Phong Lưu Tam Quốc - Phản công (thượng) - Phong Lưu Tam Quốc

Phong Lưu Tam Quốc

Tác giả : Chưa rõ
Chương 406 : Phong Lưu Tam Quốc - Phản công (thượng)

Lưu Bị nói:

- Cho tới nay, Bị hối hả ngược xuôi, lang thang đại giang nam bắc, chiến đấu hơn mười năm nhưng vẫn tầm thường không thành việc gì.

Bị luôn không hiểu lý do trong đó, nếu không phải có Gia Cát quân sư chỉ điểm, có lẽ vẫn còn mê mang.

Nhưng bây giờ Bị đã hiểu rồi, người thành bá nghiệp không thể quá chú ý việc nhỏ, không thể quá tâm từ nương tay, nếu không thì cuối cùng tất cả chỉ là giấc mộng.

Mọi người bỗng hiểu đó là một loại bá khí, một loại bá khí xả thân.

Văn võ quan đều giật mình nhìn Gia Cát Lượng, không ngờ y nói ngắn ngủi mấy câu đã khiến Lưu Bị xảy ra biến đổi như vậy.

Gia Cát Lượng vui mừng nói:

- Chúa công rốt cuộc đã hiểu, tất nhiên thuộc hạ sẽ dốc hết khả năng trợ giúp đại nghiệp của ngài.

Trên mặt Lưu Bị lộ rõ vui mừng, nói:

- Tốt tốt.

Chỉ cần có Khổng Minh tiên sinh giúp cho ta, lo gì không thành việc lớn?

Quan Vũ vốn híp mắt phượng bỗng mở ra, thản nhiên nói:

- Quân sư nói lấy Thành Đô, chỉ sợ không dễ dàng như vậy.

Mọi người vẻ mặt giật mình.

Quan Vũ luôn kiêu ngạo, bây giờ giọng điệu vẫn là hời hợt như vậy nhưng lộ ra điều gì rất lạ.

Mọi người suy tư, lập tức hiểu được, Quan Vũ đang biến tướng hỏi đại kế mà Gia Cát Lượng đã nói.

Có suy nghĩ này, mọi người đối với Gia Cát Lượng càng có cảm giác lạ.

Quan Vũ trừ Lưu Bị ra thì không phục ai cả, điều này ai mà chẳng biết.

Lúc này tuy y vẫn không hạ mình nhưng mọi người cảm giác được tâm tình sốt ruột của Quan Vũ.

Có lẽ quân Lưu Bị thật đã đến tính trạng nước tới chân.

Gia Cát Lượng nhạy bén, tất nhiên nhìn ra ẩn ý của Quan Vũ, nhưng không đâm thủng mà nói mấy câu ngắn ngủi:

- Muốn lấy Thành Đô thì trước tiên phải dừng chân ở Thành Đô.

Mọi người nghe mà đầu đầy sương mù, không hiểu ý của Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng cười khẽ:

- Ha ha.

Y đi tới đi lui trong đại trại, đợi mọi người mất kiên nhẫn rồi mới chậm rì rì nói:

- Trước gặp mặt Lưu Chương, biểu minh quyết tâm kháng Trương Lỗ với gã.

Sau đó di động đến tiền tuyến, khống chế Dương Bình đạo và Ấm quan.

Nhất định phải khống chế cứ điểm yếu địa, thứ hai có thể đóng đồn an dân, thu mua lòng người.

Chỉ chờ thời cơ chín muồi là phái kỳ binh đánh vào Thành Đô.

Lấy tính cách yếu hèn vô năng của Lưu Chương, một khi binh tới dưới thành thì tất nhiên không đấu đã hàng.

Nói đến cuối cùng, Gia Cát Lượng sợ mọi người nghe không hiểu, bổ sung nói:

- Tất nhiên chúng ta vẫn phải ra vẻ làm cho Lưu Chương xem.

Lưu Bị mừng rỡ, rất đồng ý cách của Gia Cát Lượng.

Các quan văn võ thì trong phút chốc không tìm ra cách tốt hơn, chỉ có thể hành động theo những gì Gia Cát Lượng đã nói.

Lưu Bị thấy mọi người không có ý kiến, quát to:

- Giản Ung, ngươi lập tức viết một phong thư, nương đêm chạy tới Thành Đô, làm theo lời quân sư, chúng ta trước đi gặp Lưu Chương! Tuy Giản Ung hơi không vui nhưng vẫn mau miệng vâng lệnh.

Lưu Bị thấy không có vấn đề gì nữa, hưng phấn nói:

- Sáng sớm ngày mai, đại quân đi vòng đến Thành Đô.

Từ đó Gia Cát Lượng ở trong quân Lưu Bị có địa vị trí giả hàng đầu cứ thế xác lập.

Mà lúc này, dù có một số người còn chưa phục lắm, ví dụ như đám Quan Vũ, Giản Ung nhưng bởi vì Lưu Bị đã trân trọng Gia Cát Lượng đến mức không gì lung lay được.

Chỉ cần có thể lấy ra thành tích tương ứng, sợ là Lưu Bị sớm muộn gì sẽ tới tình trạng Gia Cát Lượng nói gì nghe nấy.

Bá khí của Lưu Bị rốt cuộc bị Gia Cát Lượng hoàn toàn kích phát, mà đây mới chỉ là bước đầu tiên thôi.

Ba Khâu.

Trải qua một chuỗi tin mừng, lại đến thời gian khá là hòa bình.

Lưu Biểu không cam tâm Ba Khâu, căn cứ trọng yếu thủy quân cứ như vậy mất đi, gã bằng mọi cách điều binh khiển tướng.

Nhưng bất đắc dĩ trong phút chốc rất khó tập hợp binh lực, còn xa lắm mới tới tình trạng lấy lại Ba Khâu.

Gã chỉ đành sai Thái Mạo dẫn mấy vạn người quay về phòng thủ vùng Nam quận, đề phòng quân Trương Lãng từ Ba Khâu tấn công Công An.

Hành động của Lưu Biểu tuy hữu hiệu giảm áp lực cho Nam quận, nhưng lại mang đến chuyển biến quan trọng cho Hạ Khẩu.

Điền Phong và Trình Dục bàn bạc xong, quyết định bắt đầu lấy Ô Lâm làm chỗ đột phá, thường xuyên tạo áp lực cho bờ bắc Trường Giang, Hạ Khẩu và Xích Bích, vài lần mạnh mẽ công kích Ô Lâm.

Tuy cuối cùng đám Điền Phong vẫn là thất bại trong gan tấc, nhưng Sa Tiện đã là gió mưa khắp thành, hỗn loạn không chịu nổi.

Một khi Hán Dương thất thủ, vậy hãy chờ quân Giang Đông nhanh chóng lao lên.

Mấy vạn người Thái Mạo mệt mỏi chạy ngược chạy xuôi, điều động lên xuống thật là khổ không thể tả.

Mắt thấy hai bên chậm rãi tiến vào giai đoạn giằng co, Trương Lãng vì muốn tìm chiến lược xoay chuyển tình thế, lại lần nữa đột phá quy tắc bình thường, hành binh chỗ hiểm.

Đầu thu cùng năm, Trương Lãng lệnh cho Chu Du lĩnh một vạn thủy quân tinh nhuệ Ba Khâu bí mật dọc sông Trường Giang mà lên, xông thẳng Giang Lăng.

Giang Lăng là một quận thành trong Nam quận, một khi thất thủ thì kết cục khỏi nói cũng biết.

Tất nhiên Trương Lãng sẽ không ngu đến mức cho rằng một vạn thủy quân của Chu Du sẽ thật sự đánh hạ Giang Lăng, tan rã chính quyền Lưu Biểu tại Kinh Châu.

Mục đích của Trương Lãng là mượn tay Chu Du đem binh lực Thái Mạo chặt chẽ đóng ở vùng Giang Lăng, khiến chúng không thể nhúc nhích.

Hắn từ Ba Khâu lấy ra một đội binh mã làm kỳ binh, vượt qua bờ bắc Trường Sa ập hướng Sa Tiện, phối hợp quân Hạ Khẩu đánh hạ Hán Dương.

Giữa tháng, thủy quân Chu Du tại lưu vực Trường Sa bị thám báo thủy quân Lưu Biểu phát hiện, sau đó hai bên kịch chiến.

Thủy quân Giang Đông một là có Chu Du chỉ huy, hai là phối hợp với chiến hạm loại đời mới nhất, đại phá thủy quân Tô Phi trên Trường Giang, xua về Giang Lăng.

Lưu Biểu không thể ngồi yên được nữa, mất Ba Khâu bây giờ lại bị quân Giang Đông đánh tới địa bàn, sao mà gã chịu đựng nổi?

Chẳng những nóng nảy như lôi, còn suýt nữa muốn phế đi Thái Mạo.

Tới nước này Thái Mạo và ba vạn binh sĩ của gã không dám thả lỏng chút nào, ai cũng liều mạng muốn giữ Giang Lăng.

Cuối thu, Dự Chương, Toàn Nhu mang theo năm ngàn binh mã cuối cùng chi viện Ba Khâu.

Trương Lãng nhân đó kéo màn phản công.

Kiến An năm thứ sáu, năm hai trăm lẻ hai công nguyên, cuối thu, đại tướng Giang Đông Tôn Sách lĩnh năm ngàn binh ra Ba Khâu, bước vào Trường Giang, bắc thượng Bồ Kỳ.

Vốn ý tưởng của Quách Gia là đội ngũ này nên hướng Tác Đường, đánh Công An, sau đó uy hiếp Nam quận, vừa lúc cùng thủy quân Chu Du hỗ trợ lẫn nhau.

Kỳ lạ là Trương Lãng phản đối ý tưởng của Quách Gia.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-phong-luu-tam-quoc-phan-cong-thuong-254166.html