Thuốc Chẩn đoán hình ảnh tốt nhất

Các sản phẩm dùng trong chẩn đoán hình ảnh
  • Tên thuốc: Survanta

  • Số đăng ký: VN-12133-11
  • Dạng bào chế: Hỗn dịch dùng đường nội khí quản
  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ
  • Công ty đăng ký: Abbott Laboratories - MỸ-Abbott Laboratories
  • Công ty phân phối: Đang cập nhật
  • Thành phần: Phospholipids 25mg/ml

Survanta

1. Chỉ định dùng Thuốc Survanta

Beractant được chỉ định để phòng ngừa và điều trị hội chứng suy hô hấp (Respiratory Distress Syndrome – RDS) (bệnh màng trong hay còn gọi là bệnh màng Hyalin) ở trẻ sinh non.

Beractant làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do RDS cũng như là biến chứng rò khí ở những đối tượng này.

Phòng ngừa: Ở những trẻ sinh non cân nặng chưa đến 1250g hoặc có bằng chứng về thiếu hụt chất diện hoạt, dùng beractant càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 15 phút sau khi sinh.

Điều trị: Để điều trị bệnh nhi mắc RDS sau khi được xác định bằng X-quang và yêu cầu sử dụng thông khí nhân tạo, dùng beractant càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 8 giờ sau khi sinh.

Thuốc Survanta thuộc nhóm danh mục thuốc Chẩn đoán hình ảnh

Đối tượng sử dụng Thuốc Survanta (dùng trong trường hợp nào)

Dùng Thuốc Survanta trong trường hợp nào?

Đọc kỹ thông tin chỉ định dùng thuốc của Thuốc Survanta trong tờ hướng dẫn sử dụng.

2. Chống chỉ định của Thuốc Survanta

Đối tượng không được dùng Thuốc Survanta

Không được dùng Thuốc Survanta trong trường hợp nào?

Đọc kỹ thông tin chống chỉ định dùng thuốc của Thuốc Survanta trong tờ hướng dẫn sử dụng.

3. Tương tác với Thuốc Survanta

Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều loại thuốc khác nhau, thường rất dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.

Tương tác Thuốc Survanta với các loại thuốc khác

Thuốc Survanta có thể tương tác với những loại thuốc nào?

Dành cho chuyên gia hoặc những người có kiến thức chuyên môn về Survanta.

Không tự ý nghiên cứu và áp dụng khi chưa có kiến thức chuyên môn.

Tương tác Thuốc Survanta với thực phẩm, đồ uống

Khi sử dụng thuốc Survanta với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với Thuốc Survanta.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng Thuốc Survanta hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Thuốc Survanta cùng với các loại thức ăn, đồ uống, rượu và thuốc lá...

Dược lý và cơ chế tác dụng

Nội dung về dược lý và cơ chế tác dụng của Thuốc Survanta chỉ dành cho chuyên gia hoặc những người có kiến thức chuyên môn.

Không tự ý nghiên cứu và áp dụng nếu không có kiến thức chuyên môn.

Dược động học

Thông tin dược động học Thuốc Survanta chỉ dành cho chuyên gia hoặc những người có kiến thức chuyên môn.

Không tự ý nghiên cứu và áp dụng nếu không có kiến thức chuyên môn.

4. Tác dụng phụ của Thuốc Survanta

Phần lớn những tác dụng bất lợi hay được báo cáo nhất liên quan đến quá trình đưa thuốc vào cơ thể.

Trong những nghiên cứu lâm sàng đa liều có đối chứng, mỗi liều beractant được chia là bốn phân liều.

Mỗi một phần tư phân liều được dẫn truyền qua một catheter đặt vào trong ống nội khí quản bằng cách ngắt ống nội khí quản ra khỏi máy thở trong một thời gian ngắn.

Chậm nhịp tim thoáng qua xảy ra với 11,9% số liều được sử dụng.

Giảm độ bão hòa oxy xảy ra với 9.8% số liều đã sử dụng.

Những phản ứng khác trong quá trình đưa thuốc xảy ra với tần suất dưới 1% số liều được sử dụng và bao gồm trào ngược ống nội khí quản, xanh tím, co mạch, tụt huyết áp, tắc nghẽn ống nội khí quản, tăng huyết áp, giảm carbon dioxide máu, tăng carbon dioxide máu, và ngạt thở.

Không có tử vong xảy ra trong quá trình đưa thuốc vào cơ thể, và tất cả các phản ứng đều biến mất khi những triệu chứng được điều trị.

Một nghiên cứu lâm sàng so sánh chế độ điều trị bốn phân liều ở trên với chế độ hai phân liều có gián đoạn máy thở như đã mô tả ở trên và chế độ hai phân liều đạt được bằng cách đặt catheter qua van hút sơ sinh trong ống nội khí quản mà không cần phải làm gián đoạn thở máy.

Với liều đầu tiên, quan sát thấy hiện tượng trào ngược ống nội khí quản giảm đáng kể ở nhóm dùng chế độ bốn phân liều (p=0.007) so với nhóm không bị gián đoạn thở máy.

Với liều đầu tiên, có sự giảm đáng kể độ bất bão hòa ở nhóm không gián đoạn thở máy (p=0.008) so với nhóm khác nhận chế độ hai phân liều.

Không thấy có phản ứng khác biệt giữa những liều dùng tiếp theo và không có sự khác biệt trong nhịp tim sau bất cứ liều dùng nào

Khi xem xét tất cả các nghiên cứu đối chứng, không có sự khác biệt trong xuất huyết nội sọ.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu dùng chế độ đơn liều để điều trị bệnh và trong một nghiên cứu can thiệp đa liều, tỉ lệ xuất huyết nội sọ ở những bệnh nhân dùng beractant cao hơn đáng kể so với những bệnh nhân nhóm chứng (theo thứ tự là 63,3% so với 30.8%, P=0,001; và 48.8% so với 34,2% P=0,047).

Tỉ lệ điều trị IND trên khoảng 8100 bệnh nhi thấp hơn trong những thử nghiệm có đối chứng.

Trong những thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, beractant không gây ảnh hưởng nào lên các chỉ số xét nghiệm hay dùng như: số lượng bạch cầu trong huyết tương, natri, kali, bilirubin, và creatinin.

Hơn 4300 mẫu huyết tương trước và sau điều trị của khoảng 1500 bệnh nhân được phân tích bằng phương pháp xét nghiệm miễn dịch Western Blot cho kháng thể với những protein có đặc tính diện hoạt SP-B và SP-C.

Không phát hiện ra kháng thể IgG hay IgM.

Một vài những biến chứng khác cũng xảy ra trên trẻ sinh non.

Những tình trạng sau đây đã được báo cáo từ các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng.

Tỉ lệ biến chứng không khác biệt ở trên cả nhóm thử và nhóm chứng, và không có biến chứng nào được cho là do beractant gây ra.

Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết: Bệnh đông máu, giảm tiểu cầu, đông máu nội mạch rải rác.

Rối loạn nội tiết: Xuất huyết thượng thận, rối loạn tiết ADH.

Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Tăng phosphate huyết, không dung nạp thức ăn.

Rối loạn hệ thần kinh: Động kinh.

Rối loạn tim: Nhịp tim nhanh, nhịp nhanh thất, suy tim, ngừng tim-hô hấp, tăng nhịp tim, tồn lưu tuần hoàn thai, bất thường hoàn toàn hồi lưu tĩnh mạch phổi.

Rối loạn về mạch: Tăng huyết áp, hạ huyết áp, huyết khối động mạch chủ, nghẽn mạch do khí.

Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Đông đặc phổi, máu ở ống nội khí quản, rối loạn sau cai sữa, mất bù hô hấp, hẹp dưới thanh môn, liệt cơ hoành, suy hô hấp.

Rối loạn tiêu hóa: Sưng phồng bất thường, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, xoắn ruột, nhồi máu ruột, loét dạ dày do stress, thoát vị bẹn.

Rối loạn gan-ống gan: Suy gan.

Rối loạn chức năng thận và đường tiết niệu: Suy thận, huyết niệu.

Rối loạn chung và tình trạng vị trí đưa thuốc: Sốt, rối loạn chức năng.

ĐÁNH GIÁ THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ

Hiện nay, không thấy có những biến chứng hay các dị tật lâu dài khi sử dụng beractant.

Nghiên cứu đơn liều: Những đánh giá theo dõi sau 6 tháng trên 232 bệnh nhi (115 bệnh nhi dùng thuốc) chứng minh rằng không có sự khác biệt quan trọng nào về mặt lâm sàng giữa các nhóm điều trị trong các dị tật hô hấp hay thần kinh, trong tỉ lệ bong võng mạc nặng nề ở trẻ sinh non, tái nhập viện, tăng trưởng hay có biểu hiện dị ứng.

Nghiên cứu đa liều

Những đánh giá theo dõi sau 6 tháng trên 631 bệnh nhi (345 bệnh nhi dùng thuốc) trong 916 bệnh nhi sống sót.

Ở nhóm thử dùng beractant thấy có sự giảm đáng kể bệnh bại não và giảm nhu cầu bổ sung oxy hơn so với nhóm chứng.

Hiện tượng thở khò khè xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhi dùng beractant, mặc dù không có sự khác biệt nào trong phương pháp điều trị giãn phế quản.

Dữ liệu hoàn chỉnh của quá trình theo dõi 12 tháng từ những nghiên cứu đa liều đã được thu thập từ 521 bệnh nhi (272 bệnh nhi dùng thuốc) trong 909 bệnh nhi sống sót.

Có sự giảm đáng kể hiện tượng thở khò khè ở nhóm bệnh nhi dùng beractant so với nhóm chứng khi so sánh với kết quả của sáu tháng theo dõi.

Không có khác biệt nào trong tỉ lệ mắc bệnh bại não sau12 tháng.

Những đánh giá trong 24 tháng được tiến hành trong 429 bệnh nhi (226 bệnh nhi dùng thuốc) trong 906 bệnh nhi sống sót.

Có sự giảm đáng kể những triệu chứng ran rít, khò khè và nhịp thở nhanh trên những bệnh nhi sử dụng beractant ở thời điểm kiểm tra.

Ngoài ra không nhận thấy sự khác biệt nào khác.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc.

Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc.

Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

5. Cách dùng thuốc Survanta

Chỉ được sử dụng qua đường nội khí quản.

Beractant nên được sử dụng dưới sự giám sát của những nhân viên y tế có kinh nghiệm trong việc đặt ống nội khí quản, điều khiển máy thở, và có kinh nghiệm chăm sóc trẻ đẻ non.

Đáng chú ý có thể xảy ra hiện tượng oxi hóa trong thời gian điều trị bằng beractant.

Do đó, phải giám sát lâm sàng thường xuyên, chặt chẽ, và rất cần thiết phải giám sát hệ thống oxi hóa để tránh tình trạng tăng oxi huyết.

Nên quan sát kĩ beractant bằng mắt để phát hiện liệu hỗn dịch có bị đổi màu trước khi sử dụng hay không.

Màu bình thường của beractant là màu trắng nhờ đến nâu sáng.

Nếu hỗn dịch bị lắng trong quá trình bảo quản, xoay tròn lọ chứa nhẹ nhàng để các thành phần phân tán đều trở lại (Chú ý không lắc).

Có thể xảy ra hiện tượng tạo bọt trong quá trình vận chuyển và đây cũng là đặc điểm tự nhiên vốn có của sản phẩm.

Beractant phải được giữ lạnh từ 2oC cho đến 8oC.

Trước khi sử dụng, nên làm ấm beractant bằng cách để ở nhiệt độ phòng trong ít nhất 20 phút hoặc làm ấm trong lòng bàn tay trong ít nhất 8 phút.

Tuyệt đối không sử dụng các phương pháp làm ấm nhân tạo khác.

Nếu dùng với mục đích phòng ngừa thì nên chuẩn bị hỗn dịch beractant trước khi đứa trẻ được sinh ra.

Beractant không yêu cầu phải tái hòa tan hoặc xử lý bằng siêu âm trước khi sử dụng.

Cách đưa thuốc :

Beractant được dùng với đường nội khí quản qua dẫn truyền nhỏ giọt catheter có kích thước đầu tận bằng 5F qua một trong các cách sau: đặt catheter vào trong ống nội khí quản của trẻ bằng cách ngắt ống nội khí quản ra khỏi máy thở trong một thời gian ngắn; bằng cách đặt catheter qua van hút sơ sinh mà không cần ngắt ống nội khí quản ra khỏi máy thở hoặc dẫn truyền nhỏ giọt qua lòng ống thứ 2 của ống nội khí quản hai lòng.

Nếu thuốc được dẫn qua catheter, nên rút ngắn bớt chiều dài của catheter để đầu của catheter chỉ trồi qua ống nội khí quản trên xương lưỡi hái của trẻ.

Không dẫn truyền beractant vào phế quản chính của bệnh nhi.

Để đảm bảo sự phân bố đồng nhất của beractant trong phổi, mỗi liều có thể chia thành những phân đoạn liều nhỏ hơn.

Mỗi liều có thể chia làm hai đến bốn phân liều.

Mỗi phân liều được đưa vào cơ thể ở các tư thế khác nhau.

Khi chia beractant thành hai phân liều, khuyến cáo nên đưa vào cơ thể ở các tư thế sau:

+ Đầu và người quay khoảng 45o về bên phải.

+ Đầu và người quay khoảng 45o về bên trái.

Khi chia beractant thành bốn phân liều, khuyến cáo nên đưa vào cơ thể ở các tư thế sau:

+ Đầu và người nghiêng xuống 5-10o, đầu quay về bên phải.

+ Đầu và người nghiêng xuống 5-10o, đầu quay về bên trái.

+ Đầu và người nghiêng lên 5-10o, đầu quay về bên phải.

+ Đầu và người nghiêng lên 5-10o, đầu quay về bên trái.

Các tư thế khi đưa 4 phân liều vào cơ thể được minh họa như sau:

Image from Drug Label Content

Việc dẫn truyền thuốc cho bệnh nhi sẽ dễ dàng hơn nếu một nhân viên y tế bơm thuốc trong khi người khác điều chỉnh tư thế và giám sát bệnh nhi.

Những phương pháp khác nhau đưa beractant vào cơ thể đã được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng.

Trong những nghiên cứu có đối chứng 6 đơn liều và 4 đa liều nhằm xác định tính an toàn và hiệu quả, beractant được dẫn truyền qua một catheter đặt trong ống nội khí quản của bệnh nhi bằng cách ngắt ống nội khí quản ra khỏi máy thở trong một thời gian ngắn.

Mỗi liều được đưa vào làm bốn phân liều như được mô tả ở trên.

Phương pháp này được so sánh với hai phương pháp khác trong một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, đa trung tâm trên 299 trẻ sơ sinh cân nặng từ 600g trở lên bị RDS cần thở máy (thông khí nhân tạo).

Những phương pháp khác được đánh giá là:

+ 2 phân liều đưa vào cơ thể bằng cách đặt catheter qua ống nội khí quản trong khi ống nội khí quản được ngắt ra khỏi máy thở trong một thời gian ngắn.

Hai phân liều được đưa vào ở các tư thế đã mô tả ở trên.

+ 2 phân liều đưa vào cơ thể mà không cần ngắt ống nội khí quản ra khỏi máy thở bằng cách đặt catheter qua van hút sơ sinh trong ống nội khí quản.

Hai phân liều được đưa vào ở các tư thế đã mô tả ở trên.

Không có sự khác biệt đáng kể nào giữa ba nhóm bệnh nhi khi xem xét trung bình các chỉ số FiO2, a/APO2, hay MAP ở những bệnh nhi 72 giờ tuổi, hoặc trên tỉ lệ mắc các bệnh rò khí phổi, tràn khí khoảng kẽ phổi, hở ống động mạch hay tử vong ở 72 giờ tuổi.

Điều trị bằng beractant sử dụng ống nội khí quản hai nòng chức năng tương tự với sử dụng van hút sơ sinh; ví dụ như vận chuyển beractant đến tận đầu cuối ống nội khí quản mà không làm gián đoạn quá trình thở máy.

Phương pháp phân phối thuốc này ít làm giảm oxi huyết và ít làm giảm nhịp tim ngay sau khi dùng thuốc.

Tuy nhiên, không có sự khác biệt nào trong kết quả điều trị ngắn hạn cũng như dài hạn khi so sánh những phương pháp đưa thuốc khác nhau.

Ở những trẻ đã đặt ống nội khí quản một nòng, không nên đặt lại ống nội khí quản hai nòng chỉ với mục đích duy nhất là để đưa beractant vào cơ thể.

6. Liều lượng dùng Thuốc Survanta

Có thể sử dụng 4 liều beractant trong vòng 48 giờ sau khi sinh.

Khoảng cách giữa các liều không nên ít hơn 6 tiếng một lần.

Liều đầu tiên

Nhỏ giọt qua đầu tận catheter

Từ bảng liều beractant dựa trên cân nặng khi sinh của bệnh nhi, lựa chọn tổng liều beractant thích hợp.

Từ từ rút toàn bộ hỗn dịch trong lọ vào syringe qua kim tiêm loại to (ví dụ ít nhất là kim 20-guage).

Không được lọc và không được lắc beractant.

Gắn catheter có kích thước đầu tận là 5 F trước đo (pre-measured 5 French end-hole catheter) vào syringe.

Bơm beractant đầy catheter.

Loại bỏ phần beractant thừa ra khỏi catheter vì chỉ có tổng liều sử dụng được mới được chứa trong syringe.

Trước khi dùng beractant, đảm bảo sắp xếp và mở của ống nội khí quản một cách hợp lí.

Tùy theo sự cẩn trọng của nhân viên y tế, có thể hút đờm trong ống nội khí quản trước khi cho dùng beractant.

Nên ổn định bệnh nhi trước khi dùng thuốc.

Trong chế độ liều phòng ngừa mắc bệnh, cân, đặt nội khí quản và ổn định bệnh nhi.

Dùng thuốc càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 15 phút sau khi sinh.

Đặt bệnh nhi ở tư thế thích hợp, sau đó tiêm nhẹ nhàng phân liều đầu tiên qua catheter trong vòng 2 đến 3 giây.

Sau khi tiêm phân liều đầu tiên, rút catheter ra khỏi ống nội khí quản.

Thực hiện thông khí với một túi oxy đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy để tránh chứng xanh tím cho bệnh nhi, với tốc độ thở là 60 nhịp/phút và áp suất dương đủ để có thể di chuyển thành lồng ngực và có sự trao đổi khí phù hợp.

Trong chế độ liều điều trị bệnh, liều dùng đầu tiên nên được tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bệnh nhi được đặt máy thở để điều trị RDS.

Trong những thử nghiệm lâm sàng, ngay lập tức sau khi dẫn truyền phân liều đầu tiên, cài đặt máy thở cho bệnh nhi đã được thay đổi với tốc độ 60 lần/phút, thời gian hít vào 0,5 giây, và FiO2 1,0.

Đặt bệnh nhi ở tư thế thích hợp và tiêm nhẹ phân liều đầu tiên qua catheter trong vòng từ hai cho đến ba giây.

Sau khi dùng phân liều đầu tiên, rút catheter ra khỏi ống nội khí quản, đặt bệnh nhi thở máy trở lại.

Trong cả hai chế độ liều trên, thông khí bệnh nhi trong ít nhất 30 giây hoặc cho đến khi ổn định.

Đặt lại tư thế bệnh nhi cho dẫn truyền phân liều tiếp theo.

Dẫn truyền những phân liều còn lại với các bước tiến hành tương tự.

Sau khi dẫn truyền từng phân liều, rút catheter ra và thông khí trong ít nhất 30 phút hoặc cho đến khi bệnh nhi ổn định trở lại.

Sau khi dẫn truyền phân liều cuối cùng, chỉ rút mà không rửa catheter.

Không hút đờm rãi cho bệnh nhi trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc trừ khi có dấu hiệu tắc nghẽn đường thở đáng kể xảy ra.

Sau khi hoàn thành các bước dùng thuốc, khôi phục điều trị thở máy và chăm sóc lâm sàng như bình thường.

Dẫn truyền qua ống thứ 2 của ống nội khí quản hai lòng.

Đảm bảo rằng bệnh nhi được đặt ống nội khí quản 2 lòng với kích thước phù hợp.

Từ bảng liều beractant dựa trên cân nặng khi sinh của bệnh nhi, lựa chọn tổng liều beractant thích hợp.

Từ từ rút toàn bộ hỗn dịch trong lọ vào syringe qua kim tiêm loại to (ví dụ ít nhất là kim 20- guage).

Không được lọc và không được lắc beractant.

Trước khi dùng beractant, đảm bảo sắp xếp và mở của ống nội khí quản một cách hợp lí.

Tùy theo sự cẩn trọng của nhân viên y tế, có thế hút đờm trong ống nội khí quản trước khi cho dùng beractant.

Nên ổn định bệnh nhi trước khi dùng thuốc.

Trong chế độ liều phòng ngừa mắc bệnh, cân, đặt nội khí quản và ổn định bệnh nhi.

Dùng thuốc càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 15 phút sau khi sinh.

Đặt bệnh nhi ở tư thế thích hợp, sau đó tiêm nhẹ nhàng phân liều đầu tiên qua catheter trong vòng 2 đến 3 giây.

Gắn syringe chứa beractant vào ống thứ 2 của nội khí quản.

Đặt bệnh nhi ở tư thế thích hợp và tiêm nhẹ phân liều đầu tiên quan ống thứ 2 trong vòng từ hai đến ba giây mà không cần phải làm gián đoạn thở máy.

Nếu máy thở được điều chỉnh bằng tay, thực hiện thông khí với một túi oxy đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy để tránh chứng xanh tím cho bệnh nhi, với tốc độ thở là 60 nhịp/phút và áp suất dương đủ để có thể di chuyển thành lồng ngực và có sự trao đổi khí phù hợp.

Trong chế độ liều điều trị bệnh, liều dùng đầu tiên nên được tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bệnh nhi được đặt máy thở để điều trị RDS.

Ngay lập tức trước khi dẫn truyền phân liều đầu tiên, cài đặt máy thở cho bệnh nhi phải được thay đổi với tốc độ 60/phút, thời gian hít vào 0,5 giây, và FiO2 1,0.

Đặt bệnh nhi ở tư thế thích hợp và tiêm nhẹ phân liều đầu tiên qua ống thứ hai của ống nội khí quản 2 lòng trong vòng từ hai cho đến ba giây mà không làm gián đoạn thở máy.

Ở cả hai chế độ liều trên, thông khí cho bệnh nhi trong ít nhất 30 giây hoặc cho đến khi ổn định trở lại.

Đặt lại tư thế bệnh nhi cho dẫn truyền các phân liều tiếp theo.

Dẫn truyền những phân liều còn lại với các bước tiến hành tương tự.

Sau khi dẫn truyền từng phân liều, thông khí cho bệnh nhi trong ít nhất 30 giây hoặc cho đến khi ổn định trở lại.

Sau khi dẫn truyền phân liều cuối cùng, rút syringe ra khỏi ống nội khí quản thứ cấp, tiêm 0,5ml không khí để rửa ống nội khí quản thứ 2 và đậy nắp lại.

sau khi hoàn thành các bước dùng thuốc, khôi phục điều trị thở máy và chăm sóc lâm sàng như bình thường.

Liều nhắc lại

Liều beractant nhắc lại là 100 mg phospholipid/kg cân nặng và dựa trên cân nặng khi sinh của bệnh nhi.

Không nên cân lại bệnh nhi để tính liều beractant.

Sử dụng bảng liều beractant để lựa chọn tổng liều phù hợp.

Nhu cầu tăng liều beractant được xem xét dựa trên bằng chứng về tình trạng tiếp tục suy hô hấp của bệnh nhi.

Sử dụng những tiêu chuẩn sau đây để xem xét lại liều, trong những thử nghiệm lâm sàng đa liều với beractant quan sát thấy tỉ lệ tử vong do RDS giảm đáng kể.

Liều thêm cách liều trước đó ít nhất sáu giờ nếu bệnh nhi vẫn còn đặt nội khí quản và yêu cầu ít nhất 30% oxy hít vào để duy trì PaO2 thấp hơn hoặc bằng 80 torr.

Nên chụp X-quang xác định tình trạng RDS trước khi dùng liều nhắc lại trên những bệnh nhi dùng chế độ liều phòng ngừa.

Chuẩn bị beractant và đặt tư thế bệnh nhi để đưa các phân liều vào cơ thể như đã mô tả ở trên.

Sau khi dẫn truyền từng phân liều, rút catheter ra khỏi ống nội khí quản và cho bệnh nhi thở máy trong ít nhất 30 giây hoặc cho đến khi ổn định trở lại.

Trong những nghiên cứu lâm sàng, cài đặt máy thở để đưa liều nhắc lại khác với cài đặt khi đưa liều đầu tiên.

Đối với liều nhắc lại, FiO2 tăng khoảng 0.20 hoặc tăng một lượng thích hợp để ngăn ngừa chứng xanh tím.

Máy thở phân phối ở mức 30/phút với tần suất thở vào nhỏ hơn 1,0 giây.

Nếu tốc độ trước khi điều trị của bệnh nhi là 30 hoặc lớn hơn thì không cần thay đổi thông số trong quá trình dẫn truyền beractant.

Không nên sử dụng bóp bóng (thông khí bằng tay) khi dùng liều nhắc lại.

Trong suốt quá trình đưa thuốc, cần cẩn trọng điều chỉnh cài đặt máy thở để duy trì lượng oxy và thông khí thích hợp.

Sau khi hoàn thành việc đưa thuốc vào cơ thể, tiếp tục giám sát thở máy và chăm sóc lâm sàng như bình thường.

Cảnh báo trong khi dẫn truyền

Nếu trong quá trình đưa thuốc, bệnh nhi bị chậm nhịp tim hoặc bị giảm độ bão hòa oxy, dừng ngay việc dẫn truyền thuốc và bắt đầu tiến hành các biện pháp thích hợp để cải thiện tình trạng.

Sau khi ổn định bệnh nhi, tiếp tục dẫn truyền thuốc.

Tiếng rale và rale ẩm có thể xảy ra thoáng qua sau khi điều trị bằng beractant.

Không cần thiết hút đờm nội khí quản hay thực hiện các biện pháp điều trị khác trừ khi có những dấu hiệu rõ ràng của tắc nghẽn đường thở xảy ra.

7. Quá liều, quên liều, khẩn cấp

Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều khi sử dụng Thuốc Survanta, nếu có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất.

Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc trong đó có Thuốc Survanta đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nên làm gì nếu quên một liều

Trong trường hợp bạn quên một liều Thuốc Survanta khi đang trong quá trình dùng thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).

Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định.

Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng Thuốc đã quy định.

8. Cách Bảo quản Thuốc Survanta

Nên bảo quản Thuốc Survanta như thế nào

Nồng độ, hàm lượng, hoạt chất thuốc của Thuốc Survanta sẽ bị ảnh hưởng nếu bảo thuốc không tốt hoặc khi quá hạn sử dụng dẫn đến nguy hại khi sử dụng.

Đọc kỹ thông tin bảo quản và hạn sử dụng của Thuốc Survanta đã được ghi trên vỏ sản phẩm và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Thông thường các thuốc và Thuốc Survanta sẽ được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng.

Khi các loại thuốc và đặc biệt là Thuốc Survanta bị quá hạn hoặc không thể sử dụng được thì bạn nên tham khảo ngay với bác sĩ, dược sĩ hoặc đơn vị xử lý rác để có cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Không nên vứt các loại thuốc và đặc biệt là Thuốc Survanta vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu của người có chuyên môn hoặc thẩm quyền.

Lưu ý khác về bảo quản Thuốc Survanta

Lưu ý không để Thuốc Survanta ở tầm với của trẻ em, hãy để tránh xa thú nuôi.

Trước khi dùng Thuốc Survanta, bạn cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những dược phẩm đã và đang dự trữ tại nhà.

9. Thận trọng lưu ý khi dùng thuốc Survanta

Chỉ sử dụng beractant bằng đường nội khí quản.

Beractant có thể nhanh chóng gây ảnh hưởng đến sự oxy hóa và độ giãn nở của phổi.

Vì vậy, nên giới hạn sử dụng trong sự giám sát của cơ sở y tế với những nhân viên y tế có kinh nghiệm trong đặt nội khí quản, giám sát thông khí và chăm sóc tổng quát trẻ sinh non luôn sẵn sàng có mặt.

Bệnh nhi dùng beractant nên được theo dõi thường xuyên nồng độ oxy và dioxide carbon theo đường qua da hoặc đo trong động mạch.

Đã có báo cáo về hiện tượng nhịp tim chậm thoáng qua và giảm bão hòa oxy trong quá trình đưa thuốc.

Nếu điều này xảy ra, ngừng đưa thuốc và bắt đầu tiến hành các biện pháp thích hợp để cải thiện tình trạng.

Sau khi bệnh nhi ổn định, tiếp tục tiến hành đưa thuốc.

Khái quát

Tiếng rale và rale ẩm có thể xảy ra thoáng qua sau khi điều trị bằng beractant.

Không cần thiết hút đờm nội khí quản hay thực hiện các biện pháp điều trị khác trừ khi có những dấu hiệu rõ ràng của tắc nghẽn đường thở xảy ra.

Trong những nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát, quan sát thấy ở những bệnh nhi dùng beractant có khả năng tăng nhiễm khuẩn huyết bệnh viện sau điều trị (Bảng 4).

Việc gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết ở những bệnh nhi dùng beractant không liên quan đến việc gia tăng tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhi này.

Những vi sinh vật gây bệnh tương tự trên cả nhón bệnh nhi thử và nhóm bệnh nhi chứng.

Không phát hiện thấy sự khác biệt đáng kể nào giữa hai nhóm về tỉ lệ nhiễm khuẩn sau điều trị ngoài nhiễm khuẩn huyết.

Các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng chưa đánh giá việc sử dụng beractant trên những bệnh nhi nhẹ hơn 600g hoặc nặng hơn 1750g sau khi sinh.

Không có dữ liệu đối chứng nào về việc sử dụng beractant kết hợp với các phương pháp điều trị thực nghiệm khác để điều trị RD (như thông khí tần suất cao, oxy hóa máu bằng màng trao đổi ngoài cơ thể).

Không có thông tin về hiệu quả của bất cứ liều nào ngoài liều 100 mg phospholipid/kg cân nặng, về hiệu quả của việc dùng nhiều hơn bốn liều, mỗi liều cách nhau dưới 6 tiếng cũng như không có thông tin về hiệu quả của việc điều trị sau 48 giờ tuổi.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Đối tượng chỉ định là trẻ sinh non nên không có nghiên cứu về những tác động này.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Chưa có các dữ liệu lâm sàng về phụ nữ có thai và cho con bú dùng Beractant.

Liều beractant lên đến 500 mg phospholipid/kg cân nặng/ngày được tiêm dưới da chuột mới sinh trong 5 ngày.

Chuột sinh sản bình thường và không quan sát thấy tác dụng bất lợi nào trên thế hệ con cháu của chúng.

Những nghiên cứu về khả năng gây đột biến gen cho kết quả âm tính.

Thời kỳ cho con bú:

Chưa có các dữ liệu lâm sàng về phụ nữ có thai và cho con bú dùng Beractant.

Liều beractant lên đến 500 mg phospholipid/kg cân nặng/ngày được tiêm dưới da chuột mới sinh trong 5 ngày.

Chuột sinh sản bình thường và không quan sát thấy tác dụng bất lợi nào trên thế hệ con cháu của chúng.

10. Giá bán và nơi bán Thuốc Survanta

Thuốc Survanta có giá bán là bao nhiêu tiền?

Giá bán Thuốc Survanta có thể sẽ khác nhau ở từng thời điểm và tại các cơ sở kinh doanh thuốc khác nhau.

Liên hệ nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có giấy phép kinh doanh thuốc để cập nhật chính xác giá Thuốc Survanta.

Tham khảo giá Thuốc Survanta do doanh nghiệp xuất/doanh nghiệp đăng ký công bố.

Những nơi bán Thuốc Survanta

Mua Thuốc Survanta ở đâu?

Nếu bạn có đơn thuốc đã kê toa và bạn đang cần mua Thuốc Survanta, bạn có thể mua thuốc online hoặc các nhà phân phối dược mỹ phẩm để mua sỉ Thuốc Survanta.

Với cá nhân có thể mua online các thuốc không kê toa hoặc các thực phẩm chức năng.

Để mua trực tiếp thuốc Survanta, bạn nên đến các Nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám hoặc các cơ sở được phép kinh doanh thuốc gần nhất.

Trên đây là thông tin giúp bạn hiểu rõ Thuốc Survanta là thuốc gì?

Hướng dẫn sử dụng Thuốc Survanta.

Bài viết về Thuốc Survanta được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và mang tính tham khảo.

Liên hệ hoặc bình luận ở dưới để giúp chúng tôi cải thiện nội dung bài viết tốt hơn!

Lưu ý: Thông tin về Thuốc Survanta chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ, chuyên viên y tế trước khi sử dụng!

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/thuoc-survanta-42568.html