Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Dị ứng côn trùng: Nguy hiểm hơn bạn tưởng

Dị ứng côn trùng có những dấu hiệu rất rõ ràng như sưng da, đỏ da, ngứa hay nổi phát ban. Những trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng cần điều trị bằng Thu*c...

dị ứng côn trùng là vấn đề khá phổ biến. bạn có thể bị sưng da, ngứa da hay thậm chí là khó thở, lên cơn hen suyễn do cơ thể phản ứng quá mẫn với nọc độc của kiến, ong và các loại côn trùng khác. bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng côn trùng và cách điều trị hiệu quả.

Dị ứng côn trùng là gì?

Dị ứng côn trùng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với nọc độc từ một vết chích do các loại côn trùng tạo ra. các tác nhân gây bệnh thường gặp là ong, muỗi hay kiến…

Biểu hiện đặc trưng nhất của dị ứng công trùng đó là tình trạng sưng đỏ, đau và ngứa ở nơi bị côn trùng chích. một số bị sốc phản vệ do bị dị ứng quá nặng.

Tại mỹ, mỗi năm có hàng ngàn người phải tìm tới bệnh viện hay các phòng khám để được cấp cứu và chăm sóc khẩn cấp do bị công trùng cắn. người ta ước tính rằng các phản ứng dị ứng có khả năng đe dọa tính mạng của 0,4% – 0,8% trẻ em và 3% người lớn. ít nhất có 90 – 100 trường hợp Tu vong mỗi năm vì bị sốc phản vệ do côn trùng đốt.

Bạn có thể bị dị ứng với loại côn trùng nào?

Các loại côn trùng dễ gây dị ứng nhất bao gồm:

    Côn trùng chích:

Ong vò vẽ, ong bắp cày hay kiến lửa là những loài côn trùng chích phổ biến nhất gây ra phản ứng dị ứng. khi tiếp xúc với cơ thể, chúng tiêm nọc độc vào da. hầu hết những người bị các loại côn trùng này chích có thể phục da sau vài giờ hoặc vài ngày. một số ít trường hợp, nọc độc có thể kích hoạt phản ứng dị ứng gây ra các triệu chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

    Các loại côn trùng cắn:

Muỗi, rệp, bọ chét và một số loài ruồi là những loài côn trùng được liệt kê trong danh sách cảnh báo có thể gây dị ứng cho người bị chúng xâm hạ. khi bị chúng cắn, da thường có biểu hiện bị đau, đỏ, ngứa và cảm giác châm chích nhẹ ở khu vực xung quanh vết cắn.

So với các loại công trùng chích thì côn trùng cắn ít gây nguy hiểm hơn. chúng cũng gây ra phản ứng dị ứng nhưng hiếm khi đe dọa đến tính mạng.

    Côn trùng trong nhà:

Gián được cho là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng dị ứng quanh năm và hen suyễn ở một số người. mặc dù không chích hay cắn song chất thải của gián lại có khả năng gây ra phản ứng dị ứng.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng côn trùng

Khi bị côn trùng chích hoặc cắn, hầu hết mọi người đều có những phản ứng tại chỗ như sưng nhẹ, đỏ, đau và ngứa ở khu vực bị chúng xâm hại. đây được xem là một phản ứng nhẹ và chúng có thể biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.

Trường hợp bị dị ứng với gián hay ve bụi, bạn có thể gặp các triệu chứng khác nhau như hắt hơi, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, mũi, miệng hoặc cổ họng. hiện tượng này có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng và nhiều người thường nhầm lẫn mình mắc chứng cảm lạnh thông thường. nếu bạn có tiền sử hen suyễn, dị ứng côn trùng có thể kích hoạt cơn hen tái phát hoặc khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng.

Sốc phản vệ được xem là triệu chứng dị ứng côn trùng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất. nó có thể khiến bạn Tu vong nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời. sốc phản vệ do dị ứng côn trùng không chỉ gây ra các triệu chứng bất thường trên da mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể như miệng, phổi, ruột hay tim. bạn nên tới bệnh viện để được cấp cứu ngay khi thấy các dấu hiệu như: nổi mề đay ngứa, sưng môi, lưỡi và cổ họng, khó thở, thở khò khè, ngất xỉu, sốt, co giật, đau nhức các khớp…

Nếu các phản ứng dị ứng do côn trùng gây ra quá nghiêm trọng, bạn nên tới bệnh viện khám để được chẩn đoán và xác định thủ phạm gây dị ứng, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán dị ứng côn trùng

Bác sĩ có thể chẩn đoán dị ứng côn trùng thông qua thăm khám lâm sàng. bạn cần trả lời một cách chi tiết và chính xác các câu hỏi bác sĩ nêu để phục vụ cho việc chẩn đoán như:

    Bạn đã bị vết đốt côn trùng này bao nhiêu lần? Bị ở đâu?

Ngoài ra, bác sĩ da liễu có thể chỉ định thêm một hay nhiều xét nghiệm khác để chẩn đoán dị ứng nọc độc côn trùng. các xét nghiệm này bao gồm:

    Thử phản ứng của da: Một lượng nhỏ nọc độc của loại côn trùng nghi ngờ gây dị ứng sẽ được tiêm vào da. Nếu sau 15 đến 20 phút thấy da bị ửng đỏ thì có thể xác định bạn bị dị ứng với loại côn trùng đó.
    Xét nghiệm máu: Một mẫu máu của bệnh nhân sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của kháng thể immunoglobulin E (IgE) đối với nọc độc của côn trùng. Những người bị dị ứng thường có lượng IgE trong máu cao bất thường.

Dị ứng côn trùng được điều trị như thế nào?

Đa số các trường hợp phản ứng dị ứng với côn trùng thường không quá nghiêm trọng. các triệu chứng dị ứng nhẹ như sưng da, đỏ da, ngứa có thể tự biến mất sau vài giờ mà không để lại bất cứ dấu tích nào. nặng hơn một chút, nếu da bị nổi quầng sưng đỏ lan rộng xung quanh khu vực vết đốt và có biểu hiện đau nhức, ngứa dữ dội thì bạn cần nhanh chóng rửa sạch da bằng nước ấm hay nước muối S*nh l*. sau đó, chườm lạnh hay chườm nóng để xoa dịu cơn đau và giảm sưng ở vùng da bị ảnh hưởng.

Nếu phát hiện ngòi côn trùng còn nằm trong da, cần dùng kim hay nhíp lấy nó ra rồi thoa Thu*c sát trùng. kết hợp bôi kem steroid vài lần trong ngày để cải thiện các triệu chứng của dị ứng.

Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đặc biệt là sốc phản vệ có thể tiến triển rất nhanh và đe dọa đến tính mạng. bác sĩ có thể chỉ định điều trị khẩn cấp bằng Thu*c epinephrine, Thu*c kháng histamine, corticosteroid, truyền dịch, thở oxy hay các biện pháp cấp cứu khác. sau khi ổn định, bạn cần ở lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi thêm.

Ngoài ra, một số trường hợp có thể được điều trị dị ứng côn trùng bằng liệu pháp miễn dịch. bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiêm chất gây dị ứng vào cơ thể. khởi đầu là một liều nhỏ, sau đó tăng dần. mục đích của liệu pháp này là làm giảm mức độ nghiêm trọng của những lần dị ứng côn trùng trong tương lai hoặc loại bỏ hoàn toàn tình trạng quá mẫn của cơ thể đối với nọc độc của loại côn trùng gây dị ứng.

Cách phòng ngừa dị ứng côn trùng

Để ngăn ngừa bị dị ứng côn trùng, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với chúng. để làm được điều này, bạn cần chú ý:

    Tránh đi chân trần trên bãi cỏ. Bạn có thể bị kiến cắn hoặc bị các loại ong vàng làm tổ dưới lòng đất đốt chích. Tốt nhất nên mang giày và vớ khi ra ngoài trời

Nếu bạn đang có biểu hiện nghi ngờ bị dị ứng côn trùng, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ da liễu. những thông tin thuocdantoc.vn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên hay phác đồ điều trị của các chuyên gia y tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/di-ung-con-trung-dau-hieu-nhan-biet-va-cach-dieu-tri)

Chủ đề liên quan:

côn trùng dị ứng nguy hiểm

Tin cùng nội dung

  • Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Biểu hiện có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng.
  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY