Dinh dưỡng hôm nay

Tăng cường miễn dịch đường tiêu hóa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh

Hầu hết, trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng cho đến 4 tuổi – giai đoạn được coi là “khoảng trống miễn dịch” - rất hay gặp phải vấn đề về tiêu hóa, như: rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm tăng cân, kém hấp thu…
Hầu hết, trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng cho đến 4 tuổi – giai đoạn được coi là “khoảng trống miễn dịch” - rất hay gặp phải vấn đề về tiêu hóa, như: rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm tăng cân, kém hấp thu… Trong khi đó, đây lại là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ về sau. Vì vậy, hiểu thế nào là “khoảng trống miễn dịch” cùng với phương pháp tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa của trẻ trong thời kỳ này là điều cần thiết để trẻ có sức khỏe tốt và phát triển bền vững.

Thế nào là “khoảng trống miễn dịch”.

“Khoảng trống miễn dịch” là thuật ngữ để chỉ trạng thái miễn dịch của cơ thể trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng cho đến khoảng 3 hoặc 4 tuổi. Khi mới sinh, cơ thể trẻ đã có khả năng miễn dịch nhờ các kháng thể được mẹ truyền cho trong quá trình mang thai. Ở trẻ bú mẹ, sữa mẹ là nguồn cung cấp các kháng thể thụ động giúp cơ thể tiếp tục duy trì được khả năng phòng chống bệnh tật. Các kháng thể này đều là kháng thể sẵn có, sẽ giảm dần về số lượng trong khoảng 6 tháng đầu sau sinh, trong khi hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh để tự sản xuất ra kháng thể, dẫn đến khả năng miễn dịch của trẻ sẽ yếu dần. Khi trẻ được 3 hoặc 4 tuổi, hệ thống này mới được hoàn thiện và cơ thể trẻ mới có thể sản xuất đầy đủ các kháng thể giúp chống lại các yếu tố gây bệnh. Vì vậy, trong giai đoạn từ 6 tháng đến 4 tuổi, trẻ rất hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nhất là những bệnh về tiêu hóa và hô hấp.

Hệ tiêu hóa của trẻ trong thời kỳ “khoảng trống miễn dịch”

Hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời, nhất là thời kỳ “khoảng trống miễn dịch”, chưa phát triển hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng. Ở giai đoạn này, trẻ có những sự thay đổi quan trọng về chế độ ăn, bắt đầu chuyển từ sữa sang ăn các loại thực phẩm khác như bột, cháo, cơm.. Việc liên tục làm quen với thức ăn mới lạ khiến hệ tiêu hóa của trẻ phải “hoạt động” nhiều hơn và tăng cường sản xuất enzyme tiêu hóa.

Bên cạnh đó, thời kỳ này, trẻ gia tăng sự tiếp xúc với môi trường bên ngoài, với bản tính tò mò, ưa khám phá, nên nguy cơ xâm nhập của các tác nhân gây bệnh lại càng cao. Khi trẻ bị bệnh, việc sử dụng một số Thu*c điều trị, nhất là Thu*c kháng sinh khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Những yếu tố trên dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, giảm hấp thu dinh dưỡng; lâu ngày trẻ sẽ biếng ăn khiến cơ thể thiếu chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài.

tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa của trẻ bằng cách nào?

Để tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, cha mẹ cần chú ý:

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Trẻ được bú mẹ đầy đủ sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định và là tiền đề để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh trong suốt giai đoạn tiếp theo.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, duy trì chế độ ăn hợp lý và đúng giờ, đồ ăn phù hợp theo từng lứa tuổi, cho bé ăn đồ ăn tươi và dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, sữa chua. Hạn chế những thức ăn nhiều chất béo, chất đạm cũng như những thức ăn để lâu ngày, dễ ôi thiu.

Cho trẻ ngủ đủ giấc, giấc ngủ sâu, chỗ ngủ yên tĩnh thoáng mát khiến cơ thể trẻ thoải mái, hệ miễn dịch cũng sẽ được tăng cường. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, tần suất cho ăn đêm nên giảm dần để tránh làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung kẽm, emzymes tiêu hóa và probiotics – vi khuẩn có lợi- có khả năng tăng cường chức năng tiêu hóa và khả năng miễn dịch. Các nhóm vi khuẩn hay được sử dụng như lactobacillus; bifidobacterium… có khả năng cạnh tranh ức chế vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột, tạo acid lactic. Enzyme giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kích thích các tế bào biểu mô ruột sản sinh kháng thể..

Olymdiges bổ sung phức hợp 5 chủng Vi khuẩn có lợi (Probiotics) và 5 Enzymes tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch đường tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa cho trẻ nhỏ, hoặc dùng trong các trường hợp tiêu chảy đầy bụng, chướng hơi, mất cân bằng hệ vi khuẩn do dùng kháng sinh. Ngoài ra, thành phần Kẽm, Tinh chất men bia tươi và FOS trong Olymdiges, còn giúp cải thiện cảm giác ngon miệng, phòng ngừa táo bón, hỗ trợ chuyển hóa chất dinh dưỡng.

Olymdiges với sự phối hợp những thành phần ưu việt có thể coi là một giải pháp hữu hiệu dành cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng và các trẻ gặp phải vấn đề về tiêu hóa, hấp thu.

Hotline tư vấn: 0976.558.066

Thông tin sản phẩm, tham khảo tại: http://olympus.net.vn

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là Thu*c, không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tang-cuong-mien-dich-duong-tieu-hoa-giup-tre-phat-trien-khoe-manh-11905.html)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Quan tâm chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng trong đời sống hằng ngày có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề khi bạn ngày càng lớn tuổi hơn. Chăm sóc sức khỏe răng miệng đơn giản là chải (đánh) răng, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và được thăm khám răng miệng định kỳ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY