Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Khi bệnh nhân đái tháo đường rối loạn tâm lý

Nhiều người hoảng hốt sau đó sa vào lối sống tiêu cực khi biết mình bị đái tháo đường (ĐTĐ).
Họ có thể hoảng loạn về mặt tâm lý, cũng có thể phản ứng bằng cách không tin là mình bị bệnh và phải chữa trị tích cực.

ĐTĐ được xem là một trong những “đại dịch” của nhân loại trong thế kỷ 21 và trở thành gánh nặng về kinh tế xã hội với nhiều quốc gia trên thế giới vì tính chất phổ biến của nó. Tuy nhiên, phần lớn người dân chưa nhận thức đúng đắn và có những quan niệm sai lầm về bệnh khiến việc điều trị càng gặp nhiều khó khăn, chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút đáng kể.

Những ca bệnh điển hình

Cô Lê Thị Ng. 50 tuổi, ngụ huyện Cần Giờ, TP.HCM, khi đi kiểm tra đường huyết định kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV. ĐHYD), chia sẻ câu chuyện của chính mình: “Cách đây 5 năm, khi đến khám tại BV. ĐHYD và được bác sĩ chẩn đoán ĐTĐ týp 2, tôi rất lo sợ và mong muốn một liệu trình điều trị giúp khỏi hẳn ĐTĐ. Sau khi được hàng xóm giới thiệu một bài Thu*c với lời cam đoan sẽ giúp chữa hết bệnh, tôi tin tưởng mua về dùng. Sau 6 tháng tự ý dùng Thu*c gia truyền, tôi cảm thấy ngày càng mệt mỏi, sụt cân và khát nước nhiều hơn. Khi gia đình đưa tôi quay lại BV. ĐHYD khám thì chỉ số đường huyết đã tăng quá cao và được chỉ định nhập viện để ổn định đường huyết. Sau khi xuất viện, tôi tái khám đều đặn, dùng Thu*c và sinh hoạt tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không những thế, tôi còn tích cực tham gia các chương trình tư vấn dành cho người bệnh ĐTĐ do bệnh viện tổ chức. Hiện nay, các chỉ số đường huyết của tôi luôn ổn định, đặc biệt là tôi đã sống lạc quan hơn và sinh hoạt bình thường trở lại”.

Chị Nguyễn Kim S., 37 tuổi, một giáo viên tiểu học tại An Giang, sau khi biết mình bị ĐTĐ, chị đi khám và dùng Thu*c rất điều độ. Nhưng do quá lo sợ về bệnh, chị ăn uống kiêng khem đến mức giảm gần như tối đa đường, tinh bột và chất đạm trong khẩu phần ăn, chỉ dám ăn rau luộc mỗi ngày. Mặc dù chỉ số đường huyết ổn định, nhưng lúc nào chị S. cũng cảm giác mệt mỏi, tâm lý nặng nề. Đôi khi, chị không muốn tiếp xúc với những người xung quanh do mặc cảm về bệnh tật, khiến công việc bị ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống giảm sút. Trong một lần đến BV. ĐHYD tái khám, chị S. đã được các bác sĩ đã tư vấn tâm lý kỹ lưỡng và một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ nhưng vẫn giúp ổn định đường huyết. Sau khi được các bác sĩ chia sẻ tận tình, chị đã vượt qua những rào cản tâm lý và tự ti về bệnh tật. Từ đó, cuộc sống của chị thay đổi hoàn toàn. Chị cho biết cảm thấy bản thân khỏe mạnh hơn, lạc quan hơn, bình tĩnh đối mặt với bệnh tật hơn.

Yếu tố tâm lý: quan trọng

Tuy không lây lan nhưng tính chất nguy hiểm đái tháo đường nằm ở việc đây là một bệnh mạn tính, nghĩa là người bệnh phải theo dõi và kiểm soát tình trạng bệnh gần như suốt đời, chứ không thể chữa trị khỏi hẳn. Chính vì vậy, người bệnh sau khi được bác sĩ chẩn đoán ĐTĐ thường cảm giác rất lo sợ và có tâm lý phản kháng, không muốn mình bị bệnh hoặc hy vọng đây là bệnh lý có thể điều trị khỏi hẳn trong vòng vài tháng. Hoặc nặng hơn, một số người bệnh có thể bị rối loạn lo âu và trầm cảm.

Theo BS.CKI. Trần Minh Triết - Khoa Nội tổng hợp BV. ĐHYD, những rối loạn tâm lý ở người bệnh ĐTĐ là rất thường gặp, nhưng thường bị bỏ sót trong thực hành lâm sàng. Đây là vấn đề rất cần được quan tâm, bởi tâm lý của người bệnh là một yếu tố quan trọng trong suốt quá trình điều trị. Nếu những rối loạn, bất ổn về tâm lýkhông được nhận biết, giải tỏa và tháo gỡ kịp thời sẽ khiến người bệnh đái tháo đường hoang mang, tìm đến những phương pháp điều trị không khoa học hoặc bỏ dở liệu trình điều trị giữa chừng, khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn và có thể xuất hiện nhiều biến chứng khác.

Với ĐTĐ, người bệnh cần chấp nhận sống chung với nó để dùng Thu*c, có chế độ ăn thích hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời có lối sống lành mạnh. Để từ đó, người bệnh ổ định được sức khỏe và sống thọ, sống khỏe mạnh.

THẾ PHONG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/khi-benh-nhan-dai-thao-duong-roi-loan-tam-ly-n138659.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY