Bệnh vảy nến có lây hay di truyền không là thắc mắc của nhiều người. Bởi, bệnh hình thành những tổn thương ngoài da, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, đồng thời nêu ra một số biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến hiệu quả.
Bệnh vảy nến được xếp vào danh sách các bệnh mãn tính, có thể tái đi tái lại nhiều lần. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, bệnh hình thành do tế bào miễn dịch của da sản sinh ra cytokine với số lượng lớn. Đồng thời, căn nguyên của bệnh không phải do vi khuẩn, virus xâm nhập gây nên.
Chính vì thế, vảy nến sẽ không có cơ hội lây từ người sang người. Mặc cho người bình thường có tiếp xúc với người bệnh qua niêm mạc, dịch hay quan hệ T*nh d*c. Các dấu hiệu nhận biết vảy nến về cơ bản có thể quan sát bằng mắt thường. Điển hình là tình trạng hình thành nhiều mảng trắng, cứng, sần sùi trên bề mặt da.
Những vết mẩn đỏ, ngứa ngoài da khiến nhiều người lầm tưởng đây là căn bệnh có thể truyền nhiễm. Tuy nhiên, bệnh sẽ không thể lây trực tiếp từ người sang người. Người bệnh và người bình thường dù có sử dụng chung đồ dùng, nắm tay thì cũng không bị lây nhiễm bệnh.
Bệnh có cơ chế hoạt động tự miễn. Tức là, hệ miễn dịch trong cơ thể nhầm lẫn những tế bào da là nhân tố gây hại. Sau đó hình thành phản ứng tự vệ. Các vị trí thường xuất hiện vảy nến là khuỷu tay, bàn tay, chân, da đầu,…Tuy không lây từ người sang người nhưng bệnh có thể lan từ bộ phần này sang bộ phận khác. Do đó, người bệnh cũng không nên quá chủ quan.
Hiện nay, có rất nhiều biện pháp điều trị căn bệnh này. Người bệnh nên trực tiếp đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Trường hợp không chịu điều trị, vảy nến có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vảy nến được cho là loại bệnh có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Nếu bố và mẹ có người mắc phải căn bệnh này thì tỷ lệ 10% đứa bé sinh ra cũng sẽ nhiễm bệnh. Đặc biệt, trường hợp cả hai người cùng bệnh thì con sinh ra có tới 40% khả năng di truyền căn bệnh này.
Các chuyên gia cũng đưa ra những thông tin chính xác hơn về sự di truyền của căn bệnh vảy nến. Cụ thể, trong những tổn thương da của người bệnh do vảy nến gây ra, họ tìm thấy gen đột biến (alen). Cứ 1 alen sẽ góp phần vào việc di truyền bệnh vảy nến giữa những người có cùng huyết thống gần trong gia đình.
Ngoài ra, dựa trên những nghiên cứu cũng cho được kết quả, trong bộ gen có tới 25 vị trí khác nhau có liên quan mật thiết đến bệnh vảy nến. Do đó, đây là căn bệnh có khả năng di truyền.
Bệnh vảy nến có thể tái phát nhiều lần, thậm chí nếu không được điều trị đúng cách, thời gian dài có thể gây ra các biến chứng không mong muốn. Do đó, chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ bây giờ là cách mà bạn đọc nên thực hiện. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:
Trên đây là thông tin về vấn đề: “Bệnh vảy nến có lây hay di truyền không?”, cũng như gợi ý cho bạn đọc các biện pháp phòng ngừa. Chủ động phòng tránh, điều trị sớm sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ không mong muốn. Do đó, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên nhanh chóng thăm khám và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Cách trị vảy nến bằng nghệ và đánh giá hiệu quả
- Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện
- Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian
Chủ đề liên quan: