Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tại sao khi mua Thuốc ho, sốt phải khai báo y tế?

Trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay thì những người đi mua các loại Thuốc trị ho, sốt... cần phải khai báo y tế.

Những Thuốc nào trị ho, sốt… ?

Theo Danh mục các loại Thuốc không kê đơn của Bộ Y tế, các loại Thuốc trị ho, sốt, cảm cúm mà không cần kê đơn như:

Acetylcystein: Là Thuốc được sử dụng khá phổ biến để điều trị ho có đờm. Thuốc có tác dụng tiêu đờm nhầy trong một số bệnh lý đường hô hấp có tăng tiết đờm nhầy do cắt các liên kết disulfide trong mucoprotein (thành phần của chất nhầy) nên làm giảm độ quánh của chất nhầy. Từ đó chất nhầy được tống ra khỏi đường hô hấp dễ hơn bằng cách ho, dẫn lưu tư thế hoặc bằng phương pháp cơ học.

Bromhexin hydrochlorid: Là chất có tác dụng long đờm. Do hoạt hóa tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi acid mucopolysaccharid nên Thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Giúp đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.

Paracetamol: Là hoạt chất giúp giảm đau và hạ sốt, được sử dụng để điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh và sốt... 

nha thuocKhai báo y tế khi mua Thuốc ho, sốt... giúp phát hiện người mắc COVID-19.

Khai báo y tế tại nhà Thuốc – một kênh giúp phát hiện sớm, ngừa lây lan dịch COVID-19

ThS.DS. Đỗ Văn Dũng – Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, do các triệu chứng của cảm cúm và viêm đường hô hấp cấp, trong đó có COVID-19 tương đối giống nhau. Các bệnh này đều có biểu hiện lâm sàng như ho, sốt, đau họng, đau đầu, mệt mỏi…

Khi có các triệu chứng trên, người bệnh thường ít khi đi khám mà có xu hướng tìm đến các nhà Thuốc để mua các loại Thuốc hạ sốt, giảm đau, trị ho, giảm đau đầu, giảm mệt mỏi…

Vì vậy, việc khai báo y tế tại các nhà Thuốc khi mua các loại Thuốc này sẽ giúp phát hiện những người có khả năng mắc COVID-19, đặc biệt đối với những người có tiền sử: Đã từng đến những vùng dịch tễ có nguy cơ cao, có tiếp xúc gần với F1, F2…

Hơn nữa, hiện nay các nhà Thuốc đều có kết nối với Cổng thông tin Dược quốc gia nên có thể dễ dàng nhập và lưu các thông tin người mua Thuốc… Những dữ liệu này rất hữu ích trong việc truy vết, dò tìm người nhiễm COVID-19 một cách nhanh chóng, tiện lợi, giúp các cơ quan y tế phán đoán, truy vết, khoanh vùng… dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngược lại, các trường hợp có những triệu chứng trên mà không khai báo y tế nếu có nhiễm SARS-CoV-2 thì việc nắm bắt thông tin, truy tìm, truy vết của các lực lượng chức năng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Việc khai báo y tế bắt buộc khi mua Thuốc ho, sốt… là chủ trương phù hợp và đúng đắn trong tình hình dịch bệnh có xu hướng lan ra cộng đồng như hiện nay ở nước ta. Đây là một trong những giải pháp tốt giúp ngăn chặn dịch bệnh.

Ngày 17/5, Sở Y tế TP.HCM đã ra văn bản khẩn về việc khai báo y tế với người mua Thuốc điều trị triệu chứng hô hấp. Theo đó, các dược sĩ bán Thuốc phải hướng dẫn người mua Thuốc khai báo y tế tại địa chỉ http://tokhaiyte.vn hoặc các ứng dụng NCoV, Vietnam Health Declaration trên điện thoại. Việc khai báo này áp dụng với những người mua Thuốc điều trị các triệu chứng liên quan đến hô hấp như ho, sốt, đau họng, khó thở... Các cơ sở bán lẻ Thuốc phải báo cáo cơ quan chức năng hoặc qua đường dây nóng tiếp nhận thông tin COVID-19 để theo dõi, giám sát các trường hợp nghi nhiễm.

Xem thêm: Thuốc ho: Tuy quen thuộc, nhưng không dễ sử dụng

                 Dùng Thuốc trị ho khan hiệu quả

Mai Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tai-sao-khi-mua-thuoc-ho-sot-phai-khai-bao-y-te--n192744.html)
Từ khóa: thuốc ho

Chủ đề liên quan:

thuốc ho

Tin cùng nội dung

  • Có nhiều nguyên nhân làm trẻ ho như cảm lạnh, nhiễm vi khuẩn, virut, dị ứng với các vật lạ... Thuốc ho chỉ làm giảm ho tạm thời mà không thể chữa khỏi ho.
  • Thuốc trị ho phối hợp nhiều hóa dược: khi dùng cho trẻ em, người già, cần được bác sĩ khám bệnh chỉ định.
  • Một trong những tác dụng của codein (cô - đê - in) là giảm ho. Thế nhưng không phải hễ cứ bị ho là ra hiệu Thuốc mua ngay Thuốc ho codein về uống.
  • Đa số cơn đau họng do virus gây ra, vì thế dùng Thu*c kháng sinh là vô ích. Điều này cũng đúng với bệnh viêm phế quản cấp.
  • Nghiên cứu gần đây cho thấy, Thuốc ho Thuốc cảm dành cho trẻ em không giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Trong một số trường hợp, chúng có thể gây nguy hiểm.
  • Cảm lạnh (CL) là bệnh thường xảy ra nhất là từ tháng 11 tới tháng 4. Trong khoảng thời gian này, bệnh xuất hiện với ba cao điểm: vào mùa thu khi trẻ em bắt đầu đi học, rồi giữa mùa đông và cuối cùng là vào mùa xuân khi mà mọi người tưởng là đã không còn bị CL viếng thăm.
  • Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều nhãn Thuốc mang tên Bổ phế của nhiều đơn vị sản xuất khác nhau, những cái tên na ná khiến nhiều người dùng không khỏi nhầm lẫn.
  • Thời gian qua có nhiều thông tin về việc học sinh sử dụng Thuốc ho recotus phải vào viện cấp cứu… làm cho các bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng? Vậy recotus là loại Thuốc gì và vì sao một số học sinh lạm dụng loại Thuốc này?
  • Trên thị trường hiện có nhiều loại Thuốc ho. Có Thuốc dùng trong ho có đờm, có Thuốc dùng trong ho khan. Vậy Thuốc ho dextromethorphan dùng trong trường hợp ho nào?
  • Trong suốt cuộc đời, hầu như ai cũng nhiều lần bị ho. Người ta có thể chủ động ho, nhưng trong đa số trường hợp, ho xảy ra ngoài ý muốn và động tác này có tính chất phản xạ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY