Làm sao phòng tránh và thoát khỏi hiện tượng “bóng đè”, BS ơi?
Mỗi lần căng thẳng, khi ngủ anh của em thường rơi vào tình trạng muốn thức dậy nhưng không dậy được. Xin hỏi anh ấy bị gì, làm sao khắc phục?
Chào Mangyte,
Anh em trong 6 tháng gần đây gặp những triệu chứng lạ. Mỗi khi suy nghĩ căng thẳng, khi ngủ (dù sáng hay tối) anh thường rơi vào tình trạng muốn thức dậy nhưng không dậy được, nhận thức được nhưng không cử động được cơ thể trong lúc đó, anh cảm thấy sợ những lúc đó.
Những lúc như vậy gia đình rất lo lắng nên anh có đến BV Hoàn Mỹ kiểm tra, kết quả điện não đồ và điện tâm đồ đều bình thường nhưng triệu chứng vẫn lặp lại.
Hiện gia đình em rất lo lắng và muốn biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của anh nhưng không biết nên khám ở đâu và khoa gì vì lần trước kết quả đều bình thường. Mong Mangyte tư vấn giúp gia đình em.
(Phạm Trâm - TPHCM)
Chào em,
Tình trạng của anh em có khả năng là hiện tượng liệt trong
giấc ngủ, hay "bóng đè" - theo dân gian thường gọi. Tình trạng này
xảy ra khá phổ biến, có đến 40% dân số đã từng trải qua trong đời. Đây chỉ là
hiện tượng S*nh l* bình thường khi cơ thể và não bộ chuyển tiếp giữa trạng thái
thức và ngủ.
Tuy nhiên, có những người thường gặp hiện tượng này là do: căng
thẳng, lo lắng, thiếu ngủ, thay đồi giờ giấc đi ngủ, tư thế ngủ không phù hợp
(thường là nằm ngửa, để tay lên ngực), dùng rượu bia hoặc một số Thu*c ảnh hưởng
đến giấc ngủ. Đôi lúc, bóng đè có thể kèm theo ảo giác như nghe âm thanh, tiếng
động lạ,...
Ngoài ra, bóng đè có thể là biểu hiện của chứng ngủ rũ, nhưng phải
kèm theo các triệu chứng khác: buồn ngủ quá mức ban ngày, mất trương lực cơ
(đột ngột té ngã không chủ ý, nhưng vẫn tỉnh táo), ảo giác khi ngủ.
hiện tượng bóng đè có thể được phòng tránh bằng cách ăn uống
điều độ, tập thể thao, tập thói quen đi ngủ đúng giờ, mặc quần áo rộng rãi khi
đi ngủ, tránh căng thẳng hoặc tập cách thích nghi với các xung đột trong cuộc
sống, tránh uống nhiều rượu bia, thay đổi tư thế ngủ cho thoải mái (thường là
nằm nghiêng phải). Nếu đang ở trong cơn bóng đè, nên giữ bình tĩnh vì hiện
tượng này là bình thường và sẽ nhanh chóng qua (chỉ sau vài giây đến vài phút),
tập trung vào hơi thở, thử cử động các ngón chân, ngón tay.
Anh em có thể áp dụng các biện pháp trên, nó sẽ giúp phòng
tránh cũng như phá vỡ hiện tượng bóng đè. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này vẫn kéo
dài, và nghi ngờ chứng ngủ rũ (như bác sĩ mô tả ở trên), anh em nên đi khám
chuyên khoa Nội thần kinh hoặc Tâm thần kinh, em nhé.
Thân mến,
BS Bùi Diễm Khuê - Mangyte.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-lam-sao-phong-tranh-va-thoat-khoi-hien-tuong-bong-de-bs-oi-2281.html)