Quan Cư Nhất Phẩm - Cái chết của Lý Mặc - Quan Cư Nhất Phẩm

Quan Cư Nhất Phẩm

Tác giả : Chưa rõ
Chương 364 : Quan Cư Nhất Phẩm - Cái chết của Lý Mặc

Rất nhanh, hoàng đế ra lệnh cho thượng thư các bộ họp xem xử phạt Lý Mặc ra sao, dâng tấu định đoạt.

Cuộc họp này do Triệu Trinh Cát chủ trì.

Triệu Trinh Cát đồng tình với Lý Mặc, trên cuộc họp ông ta phán định ' xử phạt mà không phải luận tội', thêm vào không ít người có tâm tình 'thỏ chết cáo thương', cuối cùng tính từ luận điểm lỡ lời, tấu ông ta ' cố chấp cá nhân, mất phong độ đại thần; chuyện cũ Hán Đương, không hợp bàn luận.

' Nói cách khác, tên gia hỏa này ngông cuồng tự đại, nói năng không suy nghĩ, lời nói ra không hợp thể thống, nên đánh nên mắng, chỉ thế mà thôi.

Tấu chương vừa dâng lên, Gia Tĩnh đễ long nhan phẫn nộ, nói đám Triệu Trinh Cát là đồng đảng của Lý Mặc, có ý thiên vị, hạ chiếu chỉ trích nghiêm khắc, lại còn phạt mỗi người nửa năm lương bổng.

Còn Lý Mặc thì vẫn cho vào đại ngục, giao bộ hình định tội.

Đây đúng là khéo quá hóa vụng! Hình bộ thượng thư Hà Ngao năm ngoái đã nghỉ bệnh về quê, hiện giờ do tả thị lang Vương Học Ích chủ trì sự vụ, hắn vốn là vây cánh của Nghiêm đảng, nên thừa cơ tiêu diệt Lý Mặc triệt để.

Kỳ thực tấu sớ của Triệu Văn Hoa liệt kê ra tội đã đủ dồn Lý Mặc vào chỗ chết.

Gia Tĩnh đế xưa nay luôn tự cho mình là đúng, không dung thứ đại thần có chút dị nghị nào, người phỉ báng ông ta sao có thể dễ dàng bỏ qua?

Hơn nữa cái họa giặc Oa đông nam luôn là tâm bệnh của Gia Tĩnh đế, vẫn đang tìm nguyên nhân Oa họa mã không diệt nổi, Triệu Văn Hoa lại đem tội 'đốc phủ vô dụng' trút hết lên người Lý Mặc, thế thì Lý Thời lý nào lại thoát được.

Hình bộ mau chóng dâng tấu xin tử hình, Gia Tĩnh xem xong không có ý kiến, nhưng do dự không hạ bút quyết định được.

Vì Lục Bỉnh đã quỳ ngoài điện năm ngày năm đêm rồi, nguyện lấy vinh hoa cả đời, đổi lấy bệ hạ khai ân, tha cho sư phụ một mạng.

Gia Tĩnh vốn giận lây sang ông ta, không định gặp mặt, nhưng dù sao là huynh đệ chơi đùa với nhau từ nhỏ, luôn có tình cảm vượt ngoài quân thần, nên lâu dần cũng mềm lòng.

Trước tiên nói với Trần Hồng vài câu, đợi ông ta mang vẻ mặt hung dữ rời đi.

Liền sai người gọi Lục Bỉnh vào, nói với huynh đệ đang dập đầu lia lịa:

- Người ta làm cái nghề này lâu, lòng càng như sắt đá, sao khanh càng ngày càng mềm lòng.

Lục Bỉnh khóc nói:

- Thần khi nhỏ hỏi bệ hạ 'trung nghĩa' là gì, bệ hạ nói không quên 'thiên địa quân thân sư' chính là trung nghĩa.

Thần đem lời bệ hạ ghi trong lòng hơn ba mươi năm, đã không thay đổi được nữa.

Gia Tĩnh nhớ lại hồi nhỏ, cả hai cùng nghịch bùn, bắt chim, nhìn trộm cung nữ tắm rửa.

Miệng không mím chặt được nữa, lòng không cứng được nữa, lắc đầu nói:

- Thôi vậy thôi vậy, pháp luật không thể gạt bỏ tình người.

Nể tình chúng ta bú chung một bầu sữa lớn lên, trẫm không lấy cái mạng của ông ta nữa.

Rồi lấy bút đỏ viết một đạo thủ dụ, đưa cho Lục Bỉnh.

Lục Bỉnh quỳ gối, trước tiên đặt mũ ô sa ở dưới chân hoàng đế, lúc này mới nhận thủ dụ của hoàng đế, ba quỳ chín lạy rồi lùi ra.

Gia Tĩnh đế đá chiếc mụ ôa sa cánh vàng quan nhất phẩm tới chân ông ta, nói:

- Muốn bỏ gánh à?

Không có cửa đâu, nhặt lên đội vào, phải là gì thì làm nấy.

Lục Bỉnh nước mắt chảy dài:

- Trước mặt vua không nói đùa, thần không dám nhận.

Gia Tĩnh đế đi tới lấy khăn tay vàng trong ống tay áo ra, đưa cho Lục Bỉnh, nói:

- Lau đi, bốn năm chục tuổi đầu rồi, khóc chảy nước mũi, không biết xấu hổ.

Lục Bỉnh nhếch miệng cười ngượng, nhưng không dám nhận lấy khăn của hoàng đế, liền dùng ống tay áo lau sạch nước mắt.

Gia Tĩnh đế vỗ vai ông ta, nói:

- Trẫm là con trai độc nhất, không có huynh đệ .

Nói tới đó tự cười nhạo:

- Sợ là có huynh đệ cũng chẳng thân như hai chúng ta.

Lục Bỉnh cảm động lắm, nghe Gia Tĩnh nói tiếp:

- Trên đời này người trẫm tin tưởng nhất là khanh, nếu khanh phủi tay không làm nữa, thì trẫm tới cả ngủ cũng không yên giấc.

Lục Bỉnh vội tỏ thái độ:

- Vậy thần làm tiếp, để bệ hạ được ngủ yên giấc.

- Như vậy mới tốt.

Gia Tĩnh gật đầu cười:

- Kỳ thực khanh có thể lên tiếng vì sư phụ của mình, trẫm thấy rất an ủi.

Quy cho cùng, trẫm rất thích người trung nghĩa, giống như trước kia, Thẩm Mặc mạo hiểm đang tấu vì sư phụ, trẫm rất thích, cho nên mới cho khanh gần gũi y, người như thế có thể bảo vệ con cháu của khanh không có chuyện gì.

Lục Bỉnh lại khóc.

Gia Tĩnh cười mắng:

- Sao như mụ đàn bà thế?

Mau xéo đi, đi đón sư phụ của khanh ra, bảo ông ta về mà an dưỡng.

Tám chữ trên thủ dụ đó là 'về quê cũ, vĩnh viễn không được dùng.

' ~~~~~~~~~~~~~~~ Lục Bỉnh hưng phấn rời Tây Uyển, đi tới nha môn Đông Xưởng ngoài cửa đông Tử Cấm Thành.

Làm ông ta vạn lần không ngờ tới là Lý Mặc lại uống thuốc độc tự sát rồi.

Ôm lấy thi thể giá băng của sư phụ, Lục Bỉnh rống lên như con thú bị thương.

Ông ta vốn mệt mỏi, lại thêm vào nộ hỏa xộc lên, phun ra một ngụm máu tươi, ngất ngay tại chỗ.

Gần như cùng lúc đó, Trần Hồng đã quay về, quỳ trước mặt hoàng đế đang đả tọa.

Gia Tĩnh vận một chu thiên xong, thong thả thu công, hờ hững hỏi:

- Làm ổn thỏa chưa?

- Bẩm bệ hạ, ổn thỏa cả rồi.

Trần Hồng đáp.

- Liệu có lộ chân tướng không?

Huynh đệ đó của ta là người trong nghề đấy.

- Nô tài biết, chỉ c có chút dấu vết cưỡng ép, Lục đô đốc sẽ phát hiện ra ngay.

Trần Hồng cười híp mắt:

- Cho nên nô tài nói với Lý Mặc, bệ hạ chiếu cố tới thể diện của ông, nên không hành hình công khai, cho ông uống thuốc độc ở đây giữ lại toàn thây.

- Hắn nói thế nào?

Gia Tĩnh lạnh tanh hỏi.

- Ông ta tin là thật, cắn ngón tay viết ba chữ hận, uống hạt đỉnh hồng tự sát.

Trần Hồng đắc ý nói:

- Từ đầu tới cuối không động vào ông ta lấy một ngón tay, xin bệ hạ yên tâm.

- Ừm.

Gia Tĩnh gật gù:

- Làm rất tốt, nhưng chuyện này không thưởng ngươi được.

- Nô tài biết, chuyện này nếu để truyền ra, thế nào nô tài cũng bị Lục đô đốc ăn sống nuốt tươi.

- Biết là tốt, trẫm đỡ phải dặn.

Gia Tĩnh lạnh nhạt nói:

- Đem đám nô tài biết chuyện hôm nay xử lý hết đi, ngươi cũng đừng xuất cung nữa, đem việc giao cho Thường Tam.

- Vâng.

Trần Hồng có chút thất vọng.

- Đừng có ủ rũ, trấm tốt cho ngươi thôi.

Gia Tĩnh nhìn ông ta nói:

- Hiện giờ ra ngoài, khẳng định là bị Lục Bỉnh giết ngay .

Lý Phương đã già rồi, đợi qua vài năm trẫm cho ông ta về quê cũ An Lục dưỡng lão.

Ý tứ là vị trí thái giám chưởng ấn là của ngươi rồi, đương nhiên không nói rõ ràng, chính vì quyền quyết định cuối cùng ở trẫm.

Trần Hồng kích động lui xuống.

Trong phòng tu luyện chỉ còn lại một mình Gia Tĩnh, ông ta thở ra một hơi dài, lẩm bẩm;

- Trong số những người đắc tội với trẫm, ngươi chết nhẹ nhàng nhất rồi đấy.

Tiếp tục đả tọa.

Tin tức Lý Mặc tự sát bỉ mình đã khiến dòng chảy ngẩm toàn bộ hiện lên.

Ngày Lý Mặc vào ngục, Gia Tĩnh lập tức hạ chỉ bãi miễn Vương Cáo còn chưa kịp đi nhậm chức, phong Hồ Tôn Hiến là tả thị lang binh bộ, tổng đốc quân vụ sáu tỉnh phương nam.

Hôm sau lệnh đại học sĩ Lý Bổn kiêm sự vụ lại bộ, đưa Lý Xuân Phương lên làm hàn lâm học sĩ, triệt để thành trừng phe cánh của Lý Mặc.

Tức thì kinh thành lòng người hoảng loạn, bách quan nơm nớp lo sợ, chỉ lo cuộc đấu tranh thảm liệt này lan tới mình.

Có nhà buồn thì có nhà vui, Nghiêm đảng tất nhiên là vênh vang đắc ý, trong đó kẻ cuồng ngạo nhất là Triệu Văn Hoa.

Mặc dù trí tuệ của hắn không đủ để thiết kế âm mưu hiểm ác trí mạng đó, nhưng dù sao tấu chương kia cũng ký tên hắn! Qua tấu sớ đó, vừa thanh trừ được Lý Mặc lại tẩy rửa được tội danh của mình, xóa bỏ nghi ngờ của hoàng đế.

Có lại đượng sự tin tưởng của Gia Tĩnh, Triệu đại nhân sao không vui cho được.

Hơn nữa Nghiêm các lão nói, bệ hạ có ý lại cho hắn nam hạ, đề đốc Giang Nam chỉ đạo công tác của Hồ Tôn Hiến, mặc dù trước kia hắn không lóc đòi về kinh thành.

Nhưng lúc này khác lúc kia kia, Nghiêm đảng hiện nay đã 'nhất thống giang hồ', không còn lo lắng ai uy hiếp hắn nữa, không còn ai cáo trạng hắn nữa, tới đông nam có thể muốn làm gì thì làm không phải lo, tất nhiên là sướng hơn ở kinh thành làm con ngoan rồi.

Mang giấc mộng xuân Giang Nam, Triệu bộ đường lòng phơi phới ra khỏi thư phòng cha nuôi, nhìn thấy Lý Bổn cùng viên quan nhỏ tướng mạo xấu xí đang đợi bên ngoài.

Chắp tay với Lý Bổn xong, Triệu Văn Hoa cười hỏi:

-Lão Lý, đây là ai thế?

Lý Bổn lắc đầu:

- Không biết nhau.

Rồi quay sang viên quan mặt mày đen đủi hỏi:

- Quý tích của các hạ là?

Quan viên đó hành lễ nói:

- Hồi bẩm đại nhân, hạ quan tân chủ sự Vũ Tuyển ti binh bộ Dương Kế Thịnh.

Mặc dù là viên quan quan nhỏ phó ngũ phẩm, nhưng vẫn làm hai vị quan lớn nhất thẩm mắt sáng lên.

Quản thăng tiến của quan văn là Văn Tuyển ti của lại bộ, quản thăng tiến của quan võ là Võ Tuyển ti của binh bộ.

Tên ngốc nào cũng biết đó là vị trí béo bở hàng đầu.

Hơn nữa võ tướng bớt xén quân lương, ăn biên chế trống còn tàn bạo mặt dày hơn cả quan văn, cho nên nói chủ sự Võ Tuyển ti là chủ sự béo bở nhất của lục bộ, tin rằng không ai phản đối.

- Võ Tuyển ti.

Triệu Văn Hoa thầm nghĩ :

' Chắc là đến biếu xén.

' Liền nói:

- Ngươi nên đi tìm tiểu các lão, thư phòng ông ấy ở viện tử sát vách.

Dương Kế Thịnh lấy ra một bản danh sách nói:

- Là Nghiêm các lão gọi hạ quan tới.

Vừa thấy là người cha nuôi muốn gặp, Triệu Văn Hoa không nhiều chuyện nữa, phất tay nói:

- Vậy vào đi, gặp lại sau.

Câu cuối là nói với Lý bổn.

~~~~~~~~~ Nghiêm Tung gặp Dương Kế Thịnh trước, chẳng phải vì muốn mượn cơ làm nhục Lý Bổn, ông ta đã sai Nghiêm Niên ra nói với Lý Bồn :

' Chuyện của chúng ta rất quan trọng, đợi lão phu đuổi tên tiểu tử kia đi rồi hẵng nói.

' Trong thư phòng Dương Kế Thịnh sau khi hành lễ xong liền ngồi ngay ngắn, im lặng đợi Nghiêm Tung lên tiếng.

Không hề có cảnh con ngoan cảm tạ ơn đức, ngay cả một câu cám ơn cũng chẳng có, điều này làm Nghiêm các lão hết sức thất vọng.

Vì Dương Kế Thịnh do một tay lão đề bạt lên.

Dương Kế Thịnh xuất thân tiến sĩ năm Gia Tĩnh thứ hai mươi sáu, khoa đó trạng nguyên là Lý Xuân Phương, cùng với Trương Cư Chính, Ân Sĩ Chiêm, Lý Xuân Phương, một đám người định sẵn sẽ làm nên sự nghiệp lưu danh sử sách.

So với những người đó, Dương Kế Thịnh gần như chẳng có chỗ nào đáng nói, xuất thân ba đời bần nông, đồng tiến sĩ tam giám, trông cũng khó coi, văn tài bình thường, càng chẳng có tiền đồ xa rộng.

Điều duy nhất hơn hắn được, là vì hắn từng ngồi trong chiếu ngục .

Vì trước kia phản đối buôn bán với Yêm Đáp, đối đầu với Cừu Loan mà bị vào ngục , bị đánh đòn, biếm quan đày đi biên cương xa xôi.

*** chiếu ngục là quan viên bị hoàng thượng hạ chiếu bắt giam.

Cho nên gọi là chiếu ngục, kiểu như nhà tù chính trị, thời Minh nó nằm trong Cẩm Y Vệ.

Về sau Cừu Loan rớt đài, tất cả những người phản đối ông ta đều giành lại được cuộc đời, Dương Kế Thịnh cũng không ngoại lệ, quan phục nguyên chực tri huyện, sau đó thăng lên làm chủ sự hộ bộ nam kinh, một tháng trước lại thăng lên làm viên ngoại lang hình bộ.

Trở về kinh thành báo danh với hình bộ, người ta hết sức ghen tị nói chắn đổi chỗ rồi, tới binh bộ làm chủ sử Võ Tuyển ti.

Võ Tuyển ti được gọi là 'vừa nhàn vừa béo', béo tới chảy mỡ.

Dương Kế Thịnh chẳng hề có bối cảnh, sở dĩ có được chức vị này là vì được tiến cử.

Nghiêm các lão sở dĩ tiến tử hắn, nguyên nhân chủ yếu vì người này thanh danh không tệ.

Trải qua nửa năm hành xác xương máu, Nghiêm các lão quyết tâm làm lại hình tượng của mình, nâng đỡ mấy quan viên có danh dự làm 'mặt tiền'.

Hơn nữa người này từng phản đối Cừu Loan, mà Cừu Loan là kẻ địch trong quá khứ của Nghiêm các lão.

Trong mắt Nghiêm Tung, kẻ địch của kẻ địch là bạn, cho nên lão ta cho rằng lấy chức vị và lợi ích ra mua chuộc người này, có thể thàn người sử dụng được.

Cho nên lúc này Nghiêm các lão thất vọng chẳng có gì mà lạ.

Mặc cho lão ta nói bóng nói gió, ám thị có mình mới c hắn hôm nay, Dương Kế Thịnh vẫn như khúc gỗ, chẳng hề đáp lại.

Nghiêm Tung mau chóng mất đi hứng thú, phất tay bảo hắn lui xuống, thầm nghĩ :

' Chẳng trách hoàng thượng không thích trực thần, những kẻ này chẳng hiểu phép xã giao.

' Lão ta không biết rằng kẻ ấy đâu chỉ đơn giản là không biết xã giao?

Trong danh sách kẻ thủ của hắn, con ma Cưu Loan chỉ xếp hàng thứ hai, kẻ thù thứ nhất vĩnh viễn thuộc về Nghiêm các lão.

Muốn hỏi hai người này có thù gì ư?

Không có thù riêng, chỉ có công phẫn.

Gọi người này vào kinh đúng là tự chuốc lấy phiền toái.

~~~~~~~~~~ Nghiêm các lão không có mắt tiên tri, không ngờ tới sẽ phiền phức thế nào, nếu không khẳng định trực tiếp khiến Dương Kế Thịnh biến mất trên đời.

Thu thập lại tâm tình, lão ta mời Lý Bổn vào.

Lý Bổn là người Dư Diêu Thiệu Hưng, tiến sĩ năm Gia Tĩnh thứ mười một.

Ông ta vào nội các sau khi Hạ Ngôn mất mạng, bao nhiêu năm dưới uy của Nghiêm Tung, sớm đã phục sát đất, bảo sao nghe vậy, không hề dám trái ý một chút nào.

Sau khi hàn huyên vô vị, Nghiêm Tung nói mục đích tìm ông ta, muốn ông ta dâng thư xin kinh sát.

Lý Bổn cả kinh:

- Hiện giờ đã là tháng chín rồi, chớp mắt là năm mới qua đi, rồi kinh sát theo thông lệ, có cần tốn công vậy không?

- Có.

Nghiêm Tung gật đầu, nhưng không nói nguuyên nhân.

Lão ta rất hiểu Gia Tĩnh đế, nếu như không nhân cơ hội hoàng đế đang thịnh nộ để tạo thành chuyện đã rồi.

E rằng qua một thời gian, hoàng đế nguôi giận, nghĩ lại sẽ tìm lại bộ thượng thư khác đối đầu với lão ta, tới khi đó mới nghĩ thanh trừ kẻ khác phái, bồi dưỡng lại vây cánh thì có càng thêm khó.

Đương nhiên sở dĩ nóng vội như vậy là vì nửa năm qua Nghiêm mất máu quá nhiều, cần khôi phục lại nguyên khí.

Lý Bổn chỉ là con rối, không cần nói rõ với ông ta, Nghiêm Tung lấy một bản tấu trên bàn, đưa cho Lý Bổn:

- Ông mang về xem đi, không có vấn đề thì chép lại dâng lên, hoàng thượng sẽ chuẩn tấu, lại còn khen ông nữa.

Lý Bổn biết Nghiêm Tung chỉ mượn chức vụ của mình thôi, không còn cách nào khác hành lễ rời đi.

Ngày hôm sau Gia Tĩnh đế nhìn thấy tấu sớ của Lý Bổn, thỉnh cầu khảo sát cửu khanh hai kinh, đường quan cùng tổng đốc tuần phủ.

Triều Minh, đốc phủ danh nghĩa đều là kinh quan, chẳng qua là phái trường kỳ tới địa phương mà thôi.

Trên tấu sớ đó viết :

' Gần đây có kẻ làm việc ( ý Lý Mặc) dùng người trong ngoài, không quan tâm tới phù hợp hay không, chỉ thích ai dùng người đó, thiên vị ăn đút, lấy cho đầy vị trí.

Khiến cho nam bắc đều loạn.

Làm thánh ý của bệ hạ bị thay đổi, thần nghe thấy thấy lề thói thay đổi, sâu mọt không trừ, cỏ lành không sinh.

Nên thần nguyện mang sức trâu ngựa, góp phần giải ưu cho thánh thượng .

' Bản tấu sớ này kỳ thực là tác phẩm của Nghiêm Thế Phiên, đem mũi mâu chỉ vào quan lớn áo đỏ hai kinh mười ba tỉnh, ý định bài trừ kẻ khác phái quá rõ ràng.

Nhưng khéo léo kéo Lý Mặc vào, nói triều đình trước đó rối loạn vì Lý Mặc dùng người không khách quan, toàn kẻ vô dụng.

Tức thì làm Gia Tĩnh đế đang trong cơn giận dữ tin ngay cách nói thối tha đó, còn khen Lý Bổn 'trung thành báo quốc', sai ông ta toàn quyền làm việc này.

Vì thế Lý Bổn chia hơn một trăm quan viên trong triều ra làm ba cấp, thưởng đẳng hai tám người đám Ngô Bằng Triệu Văn Hoa .

; trung đẳng bảy mươi người, Mậu Khanh, Từ Lý Tường; hạ đẳng mười lăm người, là Nam Kinh lại bộ thượng thư Dương Hành Trung, lễ bộ thượng thư Mã Toàn, binh bộ thị lang Vương Khương, hữu bộ thị lang Trịnh Đại Đồng .

Trong đó có một nửa là do Lý Mặc đề bạt lên, còn lại là người cương trực không chịu theo Nghiêm đảng.

Lý Bổn trước kia chưa từng quản lại bộ, hiện giờ chẳng qua mới chỉ tiếp quản vài ngày mà thôi, làm sao trong thời gian ngắn tìm hiểu rõ ràng được hơn một trăm viên quan?

Chuyện này chẳng có gì ảo diệu, chẳng qua phụng lệnh hành sự mà thôi.

Nhưng không phải lệnh của Gia Tĩnh, mà là lệnh của Nghiêm Tung.

Theo luật thượng đẳng thăng tiến, trung đẳng lưu chức, hạ đẳng giáng chức.

Nếu như Gia Tĩnh phê chuẩn danh sách này thì từ nay trở đi thiên hạ không ai dám tranh đấu với Nghiêm Tung nữa .

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-quan-cu-nhat-pham-cai-chet-cua-ly-mac-23468.html