Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh tay - chân - miệng: “Đến hẹn lại lo”

Cùng với bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay - chân - miệng (TCM) cũng đang có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long...
Cùng với bệnh sốt xuất huyết, tay - chân - miệng">bệnh tay - chân - miệng (TCM) cũng đang có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó tăng mạnh nhất là tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang và An Giang. Theo chu kỳ, bệnh đang bắt đầu vào mùa. Mặc dù được dự báo trước là diễn biến phức tạp, tuy nhiên vẫn có những ca Tu vong đáng tiếc xảy ra.

Tăng đột biến

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện cả nước ghi nhận hơn 44.000 ca TCM tại 62 tỉnh, thành, đã có 5 trường hợp Tu vong tại khu vực phía Nam, trong đó đồng bằng sông Cửu Long đang là điểm nóng về bệnh này, đáng lưu ý, số trẻ từ 1-3 tuổi mắc bệnh tăng đột biến. Tại một số địa phương của đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện chủng virut Enterovirus 71 (EV71) độc tố cao có khả năng gây biến chứng trên não và tim, tuy nhiên số ca biến chứng chưa nhiều.

Tại Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 3.346 ca mắc, trong đó trẻ dưới 3 tuổi mắc là 2.957 ca chiếm 88,49%, có 1 trường hợp Tu vong. Chỉ tính riêng trong tháng 10, BVĐK tỉnh Đồng Tháp đã tiếp nhận hơn 400 ca TCM nhập viện, gấp 3 lần những tháng trước. Địa phương có số ca mắc TCM cao nhất là TP. Cao Lãnh, huyện Thanh Bình, Tháp Mười.

Tại An Giang, theo thống kê của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, số ca TCM trong tháng 9/2015 đã tăng 150% so với trước đó. Các địa phương có số ca mắc cao là TP. Long Xuyên, huyện Châu Đốc...

Tại Hậu Giang, bệnh TCM xuất hiện nhiều ở thành phố Vị Thanh, trong đó xã Vị Tân với 12 ca bệnh, trong khi tháng 9 chỉ có 3 ca. Như vậy, từ đầu năm đến cuối tháng 10, xã Vị Tân đã ghi nhận 27 ca bệnh. Tương tự, tháng 9, trên địa bàn TP. Vị Thanh chỉ có 11 ca bệnh TCM thì tháng 10 số ca bệnh đã tăng lên hơn 3 lần với 39 ca. Đáng lưu ý, bệnh không tập trung mà xuất hiện rải rác ở các ấp và xuất hiện những ca mắc bệnh lần 2.

Có kiến thức nhưng quên thực hành

Mặc dù biết bệnh TCM định kỳ sẽ đến, thế nhưng nhiều người dân vẫn “trở tay không kịp” do có hiểu biết nhưng vẫn chủ quan. Gắn bó với công tác y tế tại địa phương và trực tiếp làm công tác phòng chống dịch bệnh, ông Trần Văn Ngự - Trạm trưởng Trạm y tế xã Vị Tân, TP. Vi Thanh, Hậu Giang chia sẻ, mặc dù được thường xuyên tuyên truyền trên loa phát thanh đến các buổi họp xã, họp ấp, hay trong các chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường. Tuy người dân có kiến thức hiểu biết về bệnh nhưng chưa quan tâm thực hành thường xuyên, bởi vì vất vả mưu sinh nên không có thời gian cũng như điều kiện để chăm sóc và giữ vệ sinh cho con em mình. Điều này dẫn đến việc khi trong gia đình có trẻ mắc bệnh cha mẹ mới lo chuyện phòng bệnh. Nhiều người còn chủ quan cho rằng con cháu mình không bị mắc bệnh... BS. Đoàn Tấn Bửu - Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp cho rằng, bệnh TCM có số ca mắc tăng đột biến nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ngành y tế. Tuy nhiên, để phòng chống các ca bệnh cũng như hạn chế biến chứng thì sự phối hợp liên ngành cũng như ý thức tích cực tham gia phòng bệnh của mỗi gia đình là yếu tố quan trọng để giảm các ca mắc. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, giữ vệ sinh cá nhân... là những hành động nhỏ góp phần lớn trong phòng bệnh truyền nhiễm nói chung. 

Nguyễn Hồng - Ngọc Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-tay-chan-mieng-den-hen-lai-lo-20732.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết miền Nam đã bước sang giai đoạn nắng nóng, oi bức. Đây cũng là thời điểm gia tăng các dịch bệnh dẫn đến số lượng người bệnh khám và nhập viện gia tăng.
  • Con tôi bị sốt nhẹ sau đó bị nổi bọng nước ở miệng, chân, lòng bàn chân, tay, đùi,... Gia đình hiện đang rất lo lắng...
  • Mới đây, đến huyện Bình Tân, Vĩnh Long, “vương quốc khoai lang tím”, biết được những câu chuyện hay về người dân trồng và cây Thuốc Nam để chữa bệnh và được “chiêm ngưỡng” kho Thuốc Tân Lược, nơi dự trữ hàng trăm tấn Thuốc Nam mỗi năm, cho nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Giám sát bệnh nhân sốt xuất huyết là một trong những nội dung của công tác giám sát dịch tễ rất cần thiết nhằm góp phần tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.
  • Do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người dân có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh, dẫn tới bệnh nặng, có biến chứng như: xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa… đe dọa tới tính mạng
  • Điều tra của Bộ Y tế cho thấy, chi phí cho một bệnh nhân sốt xuất huyết dengue dao động từ 40,7 USD đến 122,5 USD, tương đương từ 900.000 đến 2.700.000 đồng tùy theo độ nặng và tuổi của người bệnh.
  • Tôi lớn lên ở vùng sông nước, xung quanh nơi tôi ở thường có người mắc sốt xuất huyết (SXH). Tôi nghe nói có một vài loại Thuốc không được dùng cho người bệnh SXH. Vậy đó là những Thuốc nào, mong quý báo chỉ dẫn.
  • Chỉ trong ngày 24/5, có gần 20 bệnh nhân tay chân miệng nhập viện, nâng tổng số trẻ đang điều trị bệnh này lên 40 trường hợp.
  • Tăng trưởng kinh tế quý 1 của Việt Nam đạt 6,03% mặc dù các tổ chức tín dụng như ANZ và HSBC dự đoán khoảng 5,6 - 5,9%.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY