Tai , Mũi , Họng hôm nay

Dị vật tai mũi họng - Cách xử trí để tránh biến chứng

Dị vật tai mũi họng là những T*i n*n thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. T*i n*n này gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em.

Thông thường, các trường hợp dị vật vùng tai mũi họng được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thămkhám, có trường hợp được lấy bỏ dễ dàng, không để lại biến chứng như dị vật tai, dị vật mũi.

Tuynhiên, có những trường hợp phải được xử trí cấp cứu, thậm chí là cấp cứu khẩn cấp. Nếu không đượcxử trí đúng và kịp thời, dị vật tai mũi họng có thể gây những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng:ngạt thở cấp (hay gặp trong dị vật đường thở), áp-xe thành họng, hạ họng (hay gặp trong dị vật tạihọng, hạ họng), áp-xe thực quản (gặp trong dị vật thực quản), viêm xoang (gặp trong dị vật tại hốcmũi), thủng màng nhĩ đối với dị vật tai.

Biện pháp vỗ lưng và ép bụng cấp cứu dị vật đường thở với người lớn

Dị vật ở tai

Tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong. Ống tai ngoài được cấu tạo bởi ống tai sụn ởngoài và ống tai xương ở trong. Phần tiếp nối giữa ống tai ngoài và ống tai xương rất hẹp. Dị vậtthường bị kẹt ở vị trí này, gây khó khăn cho việc lấy. Những hành động cố gắng lấy dị vật của chamẹ trẻ có thể đẩy dị vật vào sâu hơn hoặc dễ gây tổn thương màng nhĩ.

Những dị vật thường gặp: hạt cườm, đồ chơi, côn trùng sống. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhânthường không có triệu chứng gì khó chịu. Trẻ em thường được khám và phát hiện tình cờ.

Những cách lấy dị vật thường được áp dụng: bơm rửa bằng nước, dùng kẹp gắp, dụng cụ có móc đểkéo dị vật, ống hút. Đặc biệt, dị vật côn trùng sống có thể sơ cứu bằng nhỏ nước muối hoặc nướcsạch vào tai, nằm nghiêng về bên đối diện để côn trùng có thể tự bò ra ngoài, đối với cơ sở y tếnên giết ch*t côn trùng trước khi lấy ra bằng lidocain 2%.

Lưu ý: cần có dụng cụ thích hợp, ánh sáng tốt, bệnh nhân hợp tác, kinh nghiệm của bác sĩ lànhững yếu tố quan trọng để lấy dị vật ra một cách dễ dàng.

Dị vật ở mũi

Mũi gồm 2 hốc mũi được chia cách bởi vách ngăn ở giữa. Mỗi hốc mũi có các cuốn mũi và khe mũidưới, giữa, trên. Dị vật ở mũi là bệnh thường gặp ở trẻ em với biểu hiện chảy mũi một bên và có mùihôi. Dị vật mũi có thể là: hạt cườm, mảnh đồ chơi, sỏi, nến, đồ ăn, cục pin. Chúng thường nằm ở vịtrí sàn mũi.

Trước khi lấy dị vật cần nhỏ Thu*c để giảm phù nề, tê tại chỗ. Nếu dị vật là cục pin thì cầnphải được lấy ra khỏi mũi càng sớm càng tốt vì pin bị phân hủy bởi dịch mũi gây hoại tử mô xungquanh.

Lưu ý: trong khi cố gắng lấy dị vật có nguy cơ đẩy dị vật từ mũi vào trong, rớt xuống họng tạora dị vật đường thở rất nguy hiểm.

Dị vật ở họng

Cấu trúc họng gồm nhiều khe, rãnh, hố nên dị vật dễ rơi vào các vị trí như cắm vào amydal, rơivào hố lưỡi thanh thiệt, xoang lê 2 bên. Dị vật hay gặp nhất do thức ăn có xương, nhai nuốt vội dẫnđến hóc xương cá, xương gà, trẻ em cho đồ chơi vào miệng. Triệu chứng nổi bật nhất khi mắc dị vật ởhọng là nuốt vướng, đau. Khi bị dị vật ở họng không nên dùng ngón tay móc họng vì dễ gây tổn thươngniêm mạc, đẩy dị vật sâu hoặc gãy đầu ngoài dị vật khiến việc tìm dị vật càng khó khăn hơn. Do đó,khi bị mắc dị vật trong họng, bệnh nhân nên đến ngay cở sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để đượclấy dị vật ra càng sớm càng tốt.

Để phòng tránh dị vật trong họng, việc chế biến thức ăn và cách ăn uống rất quan trọng, khôngnên ăn đồ ăn có xương lẫn với các thức ăn mềm dễ trôi như canh dưa cá, bún cá, bún sườn, cần phảithận trọng khi ăn uống, nhai kỹ thức ăn, nhất là thức ăn có xươngnhỏ.

AloBacsi.vnTheo PGS.TS. Lương Thị Minh Hương - ThS. Lâm QuangHiệt - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/di-vat-tai-mui-hong-cach-xu-tri-de-tranh-bien-chung-n71669.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, BV Tai mũi họng TPHCM có khám cho trẻ em không? Tôi có thể tìm hiểu các chuyên khoa của BV này không? Xin cảm ơn và mong chờ các thông tin hữu ích từ Mangyte.
  • Chào Mangyte, Tôi bị viêm dây thanh quản và khó thở muốn đi khám ở BV Tai mũi họng TP.HCM - Khoa dịch vụ. Kính mong Mangyte tư vấn giúp thủ tục, quy trình và chi phí thế nào? Trân trọng cảm ơn. (Mỹ Duyên - Quận Bình Thạnh)
  • Cho tôi hỏi: đăng ký khám dịch vụ theo yêu cầu tại viện Tai mũi họng TW như thế nào? Khám vào các ngày nào? Có khám dịch vụ cho trẻ em dưới 6 tuổi không? số điện thoại đăng ký khám dịch vụ? Cảm ơn Mangyte! (Tuấn Doanh - Hà Nam)
  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY