Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Cá thể hóa chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Dinh dưỡng đúng cách cho người đái tháo đường cần được linh hoạt dựa theo thói quen ăn uống, truyền thống văn hóa và sở thích ẩm thực.
Dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, điều trị bệnh và hạn chế biến chứng. Đặc biệt, chế độ ăn cho người mắc đái tháo đường (ĐTĐ) phải được cá thể hóa, vì không thể có một thực đơn chung cho tất cả”, PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê - Chủ tịch Hội Đái Tháo Đường và Nội Tiết TP.HCM cho biết.

Nói về vai trò của dinh dưỡng trong điều trị ĐTĐ, tại sự kiện “Ăn vui - Sống khỏe”, PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê - Chủ tịch Hội ĐTĐ & NT TP.HCM cho biết: “Dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, điều trị bệnh và hạn chế biến chứng”.

PGS. Thy Khuê đã giải thích tại sao việc ăn uống lại quan trọng như vậy đối với người ĐTĐ, vì ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết. Ăn uống giúp ổn định đường huyết, về lâu dài sẽ có lợi cho việc giảm biến chứng ở tất cả các cơ quan. Đồng thời, ăn uống giúp tăng cường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và góp phần tăng cường tuổi thọ.

Ngoài ra, ĐTĐ còn liên quan mật thiết đến một số bệnh khác, thuộc về nhóm bệnh mãn tính không lây tức là những rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, béo phì, trầm cảm, và có thể rối loạn về nhận thức (các bệnh về sa sút trí tuệ chẳng hạn). Do đó, ăn uống đúng cách đồng thời cũng ổn định và làm chậm sự diễn tiến của các bệnh này.

Tham gia tư vấn cho bệnh nhân ĐTĐ tại sự kiện “Ăn vui - Sống khỏe”, BS. Nguyễn Thị Ánh Vân - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM (ảnh lớn)cho biết người bệnh ĐTĐ thường mắc phải 3 sai lầm, đôi khi thành ra cực đoan.

Trước hết, khi biết bản thân bị ĐTĐ, người bệnh thường bỏ hẳn lượng bột đường trong bữa ăn. Điều đó hoàn toàn không đúng bởi vì bột đường là năng lượng chính trong cơ thể. Do đó, bột đường rất cần thiết, không thể bỏ hẳn trong dinh dưỡng.

Thứ 2 là khi biết mình bị ĐTĐ, người bệnh nghĩ rằng bệnh này không thể chữa khỏi được cho nên “ta cứ ăn uống thoải mái”. Một số người thì chỉ dựa vào Thu*c vì nghĩ Thu*c sẽ điều trị được bệnh và không để ý gì đến việc ăn uống.

Trái ngược với quan niệm trên, lại có tâm lý kiêng khem quá mức. Trong khi đó, dinh dưỡng đúng cách cần được linh hoạt dựa theo thói quen ăn uống, truyền thống văn hóa và sở thích ẩm thực.

dinh dưỡng cho người bệnh?

Cá thể hóa chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tức là chế độ hoặc thực đơn của người bệnh ĐTĐ sẽ khác nhau. Nó thay đổi tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác, mức độ lao động, thậm chí cả cân nặng của từng người bệnh nữa. Tất cả những yếu tố trên của mỗi người đều khác nhau.

Không những thế, thói quen ăn uống của mỗi người sẽ khác nhau. Thực phẩm, sở thích ăn uống truyền thống, văn hóa, khả năng kinh tế, thực phẩm sẵn có của từng vùng miền, từng thời tiết cũng khác nhau. Chính chế độ ăn cụ thể của từng bệnh nhân ĐTĐ vừa là điều trị, vừa phù hợp với từng cá thể người bệnh thì sẽ giúp họ dễ tuân thủ hơn, không làm thay đổi quá lớn trong vấn đề thói quen ăn uống hàng ngày. Do đó, chỉ điều chỉnh thói quen ăn uống, điều chỉnh chế độ ăn theo một chuẩn mực căn bản để giúp cho ổn định đường huyết.

Theo BS. Nguyễn Thị Ánh Vân, để chế độ ăn trên từng cá thể có thể khả thi cần phải có thời gian và thay đổi dần dần để giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái trong ăn uống, không bị tâm lý kiêng khem quá mức. Nếu không, người bệnh sẽ không thực hiện được, thậm chí sẽ buông luôn. Bởi vì đa số người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 đã lớn tuổi, thói quen ăn uống của họ được hình thành từ trẻ nên không thể thay đổi một sớm một chiều được.

Đối với khẩu phần ăn, khi giảm lại khẩu phần cũng nên xem mức độ lao động ngày xưa và bây giờ như thế nào để giảm và biết thay thế các loại thực phẩm cho phù hợp. Chẳng hạn: người bệnh mỗi bữa ăn 2 chén cơm là thói quen, bây giờ tiêu chuẩn giảm xuống còn 1,5 chén thì đương nhiên sẽ cảm thấy khó chịu, thiếu thốn thì mình phải thay nửa chén đó bằng một loại thực phẩm nào đó không làm tăng đường huyết, không gây ảnh hưởng đến vấn đề năng lượng, như: rau củ. Một thời gian sau khi điều này dần dần trở thành thói quen thì phần tinh bột của người bệnh sẽ giảm. Họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Cũng theo phân tích của BS. Ánh Vân, thực ra, thực đơn, chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ cũng là chế độ ăn khỏe mạnh cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, điều mà người bệnh thường thắc mắc nhất là loại đường sử dụng trong khẩu phần ăn của mình. Thực tế, rất nhiều người mắc ĐTĐ cho rằng không được ăn đường. Điều đó chỉ đúng một phần thôi, vì lượng đường tinh được phép sử dụng nằm trong giới hạn cho phép là không vượt quá 10% tiêu chuẩn tinh bột của một người. Do đó, người mắc bệnh ĐTĐ có thể sử dụng một ít đường trong khẩu phần ăn.

Tuy nhiên, có những cái không thể nói là không tuân thủ được, ví dụ như lượng muối và những gia vị có chứa muối, chẳng hạn như bột nêm, bột ngọt, nước tương, nước mắm đòi hỏi người bệnh hoặc người nấu ăn cho người mắc bệnh cần phải tiết chế lại. Bằng cách thay đổi món, thay đổi món mặn, món kho hay những món cần lượng muối nhiều bằng các món canh, món hấp hoặc món luộc.

Bên cạnh đó, cũng nên lưu ý một yếu tố vô cùng quan trọng là những người thân trong gia đình cần hỗ trợ người bệnh theo đuổi thực đơn dinh dưỡng đúng. Muốn vậy, gia đình cần tạo bầu không khí ấm cúng, vui vẻ trong các bữa ăn để người mắc ĐTĐ luôn được “Ăn vui - Sống khỏe”.

Theo báo cáo của Liên đoàn Đái Tháo Đường thế giới (IDF), mỗi năm có đến 7 triệu người được chẩn đoán bệnh ĐTĐ, nghĩa là cứ 10 giây lại có thêm 2 người mắc bệnh, và hơn 3 triệu người ch*t vì những nguyên nhân liên quan đến bệnh ĐTĐ, tương đương với 10 giây có một người Tu vong vì căn bệnh này.

Tại Việt Nam, 5,4% dân số mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2, trong đó tỉ lệ chưa được chẩn đoán chiếm đến 38,7%. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh ĐTĐ có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ tổn thương thận và võng mạc, mất cảm giác tay chân...

MINH THƯ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ca-the-hoa-che-do-dinh-duong-cho-nguoi-benh-dai-thao-duong-11552.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY