Sức khỏe hôm nay

Nguy cơ ung thư ở trẻ em do Thuốc diệt côn trùng trong nhà

Phân tích 16 nghiên cứu được tiến hành từ những năm 1990 thấy rằng những trẻ phơi nhiễm với Thuốc diệt côn trùng trong nhà bị tăng nguy cơ ung thư máu.
Cũng có mối liên quan yếu hơn giữa phơi nhiễm với Thuốc diệt cỏ và nguy cơ bệnh bạch cầu.

Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Pediatrics, không chứng minh rằng các chất diệt côn trùng trực tiếp góp phần gây ung thư. Và nếu có thì nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ.

"Chung tôi chưa biết mức độ phơi nhiễm bao nhiêu thì gây bệnh, hoặc liệu có thời gian cụ thể nào không? Ví dụ như trong khi mang thai? hay là trước khi mang thai? Những điều này còn cần nghiên cứu thêm”, Chensheng (Alex) Lu, phó giáo sư sinh học môi trường tại trường Y tế công cộng Harvard giải thích.

Mặc dù vậy, PGS Lu cho rằng cần hành động ngay bây giờ, bằng cách hạn chế sự tiếp xúc của trẻ em với các chất diệt côn trùng - nhất là các chất diệt côn trùng trong nhà mà nghiên cứu đã thấy có liên quan với bệnh bạch cầu và bệnh lympho.

Ung thư trẻ em rất may là khá ít gặp: Ở Mỹ, dự kiến trong năm 2015 chỉ có chưa đến 10.400 trẻ dưới 15 tuổi bị ung thư. Bệnh bạch cầu và bệnh lympho là hai loại ung thư máu nằm trong số những ung thư hay gặp nhất ở trẻ em.

Nhưng không như bệnh ung thư ở người lớn, thường là kết quả của những yếu tố lối sống và môi trường sau hàng chục năm, phần lớn ung thư ở trẻ em là do ngẫu nhiên.

Đã có nhiều nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa Thuốc diệt côn trùng và một số ung thư ở trẻ em. Thêm nữa, cũng là hợp lý về mặt sinh học khi cho rằng các hóa chất có thể góp phần gây ung thư ở một số trẻ nhạy cảm.

Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp kết quả từ 16 nghiên cứu quốc tế được tiến hành từ năm 1993 - 2013. Tất cả những nghiên cứu này đã so sánh trẻ bị ung thư với một nhóm trẻ khỏe mạnh, và đánh giá về tiền sử phơi nhiễm Thuốc diệt côn trùng thông qua phỏng vấn cha mẹ trẻ.

Nhìn chung, trẻ tiếp xúc với Thuốc diệt côn trùng trong nhà dễ bị bệnh bạch cầu và bệnh lympho hơn 43 – 47%. Thuốc diệt côn trùng ngoài nhà không liên quan với ung thư.

Đồng thời, trẻ phơi nhiễm với Thuốc diệt cỏ có nguy cơ bệnh bạch cầu cao hơn 26%.

Những con số này có vẻ đáng báo động, nhưng các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng không nên quá hoảng sợ. "Điều này có nghĩa là thay vì có 1/10.000 trẻ bị bệnh bạch cầu, thì bạn sẽ có 1,5/10.000 trẻ”.

Đây là nguy cơ rất nhỏ, song là yếu tố nguy cơ có thể tránh được.

Nếu côn trùng trong nhà là vấn đề, thì vẫn có những giải pháp “không hóa chất” để giải quyết, vì dụ như loại bỏ những nguồn thức ăn của côn trùng và sử dụng bả hoặc bẫy.

Nhưng trẻ em cũng có thể phơi nhiễm với Thuốc diệt côn trùng ở ngoài nhà – như ở trường học, công viên hoặc sân chơi, vì thế cũng nên hạn chế sử dụng Thuốc diệt côn trùng ở những nơi này.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguy-co-ung-thu-o-tre-em-do-thuoc-diet-con-trung-trong-nha-17741.html)

Tin cùng nội dung

  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY