Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Thận trọng với sốt xuất huyết khi mang thai

Mọi người đều có thể mắc sốt xuất huyết Dengue, trong nhiều trường hợp có biểu hiện giống cúm nhẹ và một số trường hợp biểu hiện nặng.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ có thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con.

Biểu hiện trên phụ nữ có thai rất khó lường. Do vậy, khi đang có thai mà mắc sốt xuất huyết, cần nhập viện điều trị ngay. Bệnh diễn biến nhanh và đa dạng gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn sốt: Sốt cao đột ngột, liên tục. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. Da sung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Có thể chảy máu dưới da, chân răng, chảy máu cam. Mệt nhiều.

Giai đoạn nguy hiểm: Thường ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh.Người bệnh có thể còn sốt hoặc giảm sốt, có thể có các biểu hiện sau: vật vã hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, kẹt, tiểu ít. Xuất huyết dưới da. Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu, ra máu *m đ*o bất thường. Cận lâm sàng: máu cô đặc, tiểu cầu giảm, men gan tăng. Trong trường hợp nặng, rối loạn đông máu.

Giai đoạn hồi phục: Sau 1 - 2 ngày của giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định, tiểu nhiều.

Vì vậy, thai phụ cần cẩn trọng hơn, đi khám bệnh ngay nếu có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm siêu vi. Việc dùng Thu*c trong thai kỳ cũng rất nghiêm ngặt nên nhất thiết thai phụ phải đến gặp bác sĩ, không tự mua Thu*c uống.

Dấu hiệu và triệu chứng sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết Dengue có 3 mức độ:

Ở mức độ nhẹ (sốt xuất huyết Dengue): có thể có các dấu hiệu như sốt, da sung huyết, phát ban.

Ở mức độ vừa (sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo): Phụ nữ có thai có Dengue phải được nhập viện khi có các dấu hiệu sau: vật vã, lừ đừ, li bì, đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan; gan to, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít...

Xét nghiệm: Máu cô đặc, tiểu cầu giảm nhanh.

Ở mức nặng (sốt xuất huyết Dengue nặng): Bệnh nhân có Dengue nặng phải nhập viện điều trị tích cực khi có các triệu chứng sau: Bệnh nhân sốc: vật vã, li bì, lạnh đầu chi, da ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, kẹt. Xuất huyết nặng: chảy máu cam, chảy máu tiêu hóa, chảy máu *m đ*o... Suy tạng.

Ngoài các dấu hiệu trên, phụ nữ có thai phải lưu ý thêm các dấu hiệu: thai ít máy, ra máu *m đ*o, đau bụng cơn và bụng co cứng liên tục, đau dữ dội có thể triệu chứng của suy thai, rau bong non, sinh non, trẻ sinh nhẹ cân. Trong lúc chuyển dạ trẻ có thể bị suy thai cấp, khi người mẹ có chỉ định sinh mổ thì có nguy có chảy máu nặng đe dọa đến tính mạng.

Không có bằng chứng khoa học có sự truyền virut Dengue từ mẹ sang con khi trong bào thai khi chưa có chuyển dạ.

Trong lúc chuyển dạ, mẹ bị Dengue có thể em bé sẽ bị sốt trong 1-2 tuần tuổi, điều đó rất khó khăn để điều trị. Những dấu hiệu cần chú ý với em bé như sau: sốt cao từ 40 độ trở lên hoặc hạ nhiệt độ dưới 36 độ, cáu gắt, kích động hoặc li bì, bỏ bú, phát ban.

Do không có vắc-xin dự phòng Dengue cho phụ nữ mang thai và không có Thu*c điều trị đặc hiệu, chỉ có thể điều trị triệu chứng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh thai phụ cần đi khám để có chỉ định điều trị. Những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể tự khỏi trong vòng vài ngày và có thể điều trị, theo dõi bệnh tại nhà. Điều trị Dengue vừa và nặng phải được điều trị ở bệnh viện chuyên khoa lây hoặc khoa hồi sức có kết hợp với sản khoa.

Thai phụ nếu mắc bệnh này sẽ rất nguy hiểm, nhất là trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Do tác động của tình trạng sốt cao và rối loạn đông máu, thai có nguy cơ bị sẩy, ch*t lưu trong giai đoạn đầu. Nếu bệnh ở cuối thai kỳ và trong khi chuyển dạ, có thể gây nhiều, Tu vong cho cả mẹ lẫn con.

Bệnh này cũng dễ bị chẩn đoán nhầm với tình trạng nhiễm virut thông thường, nhất là ở thai phụ đã có sẵn tình trạng pha loãng máu S*nh l* nên rất khó phát hiện thông qua xét nghiệm tình trạng đông máu.

Vì vậy, thai phụ cần cẩn trọng hơn, đi khám bệnh ngay nếu có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm virut. Việc dùng Thu*c trong thai kỳ cũng rất nghiêm ngặt nên nhất thiết thai phụ phải đến gặp bác sĩ, không tự mua Thu*c uống. Dưỡng bệnh đúng cách, kỹ lưỡng cũng là cách bạn hạn chế những nguy cơ cho mình và con.

Trên hết, thai phụ cần giữ tâm trạng bình tĩnh, không quá lo lắng, tuân thủ hướng dẫn của thầy Thu*c trị bệnh lẫn thầy Thu*c theo dõi thai. Nếu đã gần kỳ sinh nở mà đang bệnh, nên sắp xếp để đi sinh tại bệnh viện phụ sản lớn, bệnh viện tuyến tỉnh - nơi có đầy đủ phương tiện và nhân lực để ứng phó với các tình huống xấu.

Tốt nhất nên chủ động phòng bệnh trong mùa mưa, vệ sinh môi trường sống, diệt lăng quăng, diệt muỗi, ngủ màn kể cả ban ngày, khai quang môi trường, không để nước đọng tạo điều kiện cho muỗi sinh đẻ...

Khi bị sốt xuất huyết, không tự truyền dịch khi không có chỉ định của bác sĩ. Không dùng các Thu*c hạ sốt khác không phải paracetamol (nếu dùng phải hỏi bác sĩ). Cần theo dõi ở các khoa cấp cứu hoặc khoa lây và có sự kết hợp chuyên môn của bác sĩ sản khoa. Sốt xuất huyết khi chuyển dạ là cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ băng huyết sau sinh và có thể Tu vong.

BS. Lê Thị Hiếu

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/than-trong-voi-sot-xuat-huyet-khi-mang-thai-n165927.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY