Bài thuốc dân gian hôm nay

Thiên nhân, khí hậu với sức khỏe con người

Người xưa cho rằng: Sự khác nhau giữa thủy, thổ, tập quán, sinh hoạt, thể chất và bệnh tật có liên quan đến sự biến hóa khí hậu của từng vùng.

Những vùng khí hậu lạnh, đất cao phần nhiều lắm táo khí, những vùng đất thấp nhiều thấp khí. Cho nên khí hậu, thiên thời, tính chất của đất, nước giữa các vùng miền cũng khác nhau, nên về S*nh l* và bệnh lý của con người cũng khác nhau.

Vùng giáp biển gần nước, dân cư ăn nhiều cá, thích ăn mặn, da đen, lỗ chân lông thưa, thường dễ mắc bệnh ngoài da. Những vùng núi cao, gió nhiều, đất khô, ăn nhiều thịt, người béo, lỗ chân lông kín tà khí khó xâm nhập, bệnh phần nhiều chủ yếu là nội chứng. Phía Nam khí hậu nóng, dương khí thịnh, thích ăn chua, hoặc thức ăn đã ướp muối, da dẻ đỏ, bệnh phần nhiều thuộc cân(gân) mạch, co cứng, tê dại…Cư dân sống ở thành thị đất bằng phẳng, nhiều ẩm thấp, lao động nhàn rỗi, ăn uống đầy đủ thường hay mắc các chứng suy, khuyết, nghịch. Khi điều trị ngoài dùng Thu*c, cần hướng dẫn bệnh nhân tập luyện, xoa bóp, vận động.

Người xưa cho rằng: Sự khác nhau giữa thủy, thổ, tập quán, sinh hoạt, thể chất và bệnh tật có liên quan đến sự biến hóa khí hậu của từng vùng. Những vùng khí hậu lạnh, đất cao phần nhiều lắm táo khí, những vùng đất thấp nhiều thấp khí. Cho nên khí hậu, thiên thời, tính chất của đất, nước giữa các vùng miền cũng khác nhau, nên về S*nh l* và bệnh lý của con người cũng khác nhau. Vùng giáp biển gần nước, dân cư ăn nhiều cá, thích ăn mặn, da đen, lỗ chân lông thưa, thường dễ mắc bệnh ngoài da. Những vùng núi cao, gió nhiều, đất khô, ăn nhiều thịt, người béo, lỗ chân lông kín tà khí khó xâm nhập, bệnh phần nhiều chủ yếu là nội chứng.

Phía Nam khí hậu nóng, dương khí thịnh, thích ăn chua, hoặc thức ăn đã ướp muối, da dẻ đỏ, bệnh phần nhiều thuộc cân(gân) mạch, co cứng, tê dại…Cư dân sống ở thành thị đất bằng phẳng, nhiều ẩm thấp, lao động nhàn rỗi, ăn uống đầy đủ thường hay mắc các chứng suy, khuyết, nghịch. Khi điều trị ngoài dùng Thu*c, cần hướng dẫn bệnh nhân tập luyện, xoa bóp, vận động.

Khi điều trị cũng cần căn cứ khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán mỗi vùng miền mà dùng phương pháp điều trị khác nhau, dùng liều lượng Thu*c cũng khác nhau. Ví dụ mùa hè mắc chứng sốt cao bệnh nhân ở miền Bắc khí hậu điều hòa hơn nên có thể dùng 16g Thạch cao trong bài “thanh nhiệt lương huyết” là đủ, nhưng ở miền Trung gió Lào thổi mạnh, nóng khô nên Thạch cao Phải dùng 20g thậm chí 30g và phải gia thêm các vị Thu*c lương huyết, sinh tân thì mới giảm sốt. Ở phía Nam nắng nóng hơn nhưng nhiều nước nên phần nhiều mắc chứng sốt do thấp nhiệt, khi điều trị, ngoài thanh nhiệt phải gia thêm các vị tán thấp mới có kết quả. đấy là phương pháp chữa bệnh theo khí hậu thổ nghi và tập quán của Đông y.

thien-nhan-khi-hau-voi-suc-khoe-con-nguoi-1

Cách dưỡng sinh phòng bệnh: Trong Đông y việc dưỡng sinh phòng bệnh để bảo tồn sự sống của con người là hết sức quan trọng. Nhưng phải phù hợp với khí hậu bốn mùa. Mọi sinh hoạt phải thích ứng với qui luật sinh, trưởng, thu, tàng, giữ gìn nhịp nhàng giữa tự nhiên và cơ thể để đạt được mục đích: Dưỡng sinh, dưỡng trưởng, dưỡng thu, dưỡng tàng. Để người và tự nhiên là một khối thống nhất không bị “khí lục dâm” làm tổn hại đến sức khỏe.

Lấy rèn luyện cơ thể mà nói: Trong một ngày khí hậu từng giai đoạn cũng khác nhau. Buổi sáng là khí hậu của mùa xuân, buổi trưa là khí hậu của mùa hạ, chập tối là khí hậu của mùa thu, nửa đêm là khí hậu của mùa đông. Ban ngày dương khí nhiều, âm khí ít. Ban đêm âm khí nhiều, dương khí ít. Buổi sáng công năng của dương khí vượng nên tập thể dục vào buổi sáng để thu được nhiều năng lượng của dương khí. Không nên tập thể dục hoặc đi bộ vào buổi tối, vì buổi tối nhiều âm khí, hít nhiều âm khí vào cơ thể không tốt cho sức khỏe, sau một thời gian sẽ sinh bệnh thuộc hàn chứng, tích trệ...

Cách điều trị bệnh: Dựa trên nguyên tắc sinh, trưởng, hóa, thu, tàng. Kết hợp với vị khí của Thu*c và khí của ngũ tạng lục phủ trong cơ thể. Theo qui luật sinh khắc của ngũ hành trong bốn mùa mà định ra phép tắc dùng Thu*c trong chữa bệnh: Mùa xuân khí thăng phát thiên thắng, không nên dùng nhiều Thu*c khổ hàn, tả hỏa làm tổn hao dương khí. Mùa hạ thử khí thiên thắng, không nên dùng nhiều Thu*c tân ôn làm tổn thương âm khí. Mùa trường hạ nhiều thấp khí, không nên dùng nhiều Thu*c nê trệ, nhuận, dẫn đến trệ thấp tà khí lưu lại trong cơ thể. Mùa thu khí hậu khô táo, không nên dùng nhiều Thu*c cường táo, làm hao tổn tân dịch. Mùa đông là mùa bế tàng, không nên dùng nhiều Thu*c khai tiết, hoặc Thu*c hàn tiết, làm tổn thương dương khí.

Đó là cách sống, sinh hoạt, phòng bệnh, dưỡng sinh, chữa bệnh, mà người xưa đã dày công nghiên cứu, qua quá trình biến hóa của tự nhiên, đúc rút để lại cho đời sau…

TTND.BS. Nguyễn Xuân Hướng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thien-nhan-khi-hau-voi-suc-khoe-con-nguoi-45395.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY