậm và nuốt dần, ngày 3-5 lần.

Hỗ trợ điều trị liệt dương, di tinh: Tằm vôi tán bột 5g, chiêu với 1 chén nhỏ rượu trắng, ngày uống 2 lần, uống sau bữa ăn khoảng 2 giờ. Dùng 3 - 4 tuần liền.

Giảm vết nám, sạm đen trên da mặt: Tằm vôi tán bột, lấy một lượng vừa đủ hòa với nước đun sôi để nguội thành thứ bột sền sệt, dùng để bôi lên da mặt, bôi vào các vết sạm trước khi đi ngủ, bôi thường xuyên sẽ có hiệu quả tốt.

Bác sĩ Thanh Xuân

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-5-bai-thuoc-tuyet-hay-tu-tam-voi-y-hoc-co-truyen-15056.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY