Thuốc Các sản phẩm dùng trong chẩn đoán khác tốt nhất

  • Tên thuốc: Betahema

  • Số đăng ký: VN-15769-12
  • Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 1ml
  • Công ty đăng ký: Laboratorio Pablo Cassará S.R.L - ÁC HEN TI NA-Công ty CP Dược phẩm Duy Tân (DUYTANPHARMA)
  • Công ty phân phối: Đang cập nhật
  • Thành phần: 2000 IU

Betahema

1. Chỉ định dùng Thuốc Betahema

- Điều trị thiếu máu liên quan đến bệnh nhân suy thận mãn bao gồm bệnh nhân lọc máu (bệnh thận giai đoạn cuối) và bệnh nhân không lọc máu.

Thuốc được chỉ định làm tăng và duy trì mức hồng cầu (được biểu hiện bằng hematocrit hoặc hemoglobin) và làm giảm sự cần thiết để truyền cho những bệnh nhân này. - Bệnh nhân không lọc máu có triệu chứng thiếu máu được cân nhắc để điều trị nếu có mức hematocrit ít hơn 10 g/dL. - Thiếu máu ở bệnh nhân HIV được điều trị bởi zidovudine. - Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư do sử dụng hoá trị liệu. - Giảm sự truyền máu ở bệnh nhân phẫu thuật. - Thiếu máu ở trẻ sinh non.

Thuốc Betahema thuộc nhóm danh mục thuốc Các sản phẩm dùng trong chẩn đoán khác

Đối tượng sử dụng Thuốc Betahema (dùng trong trường hợp nào)

Dùng Thuốc Betahema trong trường hợp nào?

Đọc kỹ thông tin chỉ định dùng thuốc của Thuốc Betahema trong tờ hướng dẫn sử dụng.

2. Chống chỉ định của Thuốc Betahema

Hemax chống chỉ định với các bệnh nhân:- Cao huyết áp động mạch không kiểm soát.- Có tiền sử mẫn cảm với human albumin.- Có tiền sử mẫn cảm với các chế phẩm có nguồn gốc từ tế bào động vật có vú.

Đối tượng không được dùng Thuốc Betahema

Không được dùng Thuốc Betahema trong trường hợp nào?

Đọc kỹ thông tin chống chỉ định dùng thuốc của Thuốc Betahema trong tờ hướng dẫn sử dụng.

3. Tương tác với Thuốc Betahema

Không có bằng chứng cho thấy tương tác với các thuốc khác được phát hiện.

Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều loại thuốc khác nhau, thường rất dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.

Tương tác Thuốc Betahema với các loại thuốc khác

Thuốc Betahema có thể tương tác với những loại thuốc nào?

Dành cho chuyên gia hoặc những người có kiến thức chuyên môn về Betahema.

Không tự ý nghiên cứu và áp dụng khi chưa có kiến thức chuyên môn.

Tương tác Thuốc Betahema với thực phẩm, đồ uống

Khi sử dụng thuốc Betahema với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với Thuốc Betahema.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng Thuốc Betahema hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Thuốc Betahema cùng với các loại thức ăn, đồ uống, rượu và thuốc lá...

Dược lý và cơ chế tác dụng

Nội dung về dược lý và cơ chế tác dụng của Thuốc Betahema chỉ dành cho chuyên gia hoặc những người có kiến thức chuyên môn.

Không tự ý nghiên cứu và áp dụng nếu không có kiến thức chuyên môn.

Dược động học

Thông tin dược động học Thuốc Betahema chỉ dành cho chuyên gia hoặc những người có kiến thức chuyên môn.

Không tự ý nghiên cứu và áp dụng nếu không có kiến thức chuyên môn.

4. Tác dụng phụ của Thuốc Betahema

Đối với các bệnh nhân suy chức năng thận mãn: Thuốc nói chung dung nạp tốt.

Các báo cáo về tác dụng nói chung liên quan tới suy chức năng thận không gây ra tác dụng trực tiếp nào của thuốc.

Trong các nghiên cứu có kiểm soát với r-hu-EPO va placebo trong các bệnh nhân lọc máu, phần lớn tác dụng phụ là: Mẫn cảm: 24%; Đau đầu: 16%; Đau khớp: 11%; Buồn nôn: 11%; Phù: 9%; Tiêu chảy: 9%; Nôn: 8%; Đau ngực: 7%; Phản ứng tại chỗ tiêm: 7%.

Các tác dụng phụ này cũng được quan sát thấy với mức độ tương đương trên các bệnh nhân sử dụng thuốc vờ.

Phần lớn tác dụng phụ được miêu tả đối với r-hu-EPO là: co giật, tai biến thiếu máu mạch não, và nhồi máu cơ tim cấp.

Bệnh nhân HIV đang sử dụng Zidovudine: Các thử nghiệm có kiểm soát sử dụng r-hu-EPO không cho thấy thuốc có tỷ lệ tác dụng phụ cao hơn so với bệnh nhân dùng giả dược.

Bệnh nhân sử dụng r-hu-EPO không làm thúc đẩy sự phân chia virus hoặc làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn cơ hội hay tử vong.

Bệnh nhân ung thư sử dụng hoá trị liệu: Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo trong nhóm bệnh nhân điều trị với r-hu-EPO.

Không có bằng chứng nào là r-hu-EPO có bất kỳ tác động nào trên dòng tế bào ung thư.

Hiệu quả chống tăng sing của r-hu-EPO đang được nghiên cứu.

Các thông tin sẵn có chưa dùng để xác định là các r-hu-EPO bao gồm Thuốc có tác dụng trên ung thư và di căn hay không.

Bệnh nhân phẫu thuật: Bệnh nhân phẫu thuật phải truyền máu cùng nhóm có sử dụng r-hu-EPO, có nguy cơ cao hơn huyết khối đã được chỉ ra.

Trên một thử nghiệm có kiểm soát, nhóm bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình sử dụng r-hu-EPO có nguy cơ cao hơn huyết khối tĩnh mạch sâu so với nhóm sử dụng giả dược.

Phần trăm bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu, tuy nhiên, cũng chỉ nằm trong khoảng đối với loại phẫu thuật này.

Trên một nghiên cứu phẫu thuật tim, 23% bệnh nhân điều trị với r-hu-EPO và 29 bệnh nhân dùng giả dược có tai biến mạch máu hoặc huyết khối, 4 trường hợp tử vong trong nhóm sử dụng r-hu-EPO, có liên quan đến tai biến thiếu máu.

Sự liên quan của r-hu-EPO không thể được loại trừ.

- Thông báo ngay cho bác sỹ nếu có tác dụng phụ.

Không dùng thuốc khi đã quá hạn sử dụng

5. Cách dùng thuốc Betahema

Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng.

Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt.

Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng của Thuốc Betahema đã ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Không tự ý sử dụng Thuốc Betahema theo đường dùng khác mà không thấy ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc Betahema.

6. Liều lượng dùng Thuốc Betahema

a) Điều trị thiếu máu do suy thận mãn tính: r-hu-EPO được chỉ định điều trị thiếu máu liên quan đến suy thận mãn.

Bao gồm cả các bệnh nhân đang trong quá trình thẩm tách, tiền thẩm tách hoặc tách màng bụng.

Điều trị với r-hu-EPO làm tăng lượng Haematocrit và Haemoglobin, vì vậy làm giảm được lượng máu cần truyền thêm của bệnh nhân. Đánh giá sắt trước khi điều trị: Trước và trong quá trình điều trị Thuốc, dự trữ sắt của bệnh nhân, bao gồm bão hoà transferrin (sắt huyết thanh chia ra bởi khả năng gắn iron) và ferritin huyết thanh, nên được đánh giá.

Độ bão hoà Transferrin nên ít nhất là 20%, và ferritin nên ít nhất là 100 mg/mL.

Hầu như tất cả các bệnh nhân cần thiết phải bổ sung iron để tăng hoặc duy trì độ bão hoà transferrin đến mức mà sẽ hỗ trợ cho khả năng tạo hồng cầu kích thích bởi Thuốc. Huyết áp cần phải được kiểm soát kỹ trước khi điều trị. Liều dùng: Bệnh nhân trưởng thành lọc máu mãn tính. - Liều khởi điểm: 50 U/Kg/liều ba lần một tuần dùng đường tĩnh mạch, 40 U/Kg/liều ba lần một tuần dùng đường tiêm dưới da. - Liều điều chỉnh: Liều dùng cần phải được điều chỉnh theo sự tăng của hàm lượng haemoglobin: + Nếu lượng haemoglobin tăng 1 gr/dl trong 4 tuần: Tiếp tục giữ nguyên liều. + Nếu lượng haemoglobin không tăng 1gr/dl trong 4 tuần: tăng liều dùng tới 25 IU/Kg/liều.

Liều khuyên dùng tối đa là 250 IU/Kg ba lần một tuần. Một kết quả mà haematocrit đã đạt được, liều dùng có thể giảm 30% và sử dụng đường tiêm dưới da nếu bệnh nhân bắt đầu điều trị với đường tĩnh mạch. Trong trường hợp Haematocrit gần sát tới mức 36%, liều dùng cần giảm xuống để lượng Haematocrit không vượt quá giá trị này. Liều duy trì: Liều duy trì đặc thù trên từng trường hợp bệnh nhân.

10% bệnh nhân đang lọc máu cần 25 IU/Kg 3 lần một tuần và 10% cần 200 IU/Kg 3 lần một tuần.

Liều duy trì là 75 IU/Kg 3 lần một tuần. Haematocrit: Hàm lượng haematocrit yêu cầu sau quá trình điều trị với r-hu-EPO trong khoảng 30-36%. Bệnh nhân không cần thiết lọc máu: Các bệnh nhân suy thận mãn không cần thiết lọc máu đáp ứng với điều trị tương tự như quan sát được ở bệnh nhân đang lọc máu.

Sử dụng đường dưới da được khuyên dùng trong trường hợp này.

Yêu cầu lượng dùng từ 75 - 100 IU/Kg mỗi tuần.

Liều dùng này đã cho thấy duy trì hàm lượng Haematocrit trong khoảng 34 và 36%. b) Các bệnh nhân nhiễm HIV đang được điều trị với Zidovudine: r-hu-EPO đã cho thấy hiệu quả trong điều trị các bệnh nhân nhiễm HIV đang sử dụng Zidovudine.

Điều trị cũng làm giảm lượng máu cần truyền thêm và tăng lượng haematocrit.

Bệnh nhân với hàm lượng huyết thanh nội sinh erythropoietin < 500 mU/mL đáp ứng tốt hơn với điều trị.

Nó thích hợp với liều dùng erythropoietin nội sinh trước khi điều trị.

Liều khởi điểm yêu cầu là 100 IU/Kg 3 lần một tuần bằng đường tĩnh mạch hoặc dưới da.

Sự đáp ứng có thể đánh giá sau 4 tuần điều trị.

Trong trường hợp 3 lần một tuần.

Sự đáp ứng trong hợp đáp ứng thích hợp không đạt được liều dùng có thể tăng lên 50 IU/Kg cho tới liều tối đa là 300 IU/Kg điều trị với r-hu-EPO có thể giảm bớt do xuất hiện nhiễm khuẩn hoặc viêm. c) Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư đang trong quá trình hoá trị liệu: Các nghiên cứu có kiểm soát (r-hu-EPO so sánh với giả dược) đã cho thấy điều trị với r-hu-EPO làm tăng hàm lượng Haematocrit và giảm lượng máu cần truyền thêm giữa tháng đầu và tháng thứ tư của quá trình điều trị nói chung. Nó cũng cho thấy r-hu-EPO không hoạt động trên khối u ác tính, myeloma, ung thư đường tế bào ruột kết.

Các bằng chứng cho thấy các bệnh nhân có các lymphoma hoặc các khối u cứng cũng cho các đáp ứng với điều trị.

Liều khởi điểm khuyên dùng là 150 IU/Kg 3 lần một tuần bằng đường tiêm dưới da.

Nếu không đạt được đáp ứng thích hợp sau 8 tuần điều trị, liều dùng có thể tăng lên 50 IU/Kg cho tới liều tối đa 300 IU/Kg 3 lần một tuần. d) Truyền máu cho bệnh nhân phẫu thuật: Trước khi bắt đầu điều trị với Thuốc, cần tiến hành kiểm tra hemoglobin để khẳng định là ở mức 10 - 13 g/dL.

Liều khuyến cáo của Thuốc là 300 IU/kg/ngày tiêm dưới da trong 10 ngày trước khi phẫu thuật, trong ngày phẫu thuật, và 4 ngày sau khi phẫu thuật.

Phác đồ khác là 600 IU/kg Thuốc tiêm dưới da mỗi tuần (21, 14 và 7 ngày trước phẫu thuật) cộng thêm liều thứ 4 vào ngày phẫu thuật.

Tất cả các bệnh nhân nên được sự bổ sung đầy đủ sắt.

Bổ sung sắt nên được bắt đầu không muộn hơn khi bắt đầu điều trị với Thuốc và nên tiếp tục suốt quá trình điều trị. e) Thiếu máu ở trẻ sinh non: Thuốc sử dụng trong thiếu máu sớm làm giảm được lượng máu cần truyền ở các bệnh nhân đã truyền máu và cả số lượng máu truyền.

Từ tuần thứ 2 sau sinh và trong tám tuần tiếp theo, liều khuyên dùng là 250 IU/kg 3 lần 1 tuần, bằng đường dưới da.

Các bệnh nhân có trọng lượng 30 ml là phù hợp khi điều trị bắt đầu trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi sinh với liều dùng là 1250 IU/kg/liều tuần, chia làm 5 lần, truyền chậm bên trong tĩnh mạch (5 đến 10 phút). - Quá liều: Liều dùng tối đa của Thuốc để sử dụng an toàn đồng thời cả liều “Bolus” và truyền tĩnh mạch chưa được xác định.

Liều dùng tới 1,500 IU/Kg 3 lần một tuần đã sử dụng mà không có bất cứ tác dụng độc trực tiếp nào.

Trị liệu Thuốc có thể gây ra chứng tăng hồng cầu và bệnh nhân có thể có những triệu chứng liên quan như đau đầu, chóng mặt, ngủ gà…Nếu xảy ra, trích máu tĩnh mạch có thể được chỉ định làm giảm haematorit.

7. Quá liều, quên liều, khẩn cấp

Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều khi sử dụng Thuốc Betahema, nếu có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất.

Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc trong đó có Thuốc Betahema đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nên làm gì nếu quên một liều

Trong trường hợp bạn quên một liều Thuốc Betahema khi đang trong quá trình dùng thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).

Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định.

Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng Thuốc đã quy định.

8. Cách Bảo quản Thuốc Betahema

- Bảo quản ở nơi khô thoáng, ở 25 độ C hoặc dưới.

- Tránh ánh sáng trực tiếp trong quá trình bảo quản.

- Không để đóng băng.

- Tránh xa tầm tay trẻ em.

Nên bảo quản Thuốc Betahema như thế nào

Nồng độ, hàm lượng, hoạt chất thuốc của Thuốc Betahema sẽ bị ảnh hưởng nếu bảo thuốc không tốt hoặc khi quá hạn sử dụng dẫn đến nguy hại khi sử dụng.

Đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng của Thuốc Betahema đã được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Thông thường các thuốc và Thuốc Betahema sẽ được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng.

Khi các loại thuốc và đặc biệt là Thuốc Betahema bị quá hạn hoặc không thể sử dụng được thì bạn nên tham khảo ngay với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Không nên vứt các loại thuốc và đặc biệt là Thuốc Betahema vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu của người có chuyên môn hoặc thẩm quyền.

Lưu ý khác về bảo quản Thuốc Betahema

Lưu ý không để Thuốc Betahema ở tầm với của trẻ em, hãy để tránh xa thú nuôi.

Trước khi dùng Thuốc Betahema, bạn cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những dược phẩm đã và đang dự trữ tại nhà.

9. Thận trọng lưu ý khi dùng thuốc Betahema

- Cảnh báo: Các bệnh nhân suy thận mãn: a.

Cao huyết áp động mạch: Hơn 80% bệnh nhân lọc máu có tiền sử cao huyết áp động mạch.

Khi bắt đầu điều trị với r-hu-EPO, áp lực động mạch cần phải được kiểm soát chặt chẽ và điều trị với r-hu-EPO bị cao huyết áp và yêu cầu điều trị đầu tiên là trị liệu giảm tăng huyết áp.

Có mối quan hệ giữa tỉ lệ của haematocrit và sự tăng lên của chứng cao huyết áp.

Vì vậy, khuyến cáo rằng khi lượng haematocrit tăng hơn 4 điểm trong bất kỳ thời điểm nào trong 2 tuần, liều dùng với r-hu-EPO cần giảm xuống.

b.

Hiện tượng huyết khối: Sự tăng hiện tượng huyết khối đã được báo cáo ở bệnh nhân đang lọc máu sử dụng r-hu-EPO.

Xuất huyết hiện tượng huyết khối trong đường vào mạch, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác.

Hiện tượng huyết khối đã được quan sát trên các bệnh nhân có lượng haematocrit > 40% Trong quá trình lọc máu, bệnh nhân có thể được yêu cầu tăng liều heparin để ngăn cản quá trình huyết khối động mạch.

c.

Co giật: Co giật chiếm 2,5% tổng trường hợp điều trị với r-hu-EPO.

Nói chung, chúng có liên quan đến cao huyết áp động mạch.

Huyết áp cần phải được kiểm soát nghiêm ngặt trước và trong quá trình điều trị.

Cần phải thận trọng với các bệnh nhân có tiền sử tai biến co giật.

- Thận trọng: Kháng thể: Đặc biệt thận trọng ở các bệnh nhân sử dụng r-hu-EPO đường tiêm truyền, tương tự như bất kỳ sản phẩm tiêm truyền nào.

Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện sau khi dùng sản phẩm.

Trong các thử nghiệm lâm sàng, các phản ứng dị ứng nhẹ và nhất thời đã được báo cáo.

Không có phản ứng quá mẫn, hoặc trầm trọng nào được báo cáo khi sử dụng r-hu-EPO.

Vì r-hu-EPO là một protein.

Ở một số bệnh nhân có thể có sự tổng hợp kháng thể chống lại Thuốc.

Một số trường hợp có ngừng phát triển nguyên hồng cầu do co liên quan đến kháng thể trung hoà chống lại các sản phẩm chứa r-hu-EPO hơn là Thuốc, chủ yếu ở các bệnh nhân suy thận mãn.

Những bệnh nhân này không thể sử dụng Thuốc hay bất kỳ sản phẩm r-hu-EPO nào khác.

Huyết học: Sự tăng cao hàm lượng Porphyria đã được báo cáo ở các bệnh nhân lọc máu điều trị với r-hu-EPO.

Mặc dù hiện tượng này rất hiếm, cũng cần thận trọng trên các bệnh nhân có tiềm sử với Porphyria.

Mất hoặc kém đáp ứng thuốc: Đối với các bệnh nhân dùng liều duy trì cho thấy không hoặc kém đáp ứng với r-hu-EPO, các nguyên nhân sau có thể loại bỏ: 1.

Thiếu hụt sắt; 2.

Nhiễm khuẩn, viêm hoặc ung thư; 3.

Mất máu không rõ nguyên nhân; 4.

Tuỷ xương không hoạt động do các bệnh về máu (teo tuỷ xương, bệnh thiếu máu Địa trung hải, vv.); 5.

Tan máu; 6.

Nhiễm độc nhôm; 7.

Thiếu hụt vitamin B12 hoặc folic acid; 8.

Viêm xương cơ nang.

- Khả năng gây ung thư và đột biến: Tính gây ung thư của Thuốc chưa được đánh giá.

r-hu-EPO không gây đột biến trong vi khuẩn cũng như sự khác thường trong các nhiễm sắc thể trong tế bào động vật có vú.

Phụ nữ mang thai: Xem thai kỳ nhóm C không có thử nghiệm nào sử dụng Thuốc trong quá trình mang thai, vì vậy sản phẩm này chỉ sử dụng khi lợi ích mang lại vượt quá nguy co đối với bào thai.

Các thí nghiệm trên chuột mang thai, đã quan sát thấy sự sẩy thai, ở thỏ mang thai điều trị liều 500 IU/kg, không có tác dụng phụ thuộc nào được quan sát thấy.

Cho con bú: Không có bằng chứng cho thấy Thuốc thải loại qua sữa người.

Do một số loại thuốc thải loại qua sữa, nên thận trọng sử dụng Thuốc ở phụ nữ cho con bú.

Sử dụng trong nhi khoa: Mặc dù có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng sử dụng Thuốc trên trẻ sinh non cho thấy thuốc sử dụng an toàn và có hiệu quả trong điều trị thiếu máu, sử dụng an toàn lâu dài với sản phẩm này vẫn chưa được chứng minh.

Theo dõi trong phòng thí nghiệm: Ngay khi bắt đầu điều trị, haematocrit nên được kiểm tra 2 lần mỗi tuần cho đến khi đạt giá trị mong muốn (10 – 12 g/dl hoặc 30%-36% tương ứng).

Khi đã đạt được mức này, haematocrit nên được đo tuần 1 lần trong 4 tuần để khẳng định là haematocrit duy trì ổn định.

Ngoài ra, kiểm tra haemotocrit sẽ được thực hiện đều đặn.

Số đếm tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu và haemoglobin nên được theo dõi đều (mỗi 4 tuần).

Tăng nhẹ số đếm tiểu cầu được báo cáo ở bệnh nhân điều trị bởi Thuốc.

Mặc dù những thay đổi này là đáng kể, nhưng cũng không có dấu hiệu đáng kể nào trên lâm sàng, ở bệnh nhân suy thận mãn, urea, creatinine, potassium, phosphorous và uric acid nên được theo dõi thường xuyên vì dõi thường xuyên vì tăng nhẹ các thông số này được phát hiên ở bệnh nhân thận mãn có lọc máu hoặc không.

Ăn kiêng: Khi tăng haematocrit, bệnh nhân thường cảm thấy thèm ăn.

Vì vậy bệnh nhân điều trị với Thuốc thường ăn nhiều.

Trong những trường hợp này, theo dõi đặc biệt với thức ăn có hàm lượng kali cao vì có thể dẫn đến kali máu.

Kiểm soát lọc máu: Điều trị với Thuốc dẫn đến tăng haematocrit và giảm thể tích huyết tương mà có thể ánh hưởng đến hiệu quả lọc máu.

Lọc máu nên được tiến hành để ngăn ngừa urea, phosphorous, potassium và creatinine tăng.

Trong quá trình lọc máu, bệnh nhân điều trị với Thuốc có thể cần tăng khả năng chống đông bằng heparin để ngăn ngừa đông máu tại thận nhân tạo.

10. Giá bán và nơi bán Thuốc Betahema

Thuốc Betahema có giá bán là bao nhiêu tiền?

Giá bán Thuốc Betahema có thể sẽ khác nhau ở từng thời điểm và tại các cơ sở kinh doanh thuốc khác nhau.

Liên hệ nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có giấy phép kinh doanh thuốc để cập nhật chính xác giá Thuốc Betahema.

Tham khảo giá Thuốc Betahema do doanh nghiệp xuất/doanh nghiệp đăng ký công bố.

Những nơi bán Thuốc Betahema

Mua Thuốc Betahema ở đâu?

Nếu bạn có đơn thuốc đã kê toa và bạn đang cần mua Thuốc Betahema, bạn có thể mua thuốc online hoặc các nhà phân phối dược mỹ phẩm để mua sỉ Thuốc Betahema.

Với cá nhân có thể mua online các thuốc không kê toa hoặc các thực phẩm chức năng.

Để mua trực tiếp thuốc Betahema, bạn nên đến các Nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám hoặc các cơ sở được phép kinh doanh thuốc gần nhất.

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ Thuốc Betahema là thuốc gì?

Hướng dẫn sử dụng Thuốc Betahema.

Bài viết về Thuốc Betahema được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo.

Liên hệ hoặc bình luận ở dưới để giúp chúng tôi cải thiện nội dung bài viết tốt hơn!

Lưu ý: Thông tin về Thuốc Betahema chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ, chuyên viên y tế trước khi sử dụng!

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/thuoc-betahema-46385.html