Mới đây, BV ĐH Y Hà Nội vừa phẫu thuật nội soi cho bênh nhân nam, 44 tuổi, mắc chứng tinh hoàn ẩn.
44 tuổi mổ lấy
tinh hoàn lạc chỗ
ThS Nguyễn Đình Liên - khoa Ngoại, BV ĐH Y cho biết, bệnh nhân
Nguyễn Hải A trú tại Hải Phòng. Anh A công tác tại cơ quan nhà nước, đã
có 2 con. Khác với những quý ông bình thường, anh A. thấy tinh hoàn của
mình thiếu hẳn một bên. Sống lâu với chứng “nửa nhà máy” anh A. thấy
bình thường, không có biểu hiện xấu về sức khỏe. Gần đây, anh lên báo
chí đọc về chứng bệnh ẩn tinh hoàn và lâu ngày có thể bị ung thư hóa.
Ngay
sau đó, anh A. tìm đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn và điều trị phòng
ngừa ung thư. Khi vào viện, BS Liên cho biết một bên tinh hoàn không
sờ thấy ở bìu phải. Tinh hoàn trái bình thường. Khi siêu âm bác sĩ thấy
hình ảnh tinh hoàn phải ở tiểu khung - hố chậu phải đã teo nhỏ. ThS Liên cho biết khi phẫu thuật gặp khó khăn vì ổ bụng có nhiều dây chằng
dính vào thành bụng do viêm phúc mạc kết bọc.
Rất may mắn, bệnh
nhân đã cắt bỏ được phần
tinh hoàn lạc chỗ và bình phục khá tốt. Phần
tinh hoàn trong ổ bụng được đưa đi giải phẫu bệnh phẩm.
ThS
Liên cho biết cắt tinh hoàn trong ổ bụng là một phẫu thuật can thiệp ít
xâm lấn, giúp bệnh nhân mau hồi phục, ra viện. Ẩn tinh hoàn trong ổ bụng
nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể hạ tinh hoàn xuống bìu, nhưng
vẫn có chỉ định cắt nếu phát hiện muộn hoặc có biến chứng như hoại tử
tinh hoàn, nguy cơ ung thư hóa,..
Biện pháp cắt tinh hoàn nội soi
được chỉ định cho nam giới trưởng thành khi đủ con, tinh hoàn teo nhỏ,
nằm cao. Tinh hoàn ở bìu bình thường, tinh dịch đồ bình thường, tinh
hoàn trong ổ bụng teo nhỏ. Bệnh nhân muốn chuyển giới có 2 tinh hoàn nằm
trong ổ bụng. Tinh hoàn trong ổ bụng có nguy cơ ung thư hóa cao.Trường
hợp chỉ định mổ nữa là bệnh nhân có tinh hoàn hoại tử trong ổ bụng do
xoắn thừng tinh.
Vô sinh vì lạc tinh hoàn vào ổ bụng
Trường
hợp của bệnh nhân Phan Văn Th. quê Thái Bình đang điều trị tại BV Nam học và hiếm muộn Hà Nội lại không may mắn như anh A. Với đôi
mắt buồn bã dường như bất lực, anh Th. chia sẻ, anh 28 tuổi, lấy vợ được
2 năm nhưng hai vợ chồng vẫn không có tin vui. Từ ngày lập gia đình anh
luôn nơm nớp lo sợ vì “khu vực sản xuất con giống” của anh bị thiếu một
phần.
Vợ chồng anh đi khám vô sinh, bác sĩ khám phát hiện
“nhà máy” sản xuất tinh trùng của anh bị lạc chỗ. Kết quả xét nghiệm
tinh dịch đồ rất yếu. Khi bác sĩ gọi anh Th. lại cho anh xem kết quả
tinh dịch đồ của mình, anh Th. như ch*t đứng. Với chất lượng con giống
như trên anh Th. khó có khả năng làm bố.Ngày còn nhỏ mọi người cứ trêu anh là thằng một hột, lúc đó
anh vẫn nghĩ điều đó bình thường. Khi lớn lên đôi lúc anh cũng thấy lo
sợ nhưng vì ngại nên quên dần. Một phần do không có kiến thức về bệnh
nam khoa, gia đình không ai để ý nên chuyện thằng bé một hột ngày nào bị
lãng quên.
TS Lê Vương Văn Vệ -
Giám đốc BV Nam khoa và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, số bệnh nhân
đến khám vô sinh có dấu hiệu ẩn tinh hoàn tại bệnh viện này không phải
hiếm. Ông chỉ tiếc đa số bệnh nhân đến khám và làm phẫu thuật quá muộn.
Đến lúc đó, các bác sĩ chỉ có thể cắt bỏ tinh hoàn ẩn để tránh nguy cơ
ung thư, khó có thể đưa tinh hoàn về đúng vị trí và làm đúng nhiệm vụ
của mình.
Lý giải hiện tượng lạc tinh hoàn, BS Vệ cho biết
tinh hoàn ẩn hay còn lạc chỗ là bẩm sinh. Từ khi còn là bào thai, tinh
hoàn được hình thành tại hai bên chậu hông và trong quá trình phát
triển, tinh hoàn theo ống bẹn tụt dần xuống bìu từ tuần thứ 29, 30 của
thai kỳ.
Nếu trẻ khi sinh ra tinh hoàn vẫn nằm trong ổ bụng và
không xuống được bìu thì tinh hoàn đó không có khả năng sinh tinh dù cho
nó vẫn có khả năng chế tiết được testosteron. Tinh hoàn ẩn là tinh hoàn
nằm trên đường đi của nó ở thời kỳ thai nhi mà không xuống ở bìu, khi
sờ tay vào không có.
Tinh hoàn ẩn cần được phát hiện sớm và điều
trị khi bệnh nhân được một tuổi. Sau một tuổi, tinh hoàn ẩn không thể tự
di chuyển xuống bìu được mà bắt đầu có sự thay đổi về cấu trúc và chức
năng theo hướng xấu đi.
Theo Khánh Ngọc - Infonet