Thuốc Các thuốc khác tốt nhất

  • Tên thuốc: SP. Cefradine 1g

  • Số đăng ký: VD-5474-08
  • Dạng bào chế: Bột pha tiêm
  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 lọ x 1g
  • Công ty đăng ký: Công ty Dược Phẩm ShinPoong Daewoo Việt Nam - VIỆT NAM-
  • Công ty phân phối: Đang cập nhật
  • Thành phần: Cefradin

SP. Cefradine 1g

1. Chỉ định dùng Thuốc SP. Cefradine 1g

Chỉ định: SP Cefradine thuốc được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, gồm:

Nhiễm khuẩn da và nhiễm khuẩn mô mềm như chốc lở, áp xe, viêm mô tế bào, nhọt.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như bệnh viêm xoang, viêm họng do liên cầu khuẩn tán huyết beta nhóm A gây ra, viêm amidan, viêm thanh khí phế quản và cả viêm tai giữa.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như trong bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm phổi thùy.

Viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo và viêm bể thận.

Nhiễm khuẩn xương.

Dự phòng trong trường hợp nhiễm khuẩn trong phẫu thuật và nên được điều trị tiếp tục trong thời gian hậu phẫu.

Thuốc SP. Cefradine 1g thuộc nhóm danh mục thuốc Các thuốc khác

Đối tượng sử dụng Thuốc SP. Cefradine 1g (dùng trong trường hợp nào)

Dùng Thuốc SP. Cefradine 1g trong trường hợp nào?

Đọc kỹ thông tin chỉ định dùng thuốc của Thuốc SP. Cefradine 1g trong tờ hướng dẫn sử dụng.

2. Chống chỉ định của Thuốc SP. Cefradine 1g

Chống chỉ định của SP Cefradine: Không dùng cho người bệnh có tiền sử quá mẫn nghiêm trọng với kháng sinh cefradine, thành phần tá dược và kháng sinh nhóm cephalosporin.

Đối tượng không được dùng Thuốc SP. Cefradine 1g

Không được dùng Thuốc SP. Cefradine 1g trong trường hợp nào?

Đọc kỹ thông tin chống chỉ định dùng thuốc của Thuốc SP. Cefradine 1g trong tờ hướng dẫn sử dụng.

3. Tương tác với Thuốc SP. Cefradine 1g

Thuốc lợi tiểu quai như Furrosemid có thể làm tăng độc tính trên thận của cephalosporin.

Probenecid làm giảm đào thải và làm tăng đồng độ cefradine trong huyết thanh.

Cefradine dùng đồng thời có thể làm giảm hiệu lực của vắc xin thương hàn.

Tương kỵ thuốc: Cefradine tiêm chứa natri carbonat, vì vậy tương kỵ dùng với các dung dịch chứa calci bao gồm dung dịch Ringer lactat, dung dịch Ringer - lactat-dextrose, dung dịch Ringer,...

Không nên trộn SP Cefradin tiêm với các kháng sinh khác.

Trộn cefradine với kháng sinh aminoglycosid trong cùng một túi hoặc cùng lọ để tiêm tĩnh mạch làm mất hoạt lực cả hai loại.

Nếu cần dùng đồng thời cả 2 loại kháng sinh này để điều trị, phải tiêm ở hai chỗ khác nhau hoặc các thời điểm khác nhau.

Thuốc SP Cefrandin là kháng sinh dùng trong cơ sở y tế, thuốc được dùng dưới chỉ định và thực hiện tiêm bởi nhân viên y tế.

Khi dùng thuốc có bất kỳ điều gì bất thường cần phải thông báo ngay với nhân viên y tế để được xử trí.

4. Tác dụng phụ của Thuốc SP. Cefradine 1g

Khi dùng thuốc SP Cefradine có thể gặp phải tác dụng phụ như:

Thường gặp: Phản ứng quá mẫn, gây sốt, phản ứng giống như bệnh huyết thanh, phản vệ.

Ban da, nổi mày đay, tăng bạch cầu ưa eosin; Buồn nôn, nôn, viêm đại tràng màng giả, tiêu chảy; Mất bạch cầu hạt, biến chứng chảy máu.

Ít gặp: Hoại tử ống thận cấp tính sau khi dùng với liều quá cao; thường liên quan đến những người cao tuổi, người có tiền sử suy thận hoặc người dùng đồng thời với các thuốc có độc tính trên thận gồm các kháng sinh aminoglycosid; Viêm thận kẽ cấp tính.

Hiếm gặp: Viêm gan và vàng da ứ mật; Có thể gây đau ở chỗ tiêm bắp; gây viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi truyền tĩnh mạch thường với liều cao trên 6g/ ngày và dùng trên 3 ngày.

Không xác định tần suất: Viêm âm đạo do nhiễm nấm candida, lú lẫn, rối loạn giấc ngủ, tăng động, viêm lợi, chóng mặt, ợ chua, hoại tử thượng bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, phù, tức ngực, đau khớp.

Bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải các tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc SP Cefradine.

5. Cách dùng thuốc SP. Cefradine 1g

Thuốc được dùng bằng đường tiêm bắp hay tiêm truyền tĩnh mạch.

Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng.

Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt.

Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng của Thuốc SP. Cefradine 1g đã ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Không tự ý sử dụng Thuốc SP. Cefradine 1g theo đường dùng khác mà không thấy ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng của Thuốc SP. Cefradine 1g.

6. Liều lượng dùng Thuốc SP. Cefradine 1g

Người lớn: Tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch: 500mg - 1g và dùng 4 lần/ ngày.

Liều tối đa không vượt quá 8g/ ngày.

Trẻ em: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 12.5 – 25mg/ kg thể trọng và dùng 4 lần/ ngày.

Liều cao tới 300mg/ kg thể trọng cũng có thể được dùng cho các trường hợp trẻ nhỏ bị ốm nặng mà không có đáp ứng với thuốc.

Liều tối đa 1 ngày không quá 8g cho trẻ em.

Dự phòng trước, trong và sau khi mổ:

Đối với những người sinh mổ: Tiêm tĩnh mạch 1g ngay sau khi tiến hành kẹp cuống rốn và tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1g, cách 6 và 12 giờ sau liều thứ nhất.

Đối với các người bệnh phẫu thuật khác: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 1g, trước khi phẫu thuật 30 phút đến 90 phú và cứ 4 đến 6 giờ một lần, tiêm tiếp 1g, trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật.

Không được dùng quá 8 g mỗi ngày.

Liều cho người suy thận: Liều dùng ban đầu cho 750mg, các liều dùng duy trì 500mg/ lần, khoảng cách các liều tùy thuộc độ thanh thải creatinine.

Độ thanh thải creatinin > 20ml/ phút khoảng cách liều dùng từ 6 - 12 giờ.

Độ thanh thải creatinin từ 19 - 15ml/ phút dùng với liều cách nhau 12 - 24 giờ.

Độ thanh thải creatinin từ 14 - 10ml/ phút uống cách 24 - 40 giờ.

Độ thanh thải creatinin từ 9 - 5ml/ phút dùng liều cách nhau 40-50 giờ

Độ thanh thải creatinin < 5ml/ phút cách nhau 50 - 70 giờ

Đối với người thẩm phân máu: Liều khởi đầu 250mg dùng lúc bắt đầu thẩm phân.

Sau đó dùng với liều 250mg x 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 tiếng.

7. Quá liều, quên liều, khẩn cấp

Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều khi sử dụng Thuốc SP. Cefradine 1g, nếu có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất.

Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc trong đó có Thuốc SP. Cefradine 1g đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nên làm gì nếu quên một liều

Trong trường hợp bạn quên một liều Thuốc SP. Cefradine 1g khi đang trong quá trình dùng thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).

Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định.

Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng Thuốc đã quy định.

8. Cách Bảo quản Thuốc SP. Cefradine 1g

Nên bảo quản Thuốc SP. Cefradine 1g như thế nào

Nồng độ, hàm lượng, hoạt chất thuốc của Thuốc SP. Cefradine 1g sẽ bị ảnh hưởng nếu bảo thuốc không tốt hoặc khi quá hạn sử dụng dẫn đến nguy hại khi sử dụng.

Đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng của Thuốc SP. Cefradine 1g đã được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Thông thường các thuốc và Thuốc SP. Cefradine 1g sẽ được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng.

Khi các loại thuốc và đặc biệt là Thuốc SP. Cefradine 1g bị quá hạn hoặc không thể sử dụng được thì bạn nên tham khảo ngay với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Không nên vứt các loại thuốc và đặc biệt là Thuốc SP. Cefradine 1g vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu của người có chuyên môn hoặc thẩm quyền.

Lưu ý khác về bảo quản Thuốc SP. Cefradine 1g

Lưu ý không để Thuốc SP. Cefradine 1g ở tầm với của trẻ em, hãy để tránh xa thú nuôi.

Trước khi dùng Thuốc SP. Cefradine 1g, bạn cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những dược phẩm đã và đang dự trữ tại nhà.

9. Thận trọng lưu ý khi dùng thuốc SP. Cefradine 1g

Trước khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh cefradine, phải kiểm tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với kháng sinh nhóm cephalosporin, penicilin do có nguy cơ dị ứng chéo.

Sử dụng các loại kháng sinh kéo dài hoặc dùng lạm dụng có thể dẫn đến sự đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh đó.

Hay còn gọi là kháng kháng sinh, điều này ảnh hưởng tới việc lựa chọn kháng sinh sau này.

Phải theo dõi chức năng thận và chỉ số máu trong khi điều trị, nhất là khi dùng thuốc này trong thời gian dài và với liều cao.

Lưu ý dùng SP Cefradine cho phụ nữ có thai: Cefradine qua nhau thai rất nhanh trong thời kỳ mang thai.

Các cephalosporin thường có thể được coi như an toàn khi dùng cho người mang thai, tuy nhiên vẫn cần phải thận trọng khi cho phụ nữ có thai dùng thuốc.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú: Thuốc

Cefradine được bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp.

Điều này xảy ra sự thay đổi hệ vi khuẩn ruột, tác động trực tiếp đến trẻ bí mẹ và ảnh hưởng đến nhận định kết quả cấy vi khuẩn khi được kiểm tra lúc trẻ sốt.

Tuy cefradine cũng được xếp vào loại có thể dùng khi cho con bú nhưng phải ngừng cho bú hoặc tạm ngừng thuốc khi trẻ bị tiêu chảy, phát ban trên da hoặc trẻ bị nhiễm Candida.

10. Giá bán và nơi bán Thuốc SP. Cefradine 1g

Thuốc SP. Cefradine 1g có giá bán là bao nhiêu tiền?

Giá bán Thuốc SP. Cefradine 1g có thể sẽ khác nhau ở từng thời điểm và tại các cơ sở kinh doanh thuốc khác nhau.

Liên hệ nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có giấy phép kinh doanh thuốc để cập nhật chính xác giá Thuốc SP. Cefradine 1g.

Tham khảo giá Thuốc SP. Cefradine 1g do doanh nghiệp xuất/doanh nghiệp đăng ký công bố.

Những nơi bán Thuốc SP. Cefradine 1g

Mua Thuốc SP. Cefradine 1g ở đâu?

Nếu bạn có đơn thuốc đã kê toa và bạn đang cần mua Thuốc SP. Cefradine 1g, bạn có thể mua thuốc online hoặc các nhà phân phối dược mỹ phẩm để mua sỉ Thuốc SP. Cefradine 1g.

Với cá nhân có thể mua online các thuốc không kê toa hoặc các thực phẩm chức năng.

Để mua trực tiếp thuốc SP. Cefradine 1g, bạn nên đến các Nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám hoặc các cơ sở được phép kinh doanh thuốc gần nhất.

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ Thuốc SP. Cefradine 1g là thuốc gì?

Hướng dẫn sử dụng Thuốc SP. Cefradine 1g.

Bài viết về Thuốc SP. Cefradine 1g được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo.

Liên hệ hoặc bình luận ở dưới để giúp chúng tôi cải thiện nội dung bài viết tốt hơn!

Lưu ý: Thông tin về Thuốc SP. Cefradine 1g chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ, chuyên viên y tế trước khi sử dụng!

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/thuoc-sp-cefradine-1g-35516.html