Hồng Mông Linh Bảo - Khúc Dạo - Hồng Mông Linh Bảo

Hồng Mông Linh Bảo

Tác giả : Chưa rõ
Chương 103 : Hồng Mông Linh Bảo - Khúc Dạo

Hồng-Linh con gái út trong gia đình ông giáo Thông, ông Thông trước kia dạy trung học, đã bỏ nghề dạy từ lâu và hiện nay chuyên chăm lo việc đạo, ngoài việc chăm lo mảnh vườn phía sau còn giúp việc lặt vặt trong nhà xứ.

Hồng-Linh được gia đình yêu thương nên giáo dục rất kỹ, nhất là được ba má và các nữ tu trau dồi đức hạnh theo đạo công giáo.

Nàng học lớp mười trường trung học cấp ba tại cơ sở, khi về nhà thì giúp ba mẹ và thời giờ còn lại thăm các nữ tu và đi lễ tham gia các việc đạo đức.

Mới đây nàng được bạn Thiên-Hương rủ vào ca đoàn trong giáo xứ vì thấy nàng có giọng nói rất thanh, Thiên-Hương hơn nàng một tuổi (18) học trên nàng một lớp nhưng quen nhau trong lúc làm huynh trưởng dạy giáo lý cho thiếu nhi.

Mới vào ca đoàn tập hát bảy tám lần đã có thể cùng ca đoàn hát lễ, giọng nàng mỗi lúc một điêu luyện, rung động lòng người khiến mấy ca viên khác phải ngạc nhiên đã thêm được bốn năm người bạn trong ca đoàn.

Từ khi nàng lên lớp bảy đã có người theo tán tỉnh, ba năm nay từ chối khéo không biết bao nhiêu thanh thiếu niên si tình, nhiều khi gặp phải anh dai dẳng phải nhờ mấy anh ruột và anh họ của nàng ngăn đe mới sống yên.

- Ê Hương, mít tố nữ nhà tao mới có mấy quả chín tới, cậu rảnh không hôm nay sau khi tập hát ghé vào thử.

Đây là quả đầu mùa của cây mới bói không biết ngon dở ra sao?

- Mít Tố nữ hả! Món này thì tao chẳng chê.

Hay là rủ con Tuyết con Ngọc luôn cho vui.

- Cũng được! Nhưng cậu không sợ hết phần à?

Mít không nhiều đâu đó.

- Sợ gì, miễn sao vui vẻ là được rồi.

Thế là bốn cô sau lễ chúa nhật cùng về nhà Xuân-Linh, trên đường đi bốn cô vui vẻ nói chuyện, hết chuyện ca đoàn, ca trưởng, tay Orgel… đến chuyện ăn quà, trái cây, càng lúc càng nhộn, hôm nay ăn mít cũng nhiều chờ mong, phía trước Hồng-Linh nhìn thấy bà cụ Đắc xin ăn, trong lòng đang vui bỗng bị giảm phần nào, ba cô kia cũng nhìn thấy nhưng không bị ảnh hưởng gì.

Bà cụ Đắc là người ăn xin trong vùng này, rất nổi tiếng.

Chuyện của bà cụ ăn xin này khiến cho nhiều người bất mãn dùm cho bà, có người nóng tính chửi mấy đứa con bất hiếu của bà.

Ông bà Đắc vốn có bốn người con trai, sau khi tất cả lập gia đình ăn riêng, vợ con đứa con cả ở sống chung với ông bà còn ba người kia được chia cho phần gia tài để xây nhà lập nghiệp.

Sau khi ông Đắc mất, còn lại bà cụ Đắc, thì một hôm bốn anh em bất bình cãi lộn, rồi không hiểu sao không ai muốn nuôi bà cụ nữa, anh cả thì nói “anh chị đã nuôi mẹ hai năm, bây giờ đến phiên mấy em”.

mấy đứa em thì nói “anh đã được phần căn nhà thì phải nuôi mẹ”.

Cuối cùng không ai chịu nuôi bà cụ khiến bà cụ phải lang thang ăn xin.

Chuyện này người già trong vùng ai cũng biết và than thở:

- “Thật là gặp thời mạt vận, người đối xử với nhau còn kém con vật!” Khi Hồng-Linh nhìn thấy cụ bà ăn xin thì thương, trong lòng một nỗi buồn không tên dấy lên mãnh liệt, nàng cũng hay gặp bà cụ và cho cụ ít tiền lẻ hay đồ ăn.

Hôm nay trong túi còn ba chục ngàn, thôi thì giúp cụ làm phúc… Bốn nàng đi phía sau càng lúc càng tiến gần đến bà cụ ăn xin.

Mười lăm thước, mười thước, năm thước….

Bỗng bốn nàng sợ hãi mặt tái mét hét lên:

- Coi chừng!.

Thì ra phía ngược chiều một chiếc xe khách vượt ẩu một chiếc xe tải lao vào bà cụ ăn xin.

Bốn nàng tim đập thình thịch trơ mắt ra nhìn, sợ hãi đến quên cả lấy tay bịt mắt.

Bỗng tai nghe thấy ai quát một tiếng lớn:

- Dừng! Chiếc xe đang lao mạnh bỗng dừng lại như trời trồng rồi thấy một bóng người lướt qua bà cụ, rồi một giọng nói tiếp :

- Bốn cô mau tránh xa ra kẻo xe phóng vào người đó.

Bốn cô nghe vậy nhưng chân như không nghe theo lời mình nữa thì thấy có người kéo mình ra xa.

Vừa ra khỏi nơi nguy hiểm đã thấy chiếc xe kia tiếp tục vọt qua nhanh không tưởng tượng được.

Mọi việc xảy ra trong chớp mắt, bốn cô thấy chiếc xe kia chạy mất chỉ còn lại bà cụ ăn xin trước mặt, Hồng-Linh nhìn chung quanh xem ai vừa cứu bà cụ và bọn mình nhưng không thấy ai, chợt đàng xa một bóng lưng người biến khỏi tầm mắt nàng.

Thiên Hương hoàn hồn hỏi:

- Chuyện gì vừa xảy ra vậy?

- Vừa rồi dường như có người hét “Dừng” sau đó nhắc chúng ta mau tránh ra rồi có người lôi kéo chúng ta lại đây.

Xuân-Linh vội đến gần bà cụ hỏi thăm:

- Bà cụ có sao không?

- Không sao! Cháu là Xuân-Linh phải không?

- Vừa rồi xảy ra chuyện gì bà cụ biết không?

- Chuyện gì à, có cái xe đòi đụng tôi nhưng không đụng được, vì số chết của tôi chưa đến, hay nói là Chúa chưa muốn cất tôi về cũng vậy.

- Bà cụ có sợ không?

- Sợ?

sợ chết à.

Không! Chết là bắt đầu, vả lại có thể mau gặp lại ông cụ cháu ạ.

Bốn cô lắc đầu mà trong lòng cảm phục cụ bà không sợ chết.

- Vậy bà cụ có thấy ai cứu cụ không?

- Chẳng thấy gì, chỉ nghe thấy ai hét “Dừng” sau đó người tôi được ai ôm đến bỏ xuống đây.

- Thì ra bà cụ cũng nghe thấy! Nhưng chẳng ai thấy ai đã làm, điều này lạ thật! Thôi miễn sao ai cũng bình an là tốt rồi.

Hồng-Linh biếu tiền bà cụ sau đó tiếp tục về nhà thử mít, bốn nàng ăn mít mà tâm trí vẫn quanh quẩn màn tai nạn không xảy ra kỳ lạ kia.

Sau khi chia tay nhau, Hồng-Linh kể cho người nhà thì ai cũng không tin:

- Làm gì có người nào ra lệnh cho xe đang phóng nhanh dừng trong mấy giây được, chắc em bị ảo ảnh.

- Ảo ảnh sao được, cả tụi chị Thiên-Hương, Tuyết và Ngọc cũng chứng kiến…

- Thôi quên chuyện này đi, nghĩ làm gì cho mệt đầu óc.

Cả tuần sau Hồng-Linh mới nguôi ngoai chuyện này, bây giờ khi đi đường mấy nàng hết sức cẩn thận, lúc nào cũng trông trước trông sau.

Minh sau mấy tuần học dương cầm đã nắm vững căn bản, bây giờ mấy bản nghe thanh niên trong nhà thờ chơi, chàng cũng có thể dễ dàng diễn được, những khi rảnh rỗi chàng cũng không quên theo dõi Hồng-Linh, chàng thấy Hồng-Linh tập hát tiến bộ thần tốc, lời hát mau chóng có hồn thì biết ngay lời nhạc được nàng hiểu một cách thâm sâu, chẳng như mình dùng âm thanh mà diễn tả, song không được như ý nhạc của tác phẫm.

Chàng thấy thanh niên đã đánh đàn Orgel kia chính là ca trưởng, trong ca đoàn có một người thanh niên khác chơi Orgel điêu luyện không kém thanh niên ca trưởng này.

Hônn nay rảnh rỗi chàng lại đích thân theo Xuân-Linh đến nhà thờ hát lễ.

Đây là lần đầu tiên chàng bước vào nơi này, tất cả lạ lẫm, chàng vừa bước vào nhà thờ hai mắt nhìn thẳng lên phía trước, lúc này trong nhà thờ đã đầy hơn một nửa có đến ngót một ngàn người, ánh mắt chàng chợt nhận ra ngay hình ảnh vị cứu chuộc nhân loại trên cây thánh giá, trên đầu có vòng gai, những vết máu từ mũi gai chảy ra, nét mặt tư vị thê thảm làm sao, ngực bên trái một vết thương trí mạng.

Hai mắt chàng tập trung nhìn vào đấng cứu chuộc nghĩ vẩn vơ, “thế nghĩa là gì, thật khó hiểu, tại sao lại phải treo thân trên thánh giá để cứu chuộc mới được?

” Trong lúc đó quanh ghế chàng ngồi đã chật, chàng tỉnh lại thì đã thấy chung quanh chật kín người rồi.

Nhiều người vào sau Minh thấy chàng xuất thần nhìn lên phía trước không biết chàng thấy gì nên để chàng yên không đụng đến chàng.

Rồi đàn Orgel trổi lên khúc dạo bài Thánh Ca bắt đầu được hát hai bè, hai giọng nam bè Bass, nữ bè Sopran.

Chàng nghe một hồi thì nhận ra ca đoàn hát chưa được đều lắm, lúc tập hát chàng đã nghe họ hát song bây giờ hát lễ thì thấy rất nhiều lỗi khiến ca khúc không còn đặc sắc như trước.

Thì ra đây là điều khó của ca đoàn, ca viên hát hay chưa hẳn là khi nhập lại hát thành ca đoàn hay, nhiều khi kết quả trái ngược là đàng khác.

Nếu đã quen hát một mình rồi mới vào ca đoàn tập thì khó bỏ được tính chất riêng của họ để hòa hợp với ngườì khác, kết quả không hay nên thà tập toàn những ca viên chưa biết hát riêng một mình bao giờ.

Một điểm khác Minh nhận ra hát lớn nhỏ cũng rất quan trọng, khiến nhạc như những làn sóng lúc lớn lúc nhỏ lúc mạnh lúc yếu để diễn đạt ý nhạc… Sau buổi lễ, mọi người đã ra về Minh thấy tên gác đàn chỉ còn lại mỗi ca trưởng còn ở lại, chàng mạnh dạn lên đó.

Thấy người lạ lên gác đàn, thanh niên ca trưởng hỏi:

- Anh lên đây tìm ai?

- Tìm anh.

Anh có phải là ca đoàn trưởng không?

- Anh là ai, tìm tôi có chuyện gì?

- Tôi gọi là Thanh-Minh, muốn anh đánh giá một bản tiêu của tôi.

- Anh biết thổi tiêu, anh muốn thổi bản gì?

- Chính là một bản lúc nãy ca đoàn có hát “Ca khúc Trầm Hương.

- Vậy thì được.

- Nhờ anh dùng Orgel dạo khúc đầu đi! Thanh niên không nói gì ngồi ngay vào chỗ nhìn Minh thì thấy chàng trên tay không biết lấy ra một cây tiêu màu xanh từ lúc nào, cây sáo màu xanh xen lẫn màu trắng như những đám mây trông tuyệt đẹp.

- Một cây sáo đẹp kỳ lạ, tên Minh này là ai cứ thấy dáng bộ trang nghiêm trang trọng của hắn có lẽ hắn có tài thổi tiêu chứ không phải chuyện qua loa.

Hai người tập trung, ca trưởng thanh niên nhìn Minh thấy chàng nhắm hờ mắt cây sáo vẫn còn trên tay chưa đem lên môi thì nghĩ thầm:

“sao hắn không thổi một vài âm lấy tông lấy giọng mà cứ đứng đó?

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-hong-mong-linh-bao-khuc-dao-199287.html