Hạ calci huyết cấp (tetani trẻ sơ sinh, do thiểu năng cận giáp, do hội chứng hạ calci huyết, do tái khoáng hóa sau phẫu thuật tăng năng cận giáp, do thiếu vitamin D), dự phòng thiếu calci huyết khi thay máu.
Ðiều trị bằng thuốc chống co giật trong thời gian dài (tăng hủy vitamin D).
Chế độ ăn thiếu calci, đặc biệt trong thời kỳ nhu cầu calci tăng: Thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, người cao tuổi.
Tăng kali huyết, tăng magnesi huyết.
Quá liều thuốc chẹn calci hoặc ngộ độc ethylen glycol.
Sau truyền máu khối lượng lớn chứa calci citrat gây giảm Ca máu.
Dược lý:
Calci gluconat tiêm (dung dịch 10%; 9,47 mg hoặc 0,472 mEqCa 2/ml) là nguồn cung cấp ion calci có sẵn và được dùng điều trị hạ calci huyết trong các bệnh cần tăng nhanh nồng độ ion calci huyết như: Co giật do hạ calci huyết ở trẻ sơ sinh, do suy cận giáp, hạ calci huyết do bù chất điện giải, sau phẫu thuật cường cận giáp, thiếu vitamin D, nhiễm kiềm. Calci gluconat có thể được sử dụng như một chất bù điện giải, một chất chống tăng kali và magnesi huyết. Calci gluconat tiêm chỉ được tiêm tĩnh mạch, không được tiêm bắp thịt, tiêm vào cơ tim, tiêm dưới da (trừ trường hợp điều trị ngộ độc acid hydrofluoric) hoặc không được để thuốc thoát ra khỏi mạch vào các mô khi tiêm vì có thể gây hoại tử mô và/hoặc tróc vảy và apxe.
Calci gluconat dạng uống được dùng điều trị hạ calci huyết mạn và thiếu calci.
Hạ calci huyết mạn xảy ra trong các trường hợp: Suy cận giáp mạn và giả suy cận giáp, nhuyễn xương, còi xương, suy thận mạn, hạ calci huyết do dùng thuốc chống co giật, hoặc khi thiếu vitamin D.
Thiếu calci xảy ra khi chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ calci, đặc biệt là ở thiếu nữ và người già, phụ nữ trước và sau thời kỳ mãn kinh, thiếu niên. Do tăng nhu cầu về calci nên trẻ em và phụ nữ là người có nhiều nguy cơ nhất.
Giảm calci huyết gây ra các chứng: Co giật, cơn tetani, rối loạn hành vi và nhân cách, chậm lớn và chậm phát triển trí não, biến dạng xương, thường gặp nhất là còi xương ở trẻ em và nhuyễn xương ở người lớn. Sự thay đổi xảy ra trong nhuyễn xương bao gồm mềm xương, đau kiểu thấp trong xương ống chân và thắt lưng, yếu toàn thân kèm đi lại khó và gẫy xương tự phát.
Việc bổ sung calci được sử dụng như một phần của việc phòng và điều trị bệnh loãng xương ở người ăn uống thiếu calci. Uống calci gluconat tan trong nước lợi hơn dùng muối calci tan trong acid, đối với người bệnh giảm acid dạ dày hoặc dùng thuốc giảm acid dịch vị như thuốc kháng thụ thể H2.
Calci gluconat tiêm cũng được dùng trong trường hợp hạ calci huyết do ngộ độc ethylen glycol (phụ thuộc vào nồng độ calci trong máu), hạ calci huyết và hạ huyết áp do nhiễm độc toàn thân acid hydrofluoric. Các cation hóa trị 2 (thí dụ calci) cũng có thể liên kết với fluorid tự do và do đó giải độc HF khi tiêm calci gluconat.
Dạng gel calci gluconat dùng tại chỗ là biện pháp hàng đầu để điều trị bỏng acid hydrofluoric trên da sau khi đã tưới rửa vết bỏng. Trong trường hợp bỏng vừa đến bỏng nặng ở tay và chân, cần truyền calci gluconat vào động mạch, đặc biệt ở người bệnh có đau kéo dài, sau khi đã tưới rửa vết bỏng và đã bôi gel calci gluconat tại chỗ.
Dược động học
Sự hấp thu calci ở ruột tỷ lệ nghịch với lượng calci ăn vào, vì vậy khi chế độ ăn ít calci sẽ dẫn đến tăng hấp thu bù, phần nào do tác động của vitamin D. Mức độ hấp thu giảm đáng kể theo tuổi. Các bệnh có kèm chứng phân có mỡ, ỉa chảy, kém hấp thu mạn tính ở ruột cũng tăng thải calci qua phân.
Sau khi dùng, lượng ion calci được thải qua nước tiểu là hiệu số lượng được lọc tại cầu thận và lượng được tái hấp thu. Sự tái hấp thu ở ống thận rất có hiệu lực vì có đến hơn 98% lượng ion calci lọc qua cầu thận được tái hấp thu vào máu. Hiệu quả tái hấp thu được điều hòa chính bởi hormon cận giáp và cũng bị ảnh hưởng bởi sự thanh lọc Na , sự có mặt của các anion không bị tái hấp thu, và các chất lợi niệu. Thuốc lợi niệu tác động tại nhánh lên của quai Henle làm tăng calci niệu. Ngược lại chỉ có thuốc lợi niệu thiazid là không gắn liền sự thải trừ Na và Ca 2, dẫn đến giảm calci niệu. Hormon cận giáp luôn điều hòa nồng độ ion calci huyết bằng tác động lên ống thận. Calci niệu chỉ bị ảnh hưởng ít bởi chế độ ăn calci ở người bình thường. Một lượng calci đáng kể được thải trừ vào sữa trong thời kỳ cho con bú, một phần thải qua mồ hôi và qua phân.
Thuốc Growpone 10% thuộc nhóm danh mục thuốc Các vitamin và acid amin
Dùng Thuốc Growpone 10% trong trường hợp nào?
Đọc kỹ thông tin chỉ định dùng thuốc của Thuốc Growpone 10% trong tờ hướng dẫn sử dụng.
Rung thất trong hồi sức tim; bệnh tim và bệnh thận; tăng calci huyết; u ác tính phá hủy xương; calci niệu nặng và loãng xương do bất động; người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).
Không được dùng Thuốc Growpone 10% trong trường hợp nào?
Đọc kỹ thông tin chống chỉ định dùng thuốc của Thuốc Growpone 10% trong tờ hướng dẫn sử dụng.
Glycoside tim: Sự ảnh hưởng tới sự co thắt tim và tác dụng độc tính của glycoside tim và calci là hiệp đồng và loạn nhịp tim có thể xảy ra nếu những thuốc này được dùng cùng nhau (đặc biệt là khi calci được dùng theo đường tĩnh mạch). Sử dụng tiêm tĩnh mạch calci nên tránh ở bệnh nhân đang dùng glycoside tim. Nếu thật sự cần thiết, thì calci nên được dùng chậm với số lượng nhỏ.
Tetracyline: Được biết calci tạo phức hợp với kháng sinh tetracycline, khiến chúng mất hoạt tinh. Do đó không trộn 2 thuốc với nhau trước khi tiêm.
Vitamine D: Tránh dùng vitamine D liều cao trong suốt trị liệu calci trừ phi có chỉ định đặc biệt.
Sử dụng calci có thể làm giảm sự đáp ứng với verapamil và có lẽ cả những thuốc chẹn kênh calci khác.
Trẻ em
Nghiên cứu tương tác chỉ mới tiến hành được trên người lớn.
Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều loại thuốc khác nhau, thường rất dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.
Thuốc Growpone 10% có thể tương tác với những loại thuốc nào?
Dành cho chuyên gia hoặc những người có kiến thức chuyên môn về Growpone 10%.
Không tự ý nghiên cứu và áp dụng khi chưa có kiến thức chuyên môn.
Khi sử dụng thuốc Growpone 10% với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với Thuốc Growpone 10%.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng Thuốc Growpone 10% hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Thuốc Growpone 10% cùng với các loại thức ăn, đồ uống, rượu và thuốc lá...
Nội dung về dược lý và cơ chế tác dụng của Thuốc Growpone 10% chỉ dành cho chuyên gia hoặc những người có kiến thức chuyên môn.
Không tự ý nghiên cứu và áp dụng nếu không có kiến thức chuyên môn.
Thông tin dược động học Thuốc Growpone 10% chỉ dành cho chuyên gia hoặc những người có kiến thức chuyên môn.
Không tự ý nghiên cứu và áp dụng nếu không có kiến thức chuyên môn.
Các bệnh nhân có nhận thức đã trải qua các tác dụng phụ thường là kết quả của việc tốc độ tiêm muối calci quá nhanh.
Giãn mạch, hạ huyết áp, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim, ngất và ngừng tim có thể do tiêm tĩnh mạch quá nhanh muối calci.
Dung dịch calci thoát mạch vào trong các mô xung quanh có thể gây hoại tử là kết quả của việc tiêm tĩnh mạch quá nhanh. Để tránh điều này khi tiêm tĩnh mạch, muối calci nên được tiêm chậm qua một kim nhỏ trong ven lớn. Để biết thêm chi tiết, xem phần 4.2.
Bệnh nhân có thể than phiền có cám giác kim châm, cảm giác của sự áp bức và sóng nhiệt, và vị tanh sau tiêm tĩnh mạch muối calci.
Kích ứng tĩnh mạch có thể xuất hiện với tiêm tĩnh mạch.
Tăng nhẹ huyết áp, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể xuất hiện trong quá trình tiêm tĩnh mạch muối calci.
Muối calci cũng gây kích ứng mô khi sử dụng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da và gây phản ứng tại chỗ từ nhẹ tới nặng gồm cảm giác bỏng, hoại tử và chóc vẩy của mô, viêm mô tế bào và vôi hóa mô mềm.
Tăng calci huyết rất hiếm khi dùng calci một mình, nhưng có thể xuất hiện khi dùng liều cao cho bệnh nhân suy thận mãn. Vì tăng calci huyết có thể nguy hiểm hơn hạ calci huyết. Tránh điều trị quá liều chứng hạ calci huyết.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc
Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng.
Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt.
Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng của Thuốc Growpone 10% đã ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Không tự ý sử dụng Thuốc Growpone 10% theo đường dùng khác mà không thấy ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc Growpone 10%.
Liều dùng của calci phụ thuộc vào yêu cầu của từng bệnh nhân.
Liều khởi đầu thông thường để tăng calci huyết là 7 tới 14 mEq với người lớn.
Liều dùng có thể được lặp đi lặp lại sau 1 tới 3 ngày nếu cần thiết.
Trong hạ calci huyết co cứng cơ, liều dùng 4,5 tới 16 mEq có thể được dùng cho tới khi xuất hiện đáp ứng.
Liều tối đa hàng ngày không nên quá 15g calci gluconate (67,5 mEq ion calci).
Muối calci có thể được dùng tiêm tĩnh mạch ở liều 4,5 tới 9,0 mEq calci để hỗ trợ trong điều trị hạ calci huyết trầm trọng, lặp lại theo yêu cầu dưới sự kiểm soát điện tâm đồ.
Để điều trị tăng magesi huyết ở người lớn, liều khởi đầu 7 mEq tiêm tĩnh mạch có thể được sử dụng với liều tiếp theo được điều chỉnh theo sự đáp ứng. Trong hồi sức tim, liều tiêm tĩnh mạch khuyến cáo là 7-14 mEq với người lớn và 0,5 mEq với trẻ em.
Muối calci cũng có thể được thêm vào dung dịch dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa để ngăn ngừa hạ calci huyết.
Bảng về nồng độ ion calci trong dung dịch tiêm GROWPONE 10%
mmolmEqmg
Cho mỗi ml0,220,458,9
Cho 10 ml2,24,589
Với bệnh nhân nhi
Với trẻ em và trẻ sơ sinh, liều khởi đầu tương ứng là 1 tới 7 mEq và dưới 1 mEq thường được sử dụng để tăng nồng độ calci huyết.
Nếu cần, liều dùng cho thể lặp đi lặp lại sau 1 tới 3 ngày.
Với trẻ em bị hạ calci huyết co cứng cơ, liều được khuyến cáo là 0,5 tới 0,7 mEq/kg thể trọng, lặp đi lặp lại sau 6 tới 8 giờ cho tới khi thấy có sự đáp ứng.
Trẻ sơ sinh bị co cứng cơ có thể được điều trị với liều đã được chia với tổng liều mỗi ngày khoảng 2,4 mEq/kg.
Chống chỉ định tiêm dưới da và tiêm bắp ở trẻ em.
Cách dùng
Calci gluconate thường được dùng dưới dạng dung dịch để tiêm tĩnh mạch, bằng cách tiêm trực tiếp tĩnh mạch chậm hoặc bằng cách truyền tĩnh mạch liên tục hoặc nhỏ giọt
Tốc độ tiêm trực tiếp tĩnh mạch tối đa được khuyến cáo khác nhau, bao gồm 2ml/phút, 1,5 tới 3ml/phút và 5ml/phút. Với đường truyền ngắt quãng, tốc độ tối đa được đề nghị là 2ml/phút. Trong suốt thời gian dùng calci tiêm tĩnh mạch, kiểm soát chặt chẽ nồng độ calci máu là cần thiết. Tiêm tĩnh mạch các muối calci nhanh có thể gây giãn mạch, hạ huyết áp, nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim, ngất xỉu và ngừng tim. Việc sử dụng thuốc nên tạm ngừng với bệnh nhân than phiền khó chịu hoặc đọc điện tâm đồ thấy có sự bất thường; Việc sử dụng thuốc có thể được tiếp tục khi bệnh nhân hết khó chịu hoặc đọc điện tâm đồ thấy bình thường, về tác dụng không mong muốn liên quan tới việc tiêm tĩnh mạch nhanh các muối calci, xem phần ‘Tác dụng phụ”.
Không khuyến cáo sử dụng Calci gluconate theo đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da vì khả năng hoại tử mô, tróc da và sự hình thành áp xe. Nên tránh thoát mạch.
Hướng dẫn pha loãng trước khi dùng
Dung dịch tiêm GROWPONE10% có thể được pha loãng với dung dịch tiêm Natri chloride 0,9%, Glucose 5% trong nước, Lactated Ringer tiêm hoặc dung dịch tiêm Glucose 5% trong natri chloride 0,9% khi dự định tiêm truyền. Các báo cáo cho thấy là ở nồng độ 1,0 -2,0 g/1, calci gluconate tương hợp trong tất cả các dịch truyền được liệt kê ở trên trong vòng 24 giờ.
Để giảm nguy cơ nhiễm vi sinh, khuyến cáo việc pha loãng chế phẩm nên được thực hiện ngay trước khi sử dụng và truyền ngay càng sớm càng tốt sau khi đã chuẩn bị chế phẩm. Việc truyền nên được hoàn thành trong vòng 24 giờ và bỏ đi phần dư thừa. Không sử dụng dung dịch mà đổi màu, mờ hoặc chứa hạt có thể nhìn thấy.
Dung dịch bão hòa của calci gluconate rất dễ gây tủa. Không sử dụng dung dịch sau khi lắc mạch mà vẫn còn tủa.
Hiện tượng tương thích/không tương thích của các muối calci với phosphate trong dung dịch là phức hợp mà bị ảnh hưởng bởi tính tan và nồng độ, pH cùng như là nhiệt độ và thời gian của bảo quản hỗn hợp và sự có mặt của các thành phần khác. Do đó dung dịch GROWPONE10% không nên pha loãng với dung dịch truyền chứa phosphate.
Sử dụng quá liều
Tăng calci huyết có thể xuất hiện khi dùng liều cao calci gluconate, đặc biệt khi dùng liều cao cho bệnh nhân suy thận mãn. Triệu chứng của tăng calci huyết gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón, đau bụng, yếu cơ, rối loạn tâm thần, khát nước, tiểu nhiều, đau xương, nhiễm calci thận, sỏi thận và trong một số trường hợp trầm trọng, loạn nhịp tim, hôn mê và ngừng tim.
Điều trị quá liều:
Nồng độ calci huyết trên 10,5 mg/l00mL (2,6 mmol/L) được xem là trường hợp tăng calci huyết. Ngừng bổ sung calci và các thuốc mà gây tăng calci huyết thường sẽ giải quyết được trường hợp tăng calci huyết nhẹ ở bệnh nhân không có triệu chứng, khi chức năng thận đầy đủ.
Khi nồng độ calci huyết cao hơn 12mg/l 00ml, các biện pháp tức thời có thể được yêu cầu, các biện pháp thường được sử dụng gồm:
Bù nước với dung dịch tiêm truyền Natri chloride 0,9% và buộc lợi tiểu với furocemid để nhanh chóng tăng bài tiết calci.
Kiểm soát nồng độ kali và magne huyết và sớm thay thế để ngăn ngừa biến chứng của trị liệu.
Kiểm soát điện tâm đồ và có thể sử dụng thuốc ức chế beta-adrenergic để bảo vệ tim tránh loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Có thể điều trị với calcitonin, diphosphonate và các biện pháp khác.
Xác định nồng độ calci huyết thường xuyên để hướng dẫn điều chỉnh trị liệu.
Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều khi sử dụng Thuốc Growpone 10%, nếu có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất.
Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc trong đó có Thuốc Growpone 10% đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Trong trường hợp bạn quên một liều Thuốc Growpone 10% khi đang trong quá trình dùng thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).
Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định.
Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng Thuốc đã quy định.
Bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ phòng (dưới 40 độ C) tốt nhất trong khoảng 15 - 30 độ C, trừ những thông báo khác của nhà sản xuất. Tránh để đóng băng.
Chỉ dùng những dung dịch trong; nếu có tinh thể xuất hiện, phải hòa tan lại ở nhiệt độ 30 - 40 độ C.
Nồng độ, hàm lượng, hoạt chất thuốc của Thuốc Growpone 10% sẽ bị ảnh hưởng nếu bảo thuốc không tốt hoặc khi quá hạn sử dụng dẫn đến nguy hại khi sử dụng.
Đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng của Thuốc Growpone 10% đã được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Thông thường các thuốc và Thuốc Growpone 10% sẽ được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng.
Khi các loại thuốc và đặc biệt là Thuốc Growpone 10% bị quá hạn hoặc không thể sử dụng được thì bạn nên tham khảo ngay với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Không nên vứt các loại thuốc và đặc biệt là Thuốc Growpone 10% vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu của người có chuyên môn hoặc thẩm quyền.
Lưu ý không để Thuốc Growpone 10% ở tầm với của trẻ em, hãy để tránh xa thú nuôi.
Trước khi dùng Thuốc Growpone 10%, bạn cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những dược phẩm đã và đang dự trữ tại nhà.
Tránh tiêm tĩnh mạch quá nhanh (trên 5 ml/phút) và thoát ra ngoài tĩnh mạch; dùng thận trọng trong trường hợp suy hô hấp hoặc nhiễm toan máu; tăng calci huyết có thể xảy ra khi chức năng thận giảm, cần thường xuyên kiểm tra calci huyết; tránh nhiễm toan chuyển hóa (chỉ dùng 2 - 3 ngày sau đó chuyển sang dùng các muối calci khác). Phải tránh dùng calci tiêm cho người bệnh đang dùng glycosid trợ tim; trường hợp thật cần thiết, calci phải tiêm chậm với lượng nhỏ và theo dõi chặt chẽ điện tâm đồ.
Thời kỳ mang thai:
Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày.
Tuy nhiên, người mang thai nên được cung cấp calci bằng chế độ ăn uống đầy đủ. Dùng quá nhiều loại vitamin và calci cùng các chất khoáng khác có thể gây hại cho mẹ hoặc thai nhi.
Thời kỳ cho con bú:
Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày.
Sử dụng thuốc Growpone 10% theo đúng toa hướng dẫn của bác sĩ.
Không sử dụng Thuốc Growpone 10% nếu dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc có cảnh báo từ bác sĩ hoặc dược sĩ.
Cẩn trọng sử dụng Thuốc Growpone 10% cho trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú hoặc đang vận hành máy móc.
Lưu ý chung trong thời kỳ mang thai: Các loại Thuốc và Thuốc Growpone 10% được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu(sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu.
Chính vì vậy tốt nhất là không nên dùng các loại Thuốc và Thuốc Growpone 10% đối với phụ nữ có thai.
Trong trường hợp bắt buộc phải dùng Thuốc Growpone 10%, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.
Lưu ý chung trong thời kỳ cho con bú: Các loại Thuốc và Thuốc Growpone 10% có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ.
Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng các loại thuốc và Thuốc Growpone 10% trong thời kỳ cho con bú.
Rất nhiều loại thuốc, cũng có thể là Thuốc Growpone 10% còn chưa thể chắc chắn xác định hết được các tác động của thuốc, vì vậy trong thời kỳ này bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Giá bán Thuốc Growpone 10% có thể sẽ khác nhau ở từng thời điểm và tại các cơ sở kinh doanh thuốc khác nhau.
Liên hệ nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có giấy phép kinh doanh thuốc để cập nhật chính xác giá Thuốc Growpone 10%.
Tham khảo giá Thuốc Growpone 10% do doanh nghiệp xuất/doanh nghiệp đăng ký công bố.
Mua Thuốc Growpone 10% ở đâu?
Nếu bạn có đơn thuốc đã kê toa và bạn đang cần mua Thuốc Growpone 10%, bạn có thể mua thuốc online hoặc các nhà phân phối dược mỹ phẩm để mua sỉ Thuốc Growpone 10%.
Với cá nhân có thể mua online các thuốc không kê toa hoặc các thực phẩm chức năng.
Để mua trực tiếp thuốc Growpone 10%, bạn nên đến các Nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám hoặc các cơ sở được phép kinh doanh thuốc gần nhất.
Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ Thuốc Growpone 10% là thuốc gì?
Hướng dẫn sử dụng Thuốc Growpone 10%.
Bài viết về Thuốc Growpone 10% được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo.
Liên hệ hoặc bình luận ở dưới để giúp chúng tôi cải thiện nội dung bài viết tốt hơn!
Lưu ý: Thông tin về Thuốc Growpone 10% chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ, chuyên viên y tế trước khi sử dụng!