Phong Lưu Tam Quốc - Đại chiến Ô Lâm (hạ) - Phong Lưu Tam Quốc

Phong Lưu Tam Quốc

Tác giả : Chưa rõ
Chương 411 : Phong Lưu Tam Quốc - Đại chiến Ô Lâm (hạ)

*Bùm!* một tiếng vang thật lớn, chủ chiến hạm Sa Mãnh đã dựa vào.

Tưởng Khâm giơ đao đứng thẳng, trừ binh sĩ sau lưng gã dàn hàng ngang, sàn thuyền còn để lại vô số thân thể đứt rời và vũng máu mênh mông.

Sa Mãnh vác búa dài một trượng hùng hổ xông lên.

Ánh mắt Tưởng Khâm nhìn chằm chằm người Sa Mãnh.

Sa Mãnh người cao to, râu ria xồm xoàm không thể che đi đằng đằng sát khí.

Búa to cỡ một trượng ở trong đám binh sĩ tựa như hạc trong bầy gà, hết sức bắt mắt.

Tưởng Khâm lập tức xác định đây là chủ tướng trận này của quân Lưu Biểu.

Dù trong lòng gã hơi kinh ngạc nhưng lòng nổi lên máu hiếu chiến, đôi mắt sát khí bao trùm người Sa Mãnh.

Chỉ cần giết gã, tin tưởng quân Lưu Biểu sẽ lập tức tan vỡ.

Mắt Tưởng Khâm quét qua, trường thương vung, lạnh lùng chỉ hướng Sa Mãnh.

Tưởng Khâm quát:

- Tới đây đi! Sa Mãnh nanh tranh cười, búa khai sơn giơ lên, người chưa tới mà sát khí đã bao phủ toàn trường.

Gã bước nhanh xông lên, miệng cười dữ tợn.

Sa Mãnh nói:

- Muốn chết hả?

Hôm nay đại gia thành toàn ngươi! Mấy binh sĩ bên cạnh Tưởng Khâm không quen nhìn Sa Mãnh huênh hoang, la hét hai tiếng, vọt lên.

Sa Mãnh trừng mắt trâu, khai sơn phủ mang theo khí thế hùng dũng quét qua.

Mấy binh sĩ xông tới trước nhất chưa có cơ hội đánh lại đã hét thảm, bị búa to chém thành hai nửa, phân thây chiến trường.

Mấy binh sĩ tụt phía sau nhìn cái xác vô cùng thê thảm trên mặt đất, giật nảy mình, bị thủ đoạn tàn nhẫn của đối phương hù sợ, bước chân chậm lại.

Còn chưa thoát khỏi kinh sợ thì bị Sa Mãnh vác búa xé gió chém ngã ra đất.

Hai trăm binh sĩ đằng sau lưng Tưởng Khâm mặt lộ chấn kinh, phút chốc bị thủ đoạn mạnh mẽ của Sa Mãnh rung động.

Tưởng Khâm cũng cực kỳ kinh sợ, nhưng ngoài mặt không có biểu tình.

Mấy binh sĩ kia dù võ nghệ không là gì nhưng nói sao cũng là bò ra khỏi đám người chét, mình đầy kinh nghiệm, vô cùng lão luyện.

Bây giờ lại bị đối phương một búa đoạt mạng, không đánh lại được một chiêu.

Từ đó không khó thấy ra dù đối phương to cao nhưng động tác không ngờ nghệch chút nào, có thể nói là khá nhanh.

Tưởng Khâm hiểu nếu giờ mình không áp chế khí thế của Sa Mãnh thì binh sĩ đằng sau lưng sẽ bắt đầu sợ sệt.

Tưởng Khâm cầm lấy trường thương trượng hai, cổ tay nhẹ run, trường thương nhìn như cồng kềnh bỗng biến cực kỳ có linh tinh, ở trên không trung cao thấp tung bay.

Sa Mãnh đứng ở sàn thuyền, búa to dựng thẳng, mắt trâu liếc Tưởng Khâm, vẻ mặt kinh thường.

Tưởng Khâm hừ lạnh, chân hơi cong, không thấy nhúc nhích gì đã bắn ra ngoài.

Trong tiếng gào cổ vũ của binh sĩ, trường thương như rắn xuất động đâm ra.

Sa Mãnh gầm một tiếng, đôi tay nắm chặt rìu chiến, nhìn như ngóc nghếch kỳ thật cực kỳ nhẹ nhàng né qua, lập tức tránh khỏi mũi thương nhanh như gió của Tưởng Khâm.

Cùng lúc đó chân gã tiến hai bước, rìu chiến từ bên cạnh mang theo khí thế kinh người quét qua.

Phút chốc gió nổi bốn phía.

Binh sĩ ở phương xa mấy trượng cảm giác rõ đao phong sắc bén.

Tưởng Khâm thầm giật mình, mắt thấy sát khí của đối phương quá mạnh, búa to đủ bổ núi, lòng có ý định lùi, không dám đón đỡ, nghiêng người né qua.

Sa Mãnh được thế sao tha người?

Rìu chiến nặng đến tám mươi cân ở trong tay gã nhẹ tựa lông chim, mà lại như thái sơn áp đỉnh, sấm vang chớp giật, vung vẫy tự nhiên, phút chốc đè ép Tưởng Khâm, mạnh mẽ tấn công.

Trên sàn thuyền, thủy quân Giang Đông ai cũng lộ vẻ mặt sợ hãi, hoặc nhiều hoặc ít.

Nghĩ tới Tưởng Khâm dũng mãnh thế mà vẫn bị áp chế, có thể thấy chiến tướng quân địch mạnh mẽ tới đâu.

Bên Lưu quân thấy chủ tướng kiêu dũng như vậy thì được cổ vũ, bắt đầu gào la xông lên, cùng quân Giang Đông hỗn chiến.

*Bùm bùm!* Một tiếng vang thật lớn.

Rìu chiến của Sa Mãnh từ không trung vỗ xuống, chém sâu vào sàn tàu.

Sàn tàu nứt ra một vệt dài tới một thước, có thể thấy lực cánh tay của Sa Mãnh mạnh mẽ.

Tưởng Khâm hết sức vui mừng, gã có kinh nghiệm đầy mình tất nhiên không bỏ qua cơ hội tốt ngàn năm một thuở.

Trường thương vội vàng từ bên phải đâm tới.

Sa Mãnh bởi vì dùng sức quá mạnh, rìu chiến kẹt sâu trong sàn tàu, gã dùng sức mà không rút ra được, tức giận gầm lên, con mắt trợn trừng như cái chuông.

Tay thả lỏng, tiếp theo mượn phản ứng nhanh nhẹn bắt lấy trường thương Tưởng Khâm đâm tới, mạnh kéo.

Tưởng Khâm dùng hết sức lực mới ổn định thân thể, liều mạng muốn rút về trường thương.

Trên khuôn mặt dã man của Sa Mãnh lộ nụ cười nham hiểm.

Gã bỗng dùng sức bẻ, thân thương phát ra tiếng *răng rắc* giòn vang.

Trường thương của Tưởng Khâm lập tức gãy thành hai.

Tưởng Khâm không có thời gian cảm thán Sa Mãnh mạnh mẽ, lập tức bỏ thương, sau đó từ thắt lưng rút ra phối kiếm, xông lên.

Bởi vì gã biết quyết không thể để Sa Mãnh lấy lại rìu chiến, nếu không thì bản thân sẽ không chịu nổi.

Hiển nhiên Sa Mãnh cũng thấy Tưởng Khâm khó chơi, thỉnh thoảng gầm lên như tiếng thú rống.

Gã tay không tấc sắc lại mạnh mẽ vật lộn cùng Tưởng Khâm, hơn nữa không chút yếu thế, có thể thấy gã mạnh tới mức nào.

Tuy trong tay Tưởng Khâm có nhiều binh khí nhưng không đạt hiệu quả tương tự.

Mấy lần xẹt qua người Sa Mãnh, tuy phối kiếm sắc bén nhưng không thể tổn thương ngoài da Sa Mãnh được, giống như gặp phải tường đồng vách sắt.

Ngược lại gã bị Sa Mãnh buộc luống cuống tay chân, khiến người xem lòng lạnh lẽo.

Tưởng Khâm và Sa Mãnh quyết đấu là cả chiến trường thu nhỏ.

Sàn thuyền, đầu thuyền, đuôi thuyền, mỗi một góc đều có binh sĩ đang liều mạng chiến đấu.

Mỗi một binh sĩ đều hung tàn như kẻ sát nhân, binh khí trong tay cắt vỡ yết hầu kẻ địch, đâm sâu vào thân thể rồi dùng sức cuộn cánh tay, nguyên khúc ruột bị cắt đứt, lộp bộp rơi đầy đất.

Chiến thuyền theo cơn sóng thỉnh thoảng lắc lư, nhiều cái xác vất vưởng bị phá hư không thành hình.

Bên dưới chiến thuyền, nước biển lạnh lẽo nhấn chìm không ít binh sĩ còn đang giãy dụa.

Màu đỏ máu chậm rãi khuếch tán trên mặt biển.

Thường trồi lên vài cái xác bềnh bồng theo sóng nước.

Lại có vài chiếc lâu thuyền áp sát, đám lính hô to dùng sức vung binh khí đẫm máu, hung mãnh không sợ chết lao qua.

Phía xa trong thủy trại Ô Lâm, cơ mặt Thái Công thỉnh thoảng co rút.

Tiếng sát phạt trên mặt sông rõ ràng truyền tới.

Thậm chí mỗi một binh sĩ hét thảm, mỗi một lần binh khí va nhau đều chấn động tâm hồn gã, khiến máu nóng không ngừng sục sôi, bứt rứt khó chịu.

Tưởng Thân dẫn theo đám người từ chiếc lâu thuyền khác nhảy tới, chuẩn bị chi viện cho Tưởng Khâm.

Không ít binh sĩ kinh hô kêu to:

- Tướng quân cẩn thận! Thoạt trông Tưởng Khâm cực kỳ chật vật, mũ giáp đánh rơi trên đất, tóc rối tung bay theo gió.

Sa Mãnh nhe răng cười từng bước áp sát, Tưởng Khâm từng bước thụt lùi.

Mắt thấy gã sắp bức Tưởng Khâm đến góc chết thì…

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-phong-luu-tam-quoc-dai-chien-o-lam-ha-254171.html