Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Vài điểm cần lưu ý khi dùng Thuốc trị ho

Thuốc trị ho phối hợp nhiều hóa dược: khi dùng cho trẻ em, người già, cần được bác sĩ khám bệnh chỉ định.
Thời tiết thay đổi khiến cho nhiều người dễ mắc các chứng như ho, cảm, sổ mũi..., bệnh rất hay gặp ở người già và trẻ nhỏ. Khi mới chớm ho có thể dùng các Thuốc chữa ho đơn giản.

Ho là một phản ứng tốt của cơ thể để tống các dị vật hoặc đờm khỏi đường thở (phế quản, họng). Khi bị ho trước tiên người bệnh nên dùng các Thuốc trị ho thông thường theo cách của dân gian như: chanh, quất, mật ong, lá hẹ, húng chanh, gừng tươi, nghệ tươi, quả kha tử (một quả kha tử chia thành 5 - 8 miếng nhỏ (tùy quả to, nhỏ) mỗi lần ngậm một miếng rồi nuốt nước có tác dụng chống ngứa cổ, giảm ho rất tốt về ban đêm cho các loại ho)... và Thuốc chống dị ứng. Tuy nhiên, sau khi dùng các Thuốc trên mà bệnh không thuyên giảm cần đến bác sĩ khám, xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ho để chỉ định dùng Thuốc được hiệu quả. Vì ho còn là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như ho do trào ngược dạ dày thực quản thì không cần dùng Thuốc trị ho có đờm hiệu quả">Thuốc trị ho mà dùng Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản sẽ hết ho. Ho do Thuốc trị tăng huyết áp loại ức chế men chuyển như captopril..., khi thay Thuốc trị tăng huyết áp khác thì hết ho.

Dưới đây là một số điểm cần đặc biệt lưu ý khi dùng Thuốc trị ho:

- Trẻ dưới 1 tuổi không được dùng mật ong, dưới 6 tuổi không được dùng Thuốc ho có bạc hà, menthol.

- Thuốc trị ho phối hợp nhiều hóa dược: khi dùng cho trẻ em, người già, cần được bác sĩ khám bệnh chỉ định.

- Thuốc trị ho đông dược có chứa thạch xương bồ, thủy xương bồ: hiện nay cấm lưu hành vì vậy tuyệt đối không sử dụng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vai-diem-can-luu-y-khi-dung-thuoc-tri-ho-14234.html)

Tin cùng nội dung

  • Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày
  • Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh
  • Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.