Sức khỏe hôm nay

Đông y điều trị tử giản ở thai phụ

Bệnh tử giản nặng thì cơn phát dài hơn, phát nhiều lần, có thể ch*t cả mẹ lẫn con. Đó là một bệnh rất nguy hiểm trong thời kỳ thai nghén.
Có thai 6-7 tháng hoặc lúc đẻ, lúc thời gian ở cữ, bỗng nhiên tay chân co giật, hàm răng nghiến chặt, hai mắt trực thị, mê man không biết gì. Nặng thì toàn thân co cứng, giống như điên giản, 1-2 phút sau thì tỉnh, phần nhiều hay lên cơn, trở đi trở lại, gọi là tử giản.

Bệnh tử giản nặng thì cơn phát dài hơn, phát nhiều lần, có thể ch*t cả mẹ lẫn con. Đó là một bệnh rất nguy hiểm trong thời kỳ thai nghén. Trước khi phát bệnh, thường thấy có các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, người mệt mỏi, sốt cơn; chân, mặt, mắt, hơi thũng (phù), tim hồi hộp, thở ngắn, lợm giọng, nôn ọe, vùng bụng trên thũng đầy, tiểu tiện nhiều lần. Thấy những hiện tượng trên cần đề phòng bệnh tử giản. Khi chữa bệnh tử giản, ngoài việc nắm vững triệu chứng, quy luật phát sinh, phát triển của bệnh và biện chứng luận trị, còn phải phân biệt chứng trạng của nó với chứng kinh giản, chứng trúng phong khác nhau ra sao để điều trị chính xác:

tử giản: Trước khi phát thấy nhức đầu, xây xẩm, mắt mờ, trông mọi vật không rõ, không thật, nhìn cái nọ hóa cái kia, người mỏi mệt, 2 chân hoặc mặt, mắt phù, có sốt cơn đi tiểu luôn rồi bỗng ngã vật mê man không biết gì, hàm răng cắn chặt, mắt trực thị, tay chân co quắp, sùi bọt mép, chốc lát tự tỉnh, tỉnh một chốc lại lên cơn khác. Hay lên cơn vào lúc gần đẻ hoặc sau đẻ. Không có di chứng.

Kinh giản: Thường không có triệu chứng trước. Chứng trạng chính cũng giống như tử giản nhưng hay phát vào lúc thường, sau khi tỉnh lại như thường, không có di chứng.

Trúng phong: Trước khi phát thì đầu nặng choáng váng, hoặc tay chân tê dại. Chứng trạng chủ yếu: bỗng ngã ra mê man, không biết ai, hàm răng cắn chặt, mũi thở như ngáy, hoặc họng có đờm khò khè hoặc miệng mắt méo xệch hoặc tay chân tê dại mà không co giật cứng đờ. Để lại di chứng mặt, mắt hoặc tay chân tê dại.

Đông y chia tử giản theo các nguyên nhân mà dùng các bài Thu*c thích hợp:

Chứng ngoại cảm phong hàn: Có thai vài tháng, tay chân mình mẩy đau nhức, ghê rét, sợ gió, đầu nhức, ngực bứt rứt, bỗng nhiên nôn mửa, toàn thân phát nóng, da thịt nổi gai, hôn mê bất tỉnh, tay chân co giật, bệnh nặng thì uốn ván, lưỡi nhạt rêu trắng mà ướt. Mạch phù khẩn, hoạt.

Nếu kèm có đờm thì trong họng khò khè, miệng sùi bọt, dãi, rêu trắng nhớt. Mạch huyền hoạt.

Nguyên nhân: Chủ yếu là âm huyết hư kém (do nuôi thai), khi bị ngoại cảm hoặc can kinh uất nhiệt đều có thể làm cân mạch mất sự bồi dưỡng sinh ra co quắp mà thành bệnh tử giản.

Khi cảm phong hàn, tà khí làm thương tổn kinh thái dương, tân dịch không đủ làm nhu nhuận được kinh mạch mà sinh co rút. Phép chữa tử giản là phải dưỡng huyết, khu phong, trừ đờm làm chính. Nếu phát bệnh sau khi đẻ nên đại bổ khí huyết.

Phép chữa, chứng ngoại cảm phong hàn thì phải trừ phong, tán hàn. Dùng 1 trong các bài Thu*c sau:

Bài 1: Cát căn 16g, ma hoàng 12g, quế chi 8g, thược dược 8g, cam thảo 4g, sinh cương 12g, đại táo 4 quả. Sắc uống ngày 1 thang ra mồ hôi là tốt.

Bài 2: Bối mẫu, cát căn, đơn bì, phòng kỷ, phòng phong, đương quy, xuyên khung, nhục quế, phục linh, trạch tả, cam thảo, các vị đều 8g, độc hoạt, thạch cao, nhân sâm đều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chứng can nhiệt sinh phong: Có thai vài tháng, có lúc thấy đầu choáng, mắt hoa, mặt đỏ phát sốt, tính tình nóng nảy, hay tức giận; phát bệnh thì tự nhiên hôn mê, ngã quay ra, tinh thần không tỉnh táo, tay chân co giật, mặt đỏ, môi hồng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng sẫm. Mạch huyền sác hữu lực.

Nguyên nhân: Người sẵn có nhiệt uất, có thai mà huyết hư thì uất nhiệt lại nặng thêm, nhiệt đến cực độ thì hại âm, âm bị hư thì mất sự nhu nhuận mà sinh can phong động ở trong.

Phép chữa phải thanh can, tả nhiệt hoạt huyết bài phong. Dùng bài Linh dương giác tán.

Linh dương giác 0,5g, độc hoạt, toan táo nhân sao, ngũ gia bì, ý dĩ sao, phòng phong, đương quy (rửa rượu), xuyên khung các vị đều 8g, phục thần 12g, hạnh nhân 8g, mộc hương 4g, câu đằng 40g, gừng sống 3 lát. Đun nước sôi mới cho Thu*c vào sắc còn một nửa, uống 2 lần trong ngày, uống nguội.

Chứng hư phong nhiễu động bên trong: Có thai vài tháng, ngày thường sắc mặt úa vàng, đầu choáng, mắt mờ nổ đom đóm, tim hồi hộp, thở ngắn, 2 chân và mặt, mắt hơi phù, khi bệnh phát thì đầu choáng váng, mê không biết gì, tay chân co giật, lưỡi nhợt không rêu. Mạch hư, tế mà hoạt.

Nguyên nhân: Lúc thường vốn đã huyết hư, khi có thai, huyết phải nuôi dưỡng thai nên âm huyết không đủ; âm hư ở dưới, dương nhiễu loạn ở trên nên nội phong phát ra mạnh.

Phép chữa phải dưỡng huyết, trừ phong.

Dùng bài Câu đằng thang.

Câu đằng 12g, đương quy 8g, phục linh 12g, nhân sâm 12g, cát cánh 6g, tang ký sinh 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Minh Chánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dong-y-dieu-tri-tu-gian-o-thai-phu-17642.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY