Thật vậy, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Scripps tại California (Mỹ) đã thay đổi DNA của khỉ để cho chúng những tính chất chống lại HIV
Nhóm nghiên cứu mô tả đây là 'một thay đổi lớn' và muốn bắt đầu thử nghiệm trên người ngay lập tức. Trong khi đó, các chuyên gia độc lập cho rằng ý tưởng này 'đáng phải xem xét'.
Ở đây, người ta sử dụng liệu pháp gien để đưa một đoạn DNA mới vào bên trong tế bào cơ khỏe mạnh. Đoạn DNA này chứa những mệnh lệnh sản xuất những công cụ trung hòa HIV để sau đó chúng được bơm vào máu một cách thường xuyên.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho thấy những con khỉ được bảo vệ chống lại mọi type HIV trong vòng ít nhất 34 tuần lễ.
Nhưng ngay cả với những liều rất cao HIV, tương đương với số lượng virus mới được tạo ra ở bệnh nhân nhiễm trùng mạn tính, các nhà nghiên cứu cũng tin rằng kỹ thuật này có thể phát huy hiệu quả ở những bệnh nhân đã từng có HIV. Trong trường hợp này, vaccine có tác dụng như một loại Thu*c.
Người dẫn đầu nghiên cứu, GS Michael Farzan nói với hãng tin BBC: "So với những cách khác, chúng tôi đang tiến gần hơn đến việc bảo vệ tất cả mọi người chống lại HIV, nhưng chúng tôi vẫn có những rào cản cần vượt qua, chủ yếu liên quan đến tính an toàn khi thực hiện trên nhiều người".
Từ trước đến nay, khó khăn lớn nhất trong việc tìm ra vaccine ngừa HIV là virus biến đổi quá nhanh nên vaccine không phát huy được tác dụng. Nhưng với kỹ thuật mới, theo GS Farzan 'nó còn mạnh hơn bất kỳ kháng thể nào'.
Nhưng từ đây, tính an toàn lại được đặt ra. Thật vậy, trong cách chủng ngừa cổ điển vẫn thường dùng, hệ miễn dịch chỉ đáp ứng khi xuất hiện mối đe dọa.
Nhưng với liệu pháp gien, các tế bào biến thành những nhà máy thường xuyên bơm ra những sát thủ tiêu diệt HIV nhân tạo, và như thế dài lâu người ta vẫn chưa biết điều gì sẽ xảy ra.
Nhóm nghiên cứu muốn bắt đầu thử nghiệm phương pháp này ngay trong năm tới, trên những bệnh nhân có HIV không thể nào sử dụng các loại Thu*c quy ước.
TS Anthony Fauci thuộc viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, nói: "Nghiên cứu có tính sáng tạo này hứa hẹn giúp chúng ta hướng đến hai mục tiêu quan trọng: cải thiện việc bảo vệ dài lâu chống lại HIV và giảm thiểu một cách bền vững những hậu quả của nhiễm HIV ở bệnh nhân nhiễm mạn tính".
Kể từ năm 1981 đến nay đã có 78 triệu người khắp thế giới nhiễm HIV, căn bệnh phá hủy tế bào miễn dịch khiến người ta dễ mắc các bệnh lao, viêm phổi và những bệnh nhiễm trùng cơ hội khác.
Theo Liên hiệp quốc (UN) đã có 39 triệu người đã ch*t vì HIV. Vào giữa những năm 1990, y học đã tìm được các loại Thu*c kháng retrovirus, nhưng nó không thể giúp con người chữa lành hoặc phòng ngừa HIV.
Chưa kể việc điều trị bằng Thu*c này phải thực hiện suốt đời và ẩn chứa nhiều tác dụng phụ. Ở nhiều quốc gia, giá Thu*c chữa HIV leo thang đã tạo ra gánh nặng lớn lao cho ngân sách.
Chú thích ảnh: Thực nghiệm trên khỉ, phương pháp điều trị mới không khác gì vaccine đã chứng tỏ hiệu quả chống lại HIV.