Kinh tế xã hội hôm nay

Thương lắm, Lũng Luông!

Cung đường không dài nên tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, tôi cùng đội thiện nguyện Từ Tế tranh thủ làm một chuyến thăm các cháu Trường tiểu học Lũng Luông (huyện Võ Nhai, Thái Nguyên)...

Cung đường không dài nên tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, tôi cùng đội thiện nguyện từ tế tranh thủ làm một chuyến thăm các cháu trường tiểu học lũng luông (huyện võ nhai, thái nguyên) nhân dịp năm học mới. vượt lên sự vất vả của các tình nguyện viên trong hành trình là niềm vui vô bờ của các cháu học sinh, đồng bào dân tộc và thầy cô trên điểm trường cheo leo trên đỉnh núi thượng nung.

Nhọc nhằn đường đến Lũng Luông

Lục tục dậy từ khi màn đêm còn đặc quánh, rồi xe chuyển bánh đúng 4 giờ 30 sáng đúng như kế hoạch. Theo lịch trình thì muộn nhất 8 giờ chúng tôi sẽ có mặt tại Lũng Luông, vì cung đường chỉ dài hơn 100km. Từ quốc lộ 1B, xe chúng tôi rẽ vào tỉnh lộ 271 chạy theo dãy Thượng Nung. Con đường huyện không rộng nhưng khá dễ đi bởi cung đường phẳng phiu và ít người qua lại.

Kế hoạch dường như bị phá vỡ bởi cung đường đi không như dự tính ban đầu. đang đi, đột nhiên thấy cả đoàn xe bỗng khựng lại do một con ngầm lớn. sau khi dò dẫm, một số xe gầm cao quyết tâm lao qua, thế rồi chiếc xe tải cũng không thể vượt qua do chất đầy hàng hóa. sau gần 2 tiếng đồng hồ với sự nỗ lực của cả đoàn, chúng tôi mới đẩy được chiếc xe lên đường. tuy nhiên, khó khăn lại tiếp tục do đoàn xe chở khách không thể vượt qua. cả đoàn, người bám vào xe tải, phần lớn phải cuốc bộ nhằm thẳng đỉnh thượng nung lờ mờ mà thẳng tiến.

Niềm vui được đặt chân đến trung tâm xã chưa kịp thì thất vọng lại ập đến bởi cung đường vào bản lũng luông vô cùng gian khó. con đường đổ bê tông không theo bất cứ một tiêu chuẩn giao thông nào. mặt đường chỉ rộng 2 mét, lái xe chỉ sơ ý một chút là bánh có thể rơi ra ngoài mép đường. hai bên, những vết xẻ núi vẫn tươi màu đá, giữa là con đường mới được hoàn thiện, những mạch nước ngầm chảy ra làm cho mặt đường càng thêm trơn trượt. cánh lái xe sau mấy hồi ga thốc ga tháo mà xe vẫn ỳ ạch nhích từng centimét đường. tình thế mỗi ngày một căng tưởng không có cách giải, chợt anh nguyễn hưng và chị bích hà, hai người có thâm niên đi đường rừng nhanh nhảu nhảy xuống lấy đá chèn và xi nhan cho xe vượt dốc. sau khi xe vượt qua mỏm dốc, chúng tôi đành phải thả bớt người và hàng cho xe vượt tiếp. suốt con đường bê tông in hằn vết trơn trượt của bánh xe, lẫn trong không gian mùi khét lẹt, nồng nặc. nhiều đoạn dốc dựng quá, người dân bên đường phải rải trấu xuống mặt đường cho xe bớt phần trơn trượt. theo thầy giáo hoàng minh phúc, được như bây giờ đã sướng lắm rồi bởi con đường mới được hoàn thiện, chứ chỉ trước đó vài tháng thôi không xe nào vào được ngoài những cuốc xe thồ của người dân bản địa. tất cả hàng hóa muốn vào đều phải cho lên lưng ngựa.

Mái trường nơi đỉnh núi

Nếu xã thượng nung được xếp vào tốp khó khăn nhất của huyện võ nhai và tỉnh thái nguyên thì lũng luông lại nằm trong khu vực hiểm trở và khó khăn nhất của xã, cùng với lũng hoài và lũng cà.

Thật khó hình dung, ở một nơi chỉ cách Hà Nội chưa đầy 100km đường chim bay mà đến tận Tết Ất Mùi vừa rồi Lũng Luông mới lần đầu có ánh điện. Ông Lý Văn Sinh, trưởng bản Lũng Luông cười giòn: “Được thế này đã là đổi đời rồi, chứ cứ mãi cảnh “4 không” thì khó mà vận động cho bà con chấm dứt cảnh du canh du cư và đốt rừng làm nương rẫy”. Theo ông Sinh, bản có 117 hộ người Mông, 561 nhân khẩu, đại đa số rất nghèo. Chỗ nào cao nhất thì đó là chỗ ở của người Mông nên đất canh tác vừa ít, vừa manh mún. Cái nghèo chồng cái nghèo bởi nhà nào cũng có đàn con dăm, bảy đứa.

Cũng nằm trong nỗ lực xóa “4 không”, phân hiệu trường tiểu học thượng nung được tách ra thành trường tiểu học lũng luông. cô giáo đinh thị hoa, hiệu trưởng nhà trường cho biết: trường có 23 cán bộ giáo viên chia làm 2 điểm trường dạy 147 học sinh với 100% là người dân tộc thiểu số. nhà nào cũng nghèo nên việc vận động học sinh đến tuổi đi học đã khó, giữ chúng bám lớp càng khó khăn hơn, bởi đường xa, đói nghèo và tục tảo hôn. nhiều em 15 tuổi mới vào lớp 1, nhà có 6 anh chị em thì học chung một lớp. một phần vì nghèo khó, phần nữa để chúng dẫn nhau đi học, khi vượt rừng, qua suối đỡ lo, bởi nhiều em phải đi nửa ngày mới tới điểm học.

Mới thành lập, Lũng Luông vẫn tận dụng cơ ngơi cũ làm “trụ sở chính”. Phòng học và nhà ở của giáo viên đều ghép tạm bằng tre, gỗ cũ trống hoác. Mái lợp bằng tấm xi măng nứt nẻ, chái nhà quây bằng phên nứa chẳng che được mưa tạt, gió lùa. Phó hiệu trưởng Ma Văn Khanh thở dài: nhiều đêm mưa to nhà giột ướt đẫm cả người lẫn giáo án, nước tràn vào làm cho nền nhà nhão như ruộng cấy. Mùa mưa bão trước có đôi vợ chồng giáo viên vừa sinh con nhỏ, ngủ lại trường, thấy mái giột nên gác thêm mấy tấm ván lên xà nhà. Nửa đêm gió tốc mái, một nửa bay xuống sườn núi, nửa còn lại rơi thẳng xuống giường, may có tấm ván chắn lại. Giữa cơn bão, cả nhà chỉ biết ôm nhau, không thể vào bản cầu cứu, cũng không thể gọi đồng nghiệp vì sóng điện thoại di động đến giờ vẫn chưa có.

Dẫn tôi và trưởng nhóm Lê Huy đi thăm từng phòng học, thầy Lộc Quang Thuấn chia sẻ: mùa lạnh, phòng nào cũng phải lấy áo mưa hoặc báo cũ che các kẽ hở, rồi kiếm củi về đốt sưởi ngay cạnh lớp. Bàn ghế các nơi quyên góp gửi về, to nhỏ, cũ mới lẫn lộn, phần nhiều phải cưa chân bàn cho ngắn để các em ngồi vừa.

Mới vài tháng trước thôi, vượt núi bằng đường mòn cực trăm bề, nhất là khi mưa lũ. Vậy mà hàng chục năm ròng, cứ tinh mơ sáng thứ 2 hàng tuần, các thầy cô giáo lại đều đặn vác ba lô chứa đầy thức ăn và đồ dùng cần thiết cho cả tuần hướng phía núi cao mà đi miết. Từng phiến đá, ngọn cỏ trên lối mòn đã hằn vết chân của những người cõng chữ lên non, nuôi ước mơ cho lũ trẻ ở bản nghèo về một ngày mai tươi sáng. Nhìn ngôi trường không có sân chơi vì sườn núi quá dốc, tôi hỏi: Sao lại dựng trường giữa đỉnh núi cheo leo này? Cô hiệu trưởng cười, hỏi lại: “Suốt dọc đường vào, anh có thấy chỗ nào bằng phẳng không? Những điểm gần bản, núi đều san sát như bát úp cả!”.

Sau mưa, trời bừng sáng!

Điểm trường lũng luông hôm chúng tôi đến đông vui như ngày hội, màu áo của các tình nguyện viên từ tế, tiếng cười nói huyên náo của đồng bào cùng với những khuôn mặt rạng ngời của lũ trẻ như xua đi âm u của đại ngàn. nhưng vui nhất vẫn là bọn trẻ, chúng xúm lại sờ tay vào chiếc ô tô, có lẽ đây là lần đầu tiên chúng nhìn thấy ô tô đi vào tận bản. khi chúng tôi giơ máy ảnh lên chụp, bọn trẻ lại giấu mặt đi vì: “chúng cháu sợ đau lắm!”. mặc dù mệt nhoài sau một cung đường gian khó nhưng ai cũng vui khi được nhìn thấy niềm hân hoan trên gương mặt của những đứa trẻ. không ai bảo ai, mỗi người một việc, chị trần bích ngọc cùng các tình nguyện viên tranh thủ xếp từng phần quà, trần thủy cùng cánh trẻ chăm chút áo quần cho từng em nhỏ. cầm trên tay bộ sách mới, chị sùng thị día phấn khởi: "năm trước không có tiền mua sách, năm nay có sách mới thế này thì bọn trẻ vui lắm!".

Buổi trao quà đang diễn ra thì bị gián đoạn do cơn mưa rừng bất ngờ trút xuống. Cả sân trường và cả nền nhà bỗng chốc đều trở nên nhão nhoét. Các thành viên trong đoàn lại được một phen chạy maratong để che chắn các phần quà khỏi ướt. Lũ trẻ đầu trần chạy ra mưa, áo quần bùn bẩn bê bết nhưng vẫn nô đùa, cười khanh khách. Dường như mưa làm chúng trở nên thích thú, bởi theo ông Lý Văn Dền thì ở Lũng Luông “sau mưa trời trở nên bừng sáng”. Cô Nguyễn Liên lấy áo mưa vội vàng khoác cho từng đứa trẻ làm cho buổi trao quà càng trở nên thân thiện, trở thành hình ảnh đầy xúc động đối với người dân bản địa. Trung tá Đỗ Hà Ơn, công tác tại Quân chủng Phòng không không quân đại diện đoàn trao từng phần quà và không quên lời căn dặn, động viên từng cháu nhỏ quyết tâm bám lớp. Ông Lương Văn Lịch, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung xúc động: "Lũng Luông còn nghèo khó, đồng bào còn nhiều thiếu thốn nên những tấm lòng hảo tâm của đội Từ Tế là nguồn động viên rất lớn giúp thầy cô bám trường, giúp các cháu yên tâm đến lớp!".

Chia tay Lũng Luông trong một chiều Thu se lạnh, đã để lại cho chúng tôi ấn tượng khó quên về một mái trường trên đỉnh núi. Nhớ lại câu nói của người dân bản địa “Sau mưa, trời trở nên bừng sáng”, với quyết tâm của những con người nơi vùng cao nhọc nhằn, gian khó này, tôi tin vào một ngày không xa, Lũng Luông sẽ bừng sáng như khoảng trời sau những trận mưa!

Bài và ảnh: Thanh Hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuong-lam-lung-luong-18702.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY