Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Thực hư tác hại Ch?t người của bột ngọt

Bột ngọt hay các gia vị khác vẫn thường được sử dụng phổ biến trong nấu ăn vì chúng giúp món ăn thêm ngon và đậm đà hơn. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ lo lắng việc sử dụng bột ngọt là không an toàn cho sức khỏe. Vậy bột ngọt liệu có hại như mọi người vẫn nghĩ?
bột ngọt có hại như lời đồn

Tính an toàn của bột ngọt đã được thẩm định bởi nhiều tổ chức y tế, sức khỏe trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 1987 đã kết luận: "quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau, bột ngọt an toàn cho người sử dụng và có liều dùng hàng ngày không xác định”. Các tổ chức khác như Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu và Cơ quan Quản lý Thu*c và Thực phẩm của Mỹ cũng đưa ra những kết luận tương tự.

Một số người nội trợ cho hay đôi khi họ cảm thấy khó chịu, mỏi gáy… sau khi ăn những món bún, phở ở hàng quán bên ngoài có nêm nhiều bột ngọt. Từ đó, nhiều ý kiến cho rằng phải chăng bột ngọt là nguyên nhân gây dị ứng, hay gây ra “hội chứng nhà hàng Trung Quốc”. Tuy nhiên, bột ngọt không nằm trong danh sách các thực phẩm gây dị ứng của Codex - Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế. Nghiên cứu được thực hiện bởi Geha năm 2000 tại Mỹ và nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định bột ngọt không phải là nguyên nhân gây ra “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc”.

Như vậy có khả năng những triệu chứng khó chịu kể trên xuất phát từ việc sử dụng bột ngọt không rõ nguồn gốc, hoặc thậm chí là yếu tố tâm lý sau khi nghe những thông tin không hay về bột ngọt.

Lưu ý khi sử dụng bột ngọt

bột ngọt có thể được xem là an toàn đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, bột ngọt vẫn chỉ là một gia vị thông thường, mà gia vị thì chỉ nên được sử dụng hợp lý. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng bột ngọt:

• Thời điểm để nêm bột ngọt vào món ăn: Khi được đun tới nhiệt độ trên 120 độ C, bột ngọt có thể bị chuyển hóa thành sodium glutamate, làm mất hương vị tự nhiên của các món ăn và gây độc hại cho người sử dụng. Không những thế, việc cho bột ngọt vào trước khi nấu còn làm cho món ăn có vị đắng rất khó ăn và không tốt cho sức khỏe. Nhiệt độ 70-90 độ C là tốt nhất để bột ngọt hòa tan trong các món ăn. Vì vậy thời gian tốt nhất để cho loại gia vị này vào là khi đã tắt bếp và món ăn hơi nguội. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho chúng ta mà nó còn làm tăng hương vị cho món ăn. Đối với các món trộn hoặc nộm, có thể hòa tan bột ngọt với một chút nước rồi mới cho vào.

• Kiêng các món ngọt: Khi nấu các món có độ ngọt hay đã sử dụng các loại rau củ quả có vị ngọt tự nhiên như củ cải, cà chua…thì không nên cho thêm bột ngọt vào những món này, nó sẽ dễ phá hủy hương vị ngọt sẵn có. Lượng vừa đủ một người/ngày không nên tiêu thụ quá 6g bột ngọt. Người cao tuổi và bị cao huyết áp, viêm thận, phù nề nên cẩn thận khi dùng bột ngọt.

• Khi nấu các món có vị chua không nên cho bột ngọt vì những thực phẩm có tính acid cao dễ làm thành phần trong gia vị này thay đổi. Nếu cho bột ngọt vào món có độ chua càng cao càng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng cơ thể.

• Cấm kỵ với các món chiên: Với các thực phẩm chiên vàng, cháy xém cạnh, không nên cho trực tiếp bột ngọt lên trên bề mặt vừa mất hương vị đặc trưng lại tổn hại cho dạ dày.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thuc-hu-tac-hai-chet-nguoi-cua-bot-ngot--n128597.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo dự đoán, đến năm 2060, tỉ lệ người già (trên 65 tuổi) so với người trong độ tuổi lao động dự báo sẽ cán mốc hơn 50%. Tình trạng già hóa dân số đang diễn ra trên toàn cầu và kéo theo những gánh nặng về vấn đề kinh tế, y tế bởi những vấn đề phổ biến về sức khỏe, trong đó có chứng sa sút trí tuệ.
  • Có nhiều cách chế biến chà bông (ruốc) thơm ngon. Cùng học ngay cách chế biến chà bông đơn giản, nhanh gọn nhất và an toàn cho sức khỏe.
  • (MangYTe) - Thông tin từ Công an TP Hải Phòng cho biết, cơ quan này vừa phối hợp với Cục Quản lý thị trường phát hiện và thu giữ khoảng 1,3 tấn bột ngọt không có nguồn gốc xuất xứ.
  • Bột ngọt là một chất phụ gia tạo vị ngọt của thịt và rau (vị umami), giúp cho món ăn có hương vị hài hòa, ngon và hấp dẫn hơn, Trong hơn 100 năm được sử dụng trên thế giới, bột ngọt đã hứng chịu khá nhiều lời đồn qua, tiếng lại. Trong đó có ý kiến cho rằng bột ngọt có thể gây mẫn cảm ở người sử dụng. Vậy thực hư tin đồn này như thế nào?
  • Ngày 7/11, Cục phòng vệ thương mại cho biết, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Indonesia.
  • Hà Nội-​Bột ngọt, disodium 5- guanylate, disodium 5- inosinate có khả năng mang lại vị umami cho thực phẩm, giúp món ăn thêm thơm ngon, vừa miệng.
  • Nêm nếm bột ngọt vào món ăn làm tăng hàm lượng glutamate sẵn có từ thực phẩm; giúp món ngon, ngọt hơn; kích thích tiết nước bọt, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
  • Vừa qua, Tòa án Nhân dân Quận 12, TP. HCM cho biết đã tuyên phạt bị cáo Đinh Văn X (SN 1984 tuổi, ngụtại quận 12, TP. HCM) 2 năm tù về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm” theo điều 193 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 có hiệu lực từ 01/01/2018.
  • (MangYTe) - Được phát minh vào năm 1909, bột ngọt (mì chính) là một gia vị quen thuộc trong chế biến món ăn tại gia đình cũng như trong công nghiệp chế biến thực phẩm, với chức năng chính là mang lại vị umami (vị ngọt tương tự như vị của thịt) cho món ăn ngon hơn. Bột ngọt được sản xuất bằng phương pháp lên men tự nhiên từ những nguồn nguyên liệu có nguồn gốc nông nghiệp như mía, sắn (khoai mì)…
  • Sản phẩm Chất điều vị-Bột ngọt (Mì chính) hiệu Ajino Takara (Thailand)- Monosodium Glutamate (MSG)” số xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm: 12039/2014/ATTP-XNCB ngày 14/7/2014 vừa bị dừng lưu hành
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY