Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Món ăn dễ làm chữa ra nhiều mồ hôi Y học cổ truyền

Trong những ngày thời tiết nóng bức, hoặc khi mặc quá nhiều quần áo, ăn uống vội vàng, vận động quá mạnh,...
Trong những ngày thời tiết nóng bức, hoặc khi mặc quá nhiều quần áo, ăn uống vội vàng, vận động quá mạnh,... da tiết nhiều mồ hôi">mồ hôi, thì đó là hiện tượng S*nh l* bình thường. Tuy nhiên, nếu như ngay trong lúc ngồi yên và nhiệt độ không khí bình thường, mà mồ hôi">mồ hôi vẫn tiết xuất một cách dị thường, thì đó là hiện tượng bệnh lý, trong Đông y gọi là “hãn chứng”.

“Hãn chứng” thường được chia ra 4 loại chính: Ra mồ hôi lúc nằm ngủ, thức dậy thì hết, gọi là “đạo hãn” (dân gian gọi là “mồ hôi trộm”); Ra mồ hôi lúc thức, không phải do lao động nặng nhọc hoặc thời tiết nóng, gọi là “tự hãn” (tự ra mồ hôi); Ra mồ hôi ở một khu vực nhất định gọi là “cục bộ hãn”, trong đó “ngũ tâm hãn xuất” - mồ hôi nhiều ở bàn chân bàn tay và trước ngực hay gặp nhất.

Theo Đông y, nguyên nhân dẫn đến “hãn chứng” chủ yếu do “âm hư” hoặc “dương hư”.

Do“âm hư”:mồ hôi vã ra khi nằm ngủ (đạo hãn). Sắc mặt thường bừng đỏ từng hồi - nhất là hai gò má; chất lưỡi đỏ ít rêu; họng khô rát hoặc ho khan ít đờm; lòng bàn chân bàn tay và trước ngực thường hâm hấp nóng, hay sốt nhẹ về chiều.

Do “dương hư”: mồ hôi tiết ra chủ yếu về ban ngày, lúc thức, nhưng đôi khi cả khi nằm ngủ. Kèm theo các triệu chứng như: sắc diện không tươi hoặc trắng nhợt, ... Người “dương hư” còn chịu lạnh kém và có 2 đặc điểm nổi bật là: Đầu ngón chân thường hơi lạnh, chỉ vận động một chút là mồ hôi vã ra đầm đìa.

Một số món ăn, bài Thu*c chữa chứng vã mồ hôi

Nước sắc lá dâu non: Dùng lá dâu non một nắm con (khoảng 20g), phơi trong bóng mát, sắc lấy nước, uống thay nước trong ngày. Hoặc cũng có thể thái nhỏ lá dâu, nấu với thức ăn làm món canh ăn trong bữa cơm. Tác dụng: Chữa “mồ hôi trộm” do “âm hư”.

Thịt trai hầm với hẹ: Dùng thịt trai (hoặc thịt hến, thịt hàu) 30g, rau hẹ 60g. Thịt trai ngâm nước ấm một lúc, cho hẹ đã cắt ngắn vào, hầm chín, ăn trong các bữa cơm. Tác dụng: Tư âm tráng dương, dùng chữa mồ hôi trộm do cơ thể suy yếu.

Canh lươn: Lươn 150-200g. Dùng nước nóng rửa lươn cho hết nhớt; mổ bụng bỏ nội tạng, thái nhỏ, rán với chút dầu ăn hoặc mỡ cho vàng thẫm; thêm nước vào nấu canh ăn mỗi ngày 1 lần, liên tục 3 ngày. Tác dụng: Chữa mồ hôi trộm do “âm hư”.

Nước sắc táo tàu rễ lúa nếp: Dùng rễ lúa nếp 30-60g, táo tàu 6-7 quả; sắc nước uống trong ngày. Tác dụng: Chữa cả “tự hãn” do Dương hư và “đạo hãn” do Âm hư.

Thu*c đắp trên rốn: Ngũ bội tử nghiền thành bột mịn. Hàng ngày, lấy khoảng một thìa bột Thu*c, trộn với nước trắng hoặc mật ong thành một thứ bột mềm, đắp kín rốn rồi dùng băng dính cố định lại. Mỗi ngày thay Thu*c một lần. “Ngũ bội tử” là vị Thu*c khai thác từ “cây muối”, một loài cây nhỡ, rất phổ biến ở các miền đồi núi nước ta. Ở miền xuôi và thành phố, có thể mua ngũ bội tử với giá rất rẻ, tại hầu hết các cửa hàng Đông dược.

Lương y:

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mon-an-de-lam-chua-ra-nhieu-mo-hoi-y-hoc-co-truyen-15036.html)

Tin cùng nội dung

  • 10 thực phẩm sau nếu được sử dụng hàng ngày sẽ rất tốt cho các cặp đôi muốn sinh em bé.
  • Mãn kinh là hiện tượng S*nh l* diễn ra ở nhóm phụ nữ trung tuổi, gây ra hàng loạt thay đổi về thể chất lẫn tinh thần như bốc hỏa, tăng cân, bất ổn tâm tính hay mất ngủ...
  • Nắng nóng như thiêu như đốt trên 40 độ C khiến nhiều trẻ nhỏ lũ lượt được đưa đi khám với biểu hiện sốt do say nóng, trẻ sốt cao nhưng mũi họng không có biểu hiện viêm nhiễm, chảy nước.
  • Lâu nay các bà mẹ cứ nghĩ cho con ăn thức ăn có nhiều protein là tốt, tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng chế độ ăn nhiều protein làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu làm ảnh hưởng đến việc tăng trưởng chiều cao của con trẻ...
  • Không chỉ là thực phẩm thông dụng, những món ăn từ thịt hến còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, trừ phiền nhiệt, lợi tiểu,…
  • Đông y cho rằng vị thanh cao dùng lâu không có hại mà còn làm cho ăn ngon cơm, chóng tiêu, chữa mệt mỏi về cơ thể và trí não.
  • Theo Y học cổ truyền, Thuốc trặc có vị cay, tính ấm. Có tác dụng khứ ư sinh tân (tiêu trừ ứ tích, sinh tân dịch), tiêu thũng chỉ thống (tiêu sưng thũng, giảm đau), tục cân tiếp cốt (nối gân liền xương).
  • Theo y học cổ truyền, thổ nhân sâm có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế sinh tân.
  • Dược liệu của vỏ hàu tên Thu*c trong y học cổ truyền là mẫu lệ, có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố tinh, làm dịu, giảm đau, được dùng trong những trường hợp sau:
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY