- Cận thị trục do nhãn cầu dài hơn bình thường. Bệnh cận thị ở những người trẻ tuổi thường thuộc loại này.
- Cận thị do tăng khuất chiết suất ở mắt đã chớm đục thủy tinh thể. Loại cận thị này chỉ gặp ở người cao tuổi bị đục thủy tinh thể giai đoạn đầu.
Như vậy, cận thị là do sai lệch về kích cỡ giải phẫu của nhãn cầu. Không loại Thu*c nào có thể làm cho nhãn cầu ngắn bớt lại được. Do đó, không có loại Thu*c nào chữa khỏi cận thị hoặc làm giảm độ cận.
Về cách thức dùng kính, phương châm bao trùm là chỉ đeo kính khi cần. Phương châm này áp dụng cho cả việc dùng kính lão, kính viễn, kính loạn thị, kính râm không số. Nếu bị cận thị nhẹ (vài đi ốp trở lại), bạn có thể đọc, viết mà không cần kính. Chỉ những lúc nhìn xa như theo dõi bài trên bảng, xem hình chiếu trên màn ảnh của buổi thuyết trình khoa học, xem ti vi, xem biểu diễn văn nghệ hay khi đi đường... bạn mới phải đeo kính.
Việc đeo kính không thể hạn chế bệnh hay làm tăng số cận, lão hay loạn thị. Riêng với viễn thị, nếu không đeo kính trước 7 tuổi thì sau này, bệnh nhân sẽ trở thành nhược thị (lòa); lúc đó, kính sẽ không có tác dụng nữa.
Về giải lao mắt, khi lao động bằng mắt, cứ khoảng 45 phút thì nên cho mắt nghỉ một lần (khoảng 7-10 phút) bằng cách nhìn xa 5 m hoặc lim dim như người tập thiền.
AloBacsi.vn Theo BS Hoàng Sinh - Sức khỏe & Đời sốngChủ đề liên quan:
Alobacsi.vn bệnh cận thị BS Hoàng Sinh cận thị đeo kính nhược thị tăng độ tật khúc xạ