Quan Cư Nhất Phẩm - Đại duyệt binh - Quan Cư Nhất Phẩm

Quan Cư Nhất Phẩm

Tác giả : Chưa rõ
Chương 839 : Quan Cư Nhất Phẩm - Đại duyệt binh

Sau khi tan họp, Ngô Đoái vác cái mặt xám xịt tới gặp Thẩm Mặc:


- Dùng tiền như thế thì cùng lắm là trong tháng này sẽ tiêu hết dự toán của cả năm nay, vậy còn nửa năm nữa phải xoay sở làm sao?



- Đừng lo.


Thẩm Mặc cười an ủi hắn:


- Ngươi chỉ cần để ý chi tiêu, tới lúc đó sẽ không thiếu tiền của ngươi.



- Không phải là ta không có lòng tin vào ngài.


Lúc này xung quanh đã không còn ai, Ngô Đoái cũng không quanh co nữa, thở dài nói:


- Chỉ là hiện giờ đang giai đoạn chuẩn bị chiến đấu, cần tiêu rất nhiều tiền, nếu lại tiếp tục dùng nhiều tiền nữa thì triều đình lo làm sao xuể?



- Không cần lo lắng.


Thẩm Mặc mỉm cười nói:


- Binh bộ chỉ cần lo đánh trận, còn chi tiền để Hộ bộ lo.



- Không phải đều là tiền của triều đình cả sao?


Ngô Đoái cười khổ nói:


- Thôi bỏ đi, ta đúng là hoàng đế không vội mà thái giám đã vội, lo lắng những chuyện đâu đâu.


Nói xong định đứng dậy xin cáo lui, nhưng động tác có chút chần chừ.



- Giữa ta và ngươi còn có gì không thể nói?


Thẩm Mặc sao lại không nhìn ra cơ chứ.



- Nghe nói Đường Nhữ Tiếp đòi về làm thượng thư?


Ngô Đoái nói xong lại giải thích:


- Ta đối với vị trí này không có ý gì khác, chỉ là người này chưa từng lĩnh binh bao giờ, bây giờ đảm nhiệm được sao?



- Sở trường đặc biệt của hắn chính là lo lắng hậu cần.


Thẩm Mặc thản nhiên nói:


- Trước chúng ta đều tác chiến trong nước, chuyện hậu cần không có gì phải lo lắng, chỉ khi muốn chủ động xuất kích, thâm nhập vào thảo nguyên thì hậu cần lại trở thành một áp lực rất lớn.


Dừng một chút lại nói:


- Không nói ngoa chứ hậu cần chính là then chốt quyết định thành bại.

cho nên dù bị người khác đàm tiếu, thì cũng phải để cho hắn giữ chức này.


Rồi lại nhìn Ngô Đoái:


- Hai ngươi chung sức hợp tác, một người phụ trách sản xuất quân nhu, một người phụ trách cung ứng hậu cần thì ta mới có thể yên tâm ra tiền tuyến.



- Ra tiền tuyến?


Ngô Đoái cả kinh:


- Ngài phải tự thân xuất mã sao?



- Sao lại không?


Thẩm Mặc chau mày lộ vẻ lo lắng:


- Tục ngữ nói, không đoàn kết chính là họa, tình cảnh của chúng ta bây giờ cũng không khác là mấy.

Biên quân là của Sơn Tây bang, kinh quân là của huân quý, còn quân từ Đông Nam tới, ba nơi cũng không phải là loại lương thiện gì, sợ rằng còn chưa đánh nhau với người Mông Cổ, thì đã sống mái với nhau một trận rồi.



- Cũng phải.


Ngô Đoái gật đầu, đột nhiên nhớ tới lời đồn gần đây, bèn ướm hỏi:


- Bọn họ nhất quyết đòi hoàng thượng phong tước cho ngài phải không?



- Ừm.


Thẩm Mặc gật đầu không nói gì, nhưng có thể thấy tâm tình thật không tốt.



Về chuyện phong tước thì phải kể từ lúc Yêm Đáp hãn lại ngóc đầu dậy.

Yêm Đáp sau khi trải qua thời kỳ suy yếu, một lần nữa tạo được uy danh trong các bộ tộc Mông Cổ, lần kéo quân này còn mạnh hơn trước đây, liên tục bảy lần quấy nhiễu các trọng trấn Kế trấn, Tuyên Phủ, Đại Đồng, Cố Nguyên, nhưng đều phải trở về tay không, thậm chí còn phải chịu thiệt thòi.



Nguyên nhân sâu xa chính là, từ khi Thẩm Mặc chủ quản quân sự tới nay, thì bất cứ sự việc nào dù nhỏ của đối phương y cũng đều vô cùng quan tâm, tuyệt không không qua loa đại khái.

Y biết rõ rằng, phòng thủ biên giới phía bắc có quan hệ tới vận mệnh của quốc gia, chuyện gì có thể qua loa chứ chuyện này thì tuyệt đối không thể.



Đầu tiên là điều binh khiển tướng, y điều tinh binh trong thiên hạ tới, hơn nửa là đến từ chín tỉnh tiền tuyến, bên Thiểm Tây văn có Vương Sùng Cổ cùng Trần Kỳ Học, võ có Lưu Hiển, Lý Tích cùng Khương Ứng Hùng; phía Tuyên Đại văn có Đàm Luân cùng Phương Phùng Thì, võ có Mã Phương, Doãn Phụng, Triệu Hà cùng Ma Quý; bên Kế Liêu văn có Tào Bang Phụ cùng Trương Học Nhan, võ có Thích Kế Quang, Lý Thành Lương, Lư Thang cùng Thang Khắc Khoan, tất cả đều là soái tài của Đại Minh, tinh hoa tụ hội, từ thời Vĩnh Lạc tới giờ mới thấy.



Đồng thời y cũng rất chú ý lắng nghe ý kiến của biên soái biên tướng.

Không lâu sau khi y chấp chưởng Binh bộ, tổng đốc Kế Liêu Tào Bang Phụ kiến nghị thiết lập phòng ngự ở Kế trấn, cứ cách một dặm lại có một địch đài, bên trong địch đài đồn trú tinh binh, bình thường thì cảnh giới, đến khi đánh nhau thì có thể xung phong.

Kế trấn là cửa ngõ của kinh sư, nếu Kế trấn bị phá thì kinh sư cùng các thành lân cận sẽ phơi bày trước miệng địch.

Do đó để tranh cho việc hàng năm kinh sư đều rơi vào cảnh bị cảnh báo, Tào Bang Phụ đề nghị tăng cường phòng thủ Kế trấn.


(địch đài:

nơi ẩn náu trên tường thành cho binh lính)

Mặc dù Tào Bang Phụ và Thẩm Mặc không hợp nhau, nhưng sau khi nhận được tấu chương của hắn, Thẩm Mặc lập tức trả lời:

'Hôm qua đọc được tấu chương của ngươi, thấy quả thật là một biện pháp rất tốt.

Binh bộ sẽ lập tức có công văn trả lời.

Nhưng ngươi yêu cầu trong mỗi địch đài cần có năm mươi binh lính, như vậy một nghìn dặm phải cần năm vạn người, không biết năm vạn người này sẽ lấy từ binh đồn trú hay là điều từ nơi khác tới?

Nếu lấy binh đồn trú thì việc thủ thành sẽ phải giao cho binh nơi khác, như vậy có thể xảy ra mâu thuẫn hay không?

' Lại nói:

'Mô hình địch đài ngươi gửi kèm về, chu vi là một trượng hai, dù đây chỉ là mô hình, nhưng ta ước chừng thực tế cũng chỉ gấp đôi thế này mà thôi, một nơi nhỏ như vậy sao có thể chứa được nhiều người, chưa kể còn y phục, lương thực và các đồ linh tinh nhét vào bên trong, không phải là quá hẹp sao?

Cho nên ngươi cũng cần phải giải thích cho rõ.



Khi Tào Bang Phụ có giải thích thỏa đáng là y lập tức chấp nhận, còn tự mình đốc thúc, tốn mất một năm mới hoàn thành xong toàn bộ địch đài, phái binh vào trú, tạo cho kinh đô và các vùng lân cận một phòng tuyến vững chắc.

Cũng chính phòng tuyến này đã chặn đứng gót sắt của Yêm Đáp, giúp cho kinh thành lần đầu tiên không phải nhận một tin cảnh báo nào.



Cũng từ chuyện này mà Tào Bang Phụ có cái nhìn khác về Thẩm Mặc, không còn mâu thuẫn như trước nữa.



Thẩm Mặc vô cùng quan tâm tới việc phòng bị, những việc mà các đại thần trước cho là không quan trọng thì y đều coi trọng.

Tỉ nhu khi y biết được binh sĩ ở Du Lâm phải đi một, hai trăm dặm mới lấy được quân lương thì liền viết thư cho Vương Sùng Cổ:

'Ta nghe nói một nhà mấy miệng ăn của binh sĩ đều phải dựa vào một thạch lương thực hàng tháng của hắn để sống, một thạch này không những phát chậm, lại còn bị cân thiếu, hơn nữa còn bắt bọn họ phải đi mấy trăm dặm mới lấy được.

Tiền đi đường, tiền mướn xe thì ai trả bọn họ?

Huống hồ gần đây binh sĩ nhiều nơi đều lấy lương tại một chỗ, như vậy bọn họ có thể ăn no được sao, có thể chống địch được sao?

Ta tìm đọc điển tịch, biết mỗi nơi đóng quân đều có kho lương, cho người đi kiểm tra thì thấy mặc dù kho lương đã bị hao tổn, nhưng quy chế vẫn còn, quan viên trông coi cũng vẫn còn, sao không sửa đổi một chút, cho binh sĩ được lấy lương ở gần chứ?

Việc này ngươi không cần dâng sớ, cứ thương lượng trực tiếp với lang trung quản lương tìm một biện pháp là được'.



Thẩm Mặc là người như thế, đối với báo cáo gửi lên không chỉ đơn giản phê 'Đồng ý' hay 'Không đồng ý', mà là nghiên cứu kĩ càng nội dung của nó, đưa ra những suy xét cẩn thận, hơn nữa lúc nào cũng làm việc với tất cả tinh thần trách nhiệm, chuyện hôm nay chớ để ngày mai, không bao giờ y dây dưa chuyện gì.

Nội các đại thần còn cẩn thận nghiêm túc như vậy, thì đám tổng đốc sao có gan chậm trễ?



Thẩm Mặc còn là người thưởng phạt phân minh, đối với tướng soái có công y chưa bao giờ tiếc ban thưởng, lúc nào cũng vì họ mà cố gắng tranh thưởng.

Y không tính oán cũ, đề bạt Tào Bang Phụ, Vương Sùng Cổ, lại hết sức đề cao địa vị của văn võ biên quan.

Thưởng sao phạt vậy, đối với những quan viên phạm sai lầm thì nghiêm khắc trừng trị, cho dù là tổng đốc cũng không có bất cứ ưu đãi nào.

Ví như chuyện tổng đốc Tuyên Đại Hoắc Ký run sợ trước Yêm Đáp hay chuyện đám người hiếu chiến Mã Phương, Doãn Phụng khi truyền tới tai Thẩm Mặc đều bị y khiển trách, cho rời khỏi tiền tuyến, lại điều Binh Bộ Thị Lang Đàm Luân tới tiếp quản.



Nói tới việc thưởng phạt, y lúc nào cũng khuyên mọi người không đố kị, không đấu đá nội bộ, phải đồng tâm hiệp lực, đoàn kết nhất trí để phòng thủ biên quan cho tốt.



Cứ thế các tướng soái dần dần quy thuận y, y đã trở thành tấm gương cho tất cả các tướng soái hướng tới.

Trong lòng y không lúc nào quên sự an nguy của biên cương, cho nên tướng sĩ nơi nơi cũng đều chăm chỉ tập luyện, sẵn sàng đón địch, khiến cho Yêm Đáp không thể nào tiến lên một bước.



Vừa có danh tướng trấn thủ, lại có lương thần mưu tính, tới năm Long Khánh thứ ba Minh quân đã có nhiều biến chuyển.

cán cân sức mạnh hai bên đã lặng lẽ chuyển dời.



Yêm Đáp không cam lòng chịu nhục nên lập quyết tâm tập trung lực lượng, tập trung đánh vào Tuyên Phủ theo kế của Hán gian Tiêu Cần hiến lên, Yêm Đáp tính toán cẩn thận, lệnh cho con là Tân Ái dẫn theo quân đi đánh nghi binh Úy châu, đợi đến khi Minh quân trúng kế xuất kích thì phái kỵ binh tinh nhuệ thừa cơ tấn công Tuyên Phủ, mưu đồ lập lại chiến tích đánh thắng nhanh gọn Tuyên Phủ như hồi năm bốn mươi hai Gia Tĩnh.



Nhưng nơi đây đã có Đàm Luân tọa trấn, nên lần này Minh quân không rút lui nữa, đợi tới khi Yêm Đáp dẫn binh gấp rút chạy tới Tuyên Phủ thì đã thấy binh sĩ Đại Minh bày trận chờ sẵn, thành cao hào sâu, chiến mã mạnh khỏe, tạo thành phòng tuyến vững chắc ngăn đại quân của hắn.

Biết không thể thực hiện được âm mưu, Yêm Đáp lập tức quất ngựa chạy về phương bắc, Mã Phương nào chịu bỏ qua, lập tức dẫn quân theo truy sát hai trăm dặm, cuối cùng ở Trường Hải hồ cũng đại phá được quân chủ lực của Yêm Đáp.



Yêm Đáp đời nào chịu thiệt thòi, sau khi Mã Phương vừa mới khải hoàn thì hắn đã tập kết trọng binh đằng đằng sát khí đuổi tới lần nữa.

Khi quân tiên phong của Yêm Đáp tới gần thì quân của Mã Phương vẫn còn đang ăn cơm, Mã Phương hay tin liền ném bát xuống đất, hô to với chúng tướng:

'Tất cả theo ta giết địch!', rồi lập tức dẫn binh xuất chiến, đối đầu trực tiếp với Yêm Đáp quân ở Yên Tử sơn, sau một hồi khổ chiến cũng đã đánh cho Yêm Đáp phải tháo chạy một lần nữa.



Sau trận chiến Mã Phương sai người nấu đồ ngon, rồi đem chôn cùng với tướng sĩ chết trận.

Khi Thẩm Mặc nghe được không khỏi khen ngợi:

'Yêu binh như vậy mới là tướng tài'.



Sau mấy lần ăn quả đắng ở Tuyên Phủ, Yêm Đáp đành phải thay đổi hướng tấn công, chuyển sang tập trung công kích Đại Đồng bên này, lần này Đàm Luân đã phán đoán sai lầm, lệnh cho tổng binh Đại Đồng Triệu Hà đem trọng binh tới đóng ở Tử Kinh, tuy đẩy lùi quân địch được một lần nhưng lại bị Yêm Đáp lập kế tránh nặng tìm nhẹ, tránh Tử Kinh mà đánh vào Hoài Nhân, Sơn Âm.

Đàm Luân thấy vậy nổi cơn thịnh nộ, lệnh cho tổng binh Tuyên Phủ Mã Phương hoán đổi với tổng binh Đại Đồng Triệu Hà, để Mã Phương về Đại Đồng phòng bị Yêm Đáp.

Đúng như dự đoán, Yêm Đáp hay tin liền tìm cách tránh mặt Mã Phương, không những không tấn công Đại Đồng mà còn quay đầu lại điên cuồng tấn công Tuyên Phủ, tới khi quân tiếp viện của Mã Phương về thì lại co giò tháo chạy lên phương bắc.

Điều này không phải cho thấy Triệu Hà kém hơn Mã Phương, mà là Mã Phương đã đánh với Yêm Đáp hàng trăm trận, đại thắng rất nhiều, cho nên đã tạo thành uy danh hiển hách.

Vừa nghe thấy Mã vương gia tới thì sĩ khí của kỵ binh Mông Cổ tắt ngấm, chỉ muốn chạy thật nhanh chứ không muốn phải đối mặt với hắn, tướng lĩnh bọn chúng có muốn trấn định lại cũng không đủ sức.



Đối mặt với Yêm Đáp chỉ biết bắt nạt kẻ yếu, trung thành với chiến thuật ngươi tiến ta lui, Mã Phương liền quyết định chủ động tấn công.



Ngay trong tháng này, Cẩm Y Vệ do thám được Yêm Đáp dẫn chủ lực đồn trú ở Hàm Ninh hồ, Mã Phương lập tức cho gọi Doãn Phụng, tập trung toàn bộ chủ lực xuất kích.

Trước trận chiến Mã Phương nghiêm lệnh tam quân, toàn quân vứt bỏ quân nhu vật tư, mỗi người chỉ mang theo khẩu phần lương thực cho ba ngày, với quyết tâm liều chết.

Ngày bảy tháng sáu toàn quân xuất phát, dọc theo đường đi giữ im lặng tuyệt đối, người không nói một câu, ngựa không hí một tiếng, âm thầm hành quân trong tám ngày thì tới gần Hàm Ninh hồ mà không hề bị Yêm Đáp phát hiện.

Tới hừng đông ngày thứ chín Mã Phương ra lệnh tổng tiến công, trước dùng hỏa khí công kích, gia binh tinh nhuệ của Mã Phương từ hai cánh của doanh trại quân địch bất ngờ ập vào, còn Mã Phương dẫn chủ lực đánh vào chính diện, Doãn Phụng thì lĩnh quân chặn giết A Lặc Thản trên đường hắn tháo chạy.

Bị đánh bất ngờ không kịp phòng bị, Yêm Đáp tiếp tục phải dẫn quân tháo chạy, nhưng không may lại rơi vào vòng vây của Mã Phương, toàn quân bị Mã Phương mặc sức chém giết.

Quân Yêm Đáp lúc này hoảng loạn vứt bỏ đội ngũ, dẫm đạp lên nhau cố chạy thoát thân.



Qua một đêm huyết chiến, cuối cùng Yêm Đáp không chống nổi phải bỏ chạy, Minh quân đuổi sát theo sau, một đường từ Hàm Ninh hồ truy sát tới phía tây hơn mười dặm.

Cuộc chiến này khiến cho quân đội của Yêm Đáp bị thương vong nặng nề, thủ lĩnh các bộ lạc bắt được hơn mười người, quân nhu chiến mã thu được vô số, tạo thành trận thắng lớn nhất sau chiến thắng ở Vạn Toàn hữu Vệ.

Đàm Luân ở hậu phương sau khi đọc xong chiến báo hết sức vui mừng nói:

'Đại Đồng tạm thời vô sự rồi!'.



Tin vui truyền tới kinh thành, hoàng đế liền mở tiệc mừng công, tự mình tới Thái miếu cáo tế tổ tông, thưởng lớn cho chư tướng.

Mã Phương thăng làm chính nhất phẩm thái bảo, đại đô đốc; Đàm Luân, Doãn Phụng được phong làm thái tử thái bảo, còn lại các tướng lĩnh cũng đều có thưởng, mọi người đều vui vẻ.



Ngay tại lúc ban thưởng, tả phó Đô ngự sử Trâu Ứng Long đề xuất thứ phụ Thẩm Giang Nam phụ trách việc quân vất vả, công lao càng lớn, lại còn đại thắng Vạn Toàn hữu Vệ năm đó cũng nhờ sự chỉ huy của y mới có được, mong hoàng đế phong tước cho y.

Sau khi nói xong liền có rất nhiều quan viên phụ họa theo, vì xin cho y được phong tước mà dâng tấu chương lên rào rào.



Long Khánh vốn đang cao hứng, hơn nữa lại cảm thấy áy náy với Thẩm Mặc về việc để Cao Củng lên làm tể phụ, từ lâu đã muốn đền bù cho y một chút, nên không nghĩ ngợi gì mà hạ chỉ yêu cầu Lễ bộ định ra tước phong rồi báo cáo lên.



Tin tức truyền ra, Thẩm Mặc thì không nói gì, còn Thẩm Minh Thần mắng:

'Thế này có khác nào làm hại cha.

'

Mặc dù không có quy định rõ ràng, nhưng người được phong tước không thể nằm trong nội các, điều này mọi người đều thầm chấp nhận.

Nhưng Thẩm Mặc lại chẳng có cách nào chối từ, bằng không chắc chắn sẽ bị người khác cho rằng dã tâm bừng bừng, quả thật thoáng chốc đã rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.



Sau khi phân tích rõ nguyên nhân hậu quả của việc phong tước, Vương Dần nói với Thẩm Mặc rằng dường như y đã bị rơi vào một âm mưu nào đó, chỉ là không biết ai đang đứng sau màn thao túng mà thôi.



Thẩm Mặc cười khổ nói:


- Ta cảm thấy rất quen thuộc, ngoại trừ hảo lão sư của ta ra ta cũng không nghĩ ra còn người nào.


Nói rồi hơi thở dài:


- Ta vẫn đợi lão trả thù, cuối cùng bây giờ cũng đã tới rồi, dù trong lòng kiên định nhưng quả thật vẫn thấy khó đối phó.



Thì ra Từ Giai đã sớm biết nhược điểm của y là gì.

Thẩm Mặc thân là nội các đại thần mà lại nắm giữ quân quyền của Đại Minh, đây chính là điểm yếu chết người của y.


-oOo-
Thật ra Đại Minh chưa từng có quy định bá tước không thể làm trong nội các, nhưng điều này cũng không phải không có đạo lý, bởi vì Thái tổ hoàng đế quy định, ngoại trừ quốc trượng thì không có quân công không được phong tước, hơn nữa còn phải là quân công cực lớn mới được, còn như dẹp loạn khởi nghĩa nông dân hay đánh mấy trận với người Mông Cổ thì còn xa mới đủ.

Ít ra cũng phải cỡ như Dương Minh Công bình định Ninh Vương mới được, phải thắng được một trận mà liên quan tới vận mệnh quốc gia.



Cho nên quan văn được phong bá tước chẳng khác nào được dán trên mặt mác 'Quân công hiển hách', thử hỏi nhân vật như vậy làm sao có thể khiến mọi người yên tâm khi hắn lại còn được nắm thực quyền nữa chứ?

Không phải là bởi vì tâm lý bề trên sợ phản loạn hay sao?



Thẩm Mặc cũng chẳng lo lắng cho tiền đồ của mình, bởi vì y là người được tôi rèn trong khó khăn, không có chuyện gì có thể khiến y bận tâm.

Quân công có lừng lẫy thì cũng chỉ củng cố thêm địa vị cho bản thân một chút, chí ít khi Long Khánh còn tại vị thì không ai có thể làm gì được y.

Nhưng y cũng không định nhận các tước này, y đã viết một tấu chương nói với hoàng đế rằng, công lao của mình rất bình thường, không xứng được triều đình ban tước, xin vì nước xuất chinh, nếu đánh đuổi được Thát Lỗ, làm cho thiên hạ thái bình thì lúc đó nhận phong cũng không muộn.



Không phải là y không muốn cái bá tước này, chỉ là cảm thấy bản thân còn chưa đủ tư cách.

Vậy đến lúc nào mới có tư cách?

Chính là đến lúc suất lĩnh đại quân, đuổi hết người Mông Cổ ra khỏi lãnh thổ Đại Minh, lúc đó mới thích hợp, rất có phong phạm của Hán tướng quân Hoắc Khứ Bệnh:

'Hung Nô chưa diệt, sao có thể nghĩ về nhà'.



Thật ra khi Thẩm Mặc còn ở phương nam cũng đã có kế hoạch, định trong tương lai rời khỏi kinh thành một thời gian.

Thứ nhất là vì chiến dịch lần này có quan hệ đến vận mệnh quốc gia, quân đội ở tiền tuyến lại do nhiều nơi tụ lại mà thành, ngoại trừ bản thân y ra thì không ai có thể phối hợp được các bên cho hoàn hảo cả, lấy đại cục làm trọng nên y đành vứt bỏ được mất cá nhân trước mắt.

Mặt khác dù y và Cao Củng đang trong thời kỳ hòa hoãn, nhưng cổ nhân có câu một núi sao có thể có hai hổ, trước nay chưa từng có sai.

Theo quá trình cải cách, quyền lực của Cao Củng cũng lớn mạnh lên, sẽ rất khó để duy trì mối quan hệ hòa hảo như hiện nay, cho nên tốt nhất là y cứ chuẩn bị bước đi cho mình.



Nào ngờ y chưa kịp trình lên hoàng thượng thì đã có người chen vào trước, sống chết xin phong tước cho y.

Thẩm Mặc cũng không ngại thuận nước đẩy thuyền, tỏ ra điệu bộ công chính liêm minh, khiến cho mọi người cũng chẳng thể nói được gì về việc y cho Từ Giai về vườn.



Chỉ là dù Từ lão đã về vườn nhưng vẫn kịp giăng cho y một cái bẫy, khiến cho Thẩm Mặc căm tức không biết làm sao, vốn lúc đầu dự định nước sông không phạm nước giếng, nhưng giờ xem ra không thể khách khí với lão được nữa.



Cũng giống như Cao Củng và Trương Cư Chính, buổi sáng Thẩm Mặc ở trong nội phụ, buổi chiều lại về Binh bộ, cho nên nếu có việc gì thì lại phải chờ tới sáng ngày hôm sau mới thương nghị được.



Trong ngày hôm nay có ba sự kiện quan trọng, một là có Ngôn quan dâng sớ, cho rằng Cao Củng đã là nội phụ nhưng lại chậm trễ từ nhiệm Lại bộ thượng thư, khó tránh khỏi có người nói chuyên quyền kết đảng.

Hy vọng hoàng đế có thể nhanh chóng bổ nhiệm người mới, tránh cho Cao lão bị người dị nghị.



Đối với tấu chương này, Cao Củng ủy khuất nói:


- Ta đã trình lên hoàng thượng xin từ chức, nhưng thánh thượng không chịu đáp ứng ta có thể làm sao?


Lời này nghe qua ai cũng biết là không thật, có điều cũng đủ để mọi người biết trong lòng ông ta nghĩ gì.

Mạnh Tử nói, cá và tay gấu chỉ được chọn một, nhưng Cao lão rõ ràng là đang muốn cả hai.

Cho nên các quan viên cũng đành im lặng mặc ông ta muốn làm gì thì làm.



Lại nói Cao lão dường như không để ý, nội phụ không thể kiêm nhiệm Lại bộ thượng thư, đây là lệ từ khi khai quốc đến giờ.

Huống chi Cát Thủ Lễ đã trở lại kinh thành, mặc dù trong thánh chỉ không nói rõ nhưng mọi người cũng đều biết, Cát lão trở về để thay thế Dương Bác đảm nhiệm chức Lại bộ thượng thư, dựng lại ngọn cờ cho Tấn đảng.



Nhưng Cao Củng ỷ thế được hoàng thượng dung túng, nhất quyết không chịu từ nhiệm, Cát Thủ Lễ thì không tính toán, nhưng những người khác trong Tấn đảng lại không để yên.

Cao lão này có chuyện gì vậy, mọi người vẫn là minh hữu chứ, sao lại làm việc không nhìn mặt nhau thế này?



Kỳ thật Cao Củng cũng là bất đắc dĩ, lại trị cải cách của ông vừa mới triển khai, chính là lúc phải có quyền lực, phải có thời gian, nếu như nhường chức thượng thư cho người khác làm thì chắc chắn cải cách sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Vì muốn cải cách thuận lợi, ông đành phải khiến cho minh hữu chịu thiệt trước, thật ra ông vô cùng kính phục Cát Thủ Lễ.



Bù lại ông định để Cát Thủ Lễ làm tả Đô ngự sử, đương nhiên việc này cũng chưa đủ để đền đáp lại ân tình, Cao Củng biết rất rõ, chỉ có cựu thần chính trực cứng rắn như Cát Thủ Lễ đây mới có thể dẫn dắt Ngôn quan từ từ đứng dậy, khôi phục lại sĩ khí cho bọn họ.



Thấy không ai nói gì, Cao Củng liền nhân lúc bọn họ chưa kịp phản ứng mà ỉm đi tấu chương kia, sau đó lại đưa ra một cái khác:

'Đây là tấu chương do Hộ bộ và Binh bộ liên hợp tấu lên, làm công trái cho chiến tranh, các vị có ý kiến gì không?



- Là dự định thôi.


Trương Cư Chính bổ sung:


- Công trái hai nghìn vạn lượng bạc ba lần trước thì do Nhật Thăng Long mua bảy phần, Hối liên hào mua ba phần.

Sau đó còn nói nếu như còn bán thì còn mua.



- Vay tiền chiến tranh à.


Cao Nghi từ đầu vẫn im lặng giờ cũng không nhịn được nói:


- Trước giờ chưa từng thấy.



- Chẳng qua là trước đây không ai muốn vay mà thôi.


Cao Củng cười rộ lên:


- Chiến tranh có người bỏ tiền ra, không cần quốc khố phải lo, chuyện tốt như vậy giờ ta mới biết.



- Nhật Thăng Long cũng không phải thật lòng muốn giúp triều đình.


Trương Cư Chính thản nhiên nói:


- Bọn họ còn có điều kiện.

Sau khi thu được vùng Hà Sóc thì phải cho bọn họ mặc quyền khai thương trong hai mươi năm, triều đình không được giữa chừng đổi ý.



- Lý nào lại vậy!
Cao Nghi nghe vậy biến sắc nói:


- Vậy chẳng phải là triều đình đánh nhau hộ bọn chúng sao?

Nếu như không có tiền thì thôi không đánh, việc gì phải vì chút thể diện mà đi khai chiến hao tài tốn của chứ?



- Cũng không hẳn như vậy.


Lúc này Thẩm Mặc mới nói:


- Thứ nhất, cửu biên tập trung năm vạn quân, hơn nữa còn chiến mã, tính ra mỗi ngày tốn gần mười vạn lượng, nếu như chần chờ không đánh thì không những sĩ khí giảm sút, mà triều đình cũng tiêu tốn không gượng dậy nổi.

Thứ hai, Kế Liêu đối mặt với Thổ Man bộ lạc cùng Đóa Nhan tam vệ, Tuyên Đại đối mặt với Yêm Đáp phía bên trái, còn Cam Thiểm phía bên phải.

Địch yếu ta mạnh, đương nhiên có thể chiến thắng, hơn nữa còn có thể thắng nhàn.

Ba là nếu như thành công, thì đường từ Cam Thiểm sẽ được rút ngắn, có thể tiết kiệm binh lực cùng vật lực, trợ giúp Tuyên Đại, Kế Liêu, tiện thể thiết lập an bình cho toàn bộ cửu biên.



Y nâng chung trà lên nhẹ hớp một ngụm, chậm rãi nói:


- Bốn là việc khai thông vùng biên luôn là vấn đề làm đau đầu triều đình, nếu làm thì rất tốn công tốn của, làm nhiều thu ít, giống như dùng rổ tre đựng nước vậy; nhưng nếu không làm thì cũng không được, nếu không làm thì không có cách nào giữ chắc biên cương, hàng năm sẽ tốn rất nhiều tiền đổ vào quân đội.

Bây giờ Nhật Thăng Long, hay thậm chí là Sơn Tây thương nhân muốn sau chiến tranh thay triều đình làm việc, hơn nữa sau ba năm bọn họ còn nộp thuế.

Cho dù bọn họ làm không đúng ý chúng ta thì cũng không nên siết chặt, quân đội là của chúng ta, quan viên cũng là của chúng ta, muốn bọn họ dừng lúc nào chẳng được.



- Đây chỉ là thử nghiệm với vùng Hà Sóc, nếu thành công thì sau này có thể mở rộng ra Liêu Đông.


Cao Củng tiếp lời, ánh mắt sáng lên:


- Đất đai quan ngoại chính là kho lúa lớn ở phương bắc, điều này có ý nghĩa gì với Đại Minh, không cần phải nói chứ?



- Nguyên ông quả là người nhìn xa trông rộng.


Trương Cư Chính bợ đỡ:


- Chúng tôi còn đang lo Hà Sóc, ngài đã nghĩ tới Liêu Đông rồi.



Thấy ba người thống nhất ý kiến, Cao Nghi cũng không thắc mắc nữa, nhưng vẫn hơi lo lắng hỏi:


- Dù sao cũng phải thận trọng, tránh bị điều tiếng.

Ngoài ra cũng cần phải biết bọn họ định làm thế nào chứ?



- Trồng trọt thì sẽ trồng lương thực và bông sợi, chăn nuôi thì sẽ nuôi ngựa và cừu.


Thẩm Mặc đã sớm chuẩn bị mọi việc, giờ đưa ra cũng chỉ cần chờ phê chuẩn là xong:


- Trồng lương thực và nuôi ngựa là do triều đình yêu cầu, đến lúc đó sẽ do Hộ bộ và thái bộc trực tiếp thu thuế.

Hai loại này có ý nghĩa với triều đình thế nào chắc Nam Vũ huynh cũng biết.

Về phần trồng bông vải và nuôi cừu thì do bọn họ đề xuất.



- Mục đích bọn họ để làm gì?


Cao Nghi hỏi.



- Trồng bông vải theo nhu cầu của sản xuất.

Tô Châu viện và Âu Dương phường cùng một loạt các xưởng khác đã mở rộng, hiệu suất của các cơ sở sản xuất bông vải cũng được tăng cao, mà đất trồng ở Đông Nam thì có hạn, dẫn đến giá cả leo thang.

Ngoài ra vì thương nhân Sơn Tây vẫn muốn nắm giữ kinh tế Đông Nam, cho nên bắt buộc bọn họ phải nghĩ tới Hà Sóc.

Các cơ sở sản xuất còn yêu cầu một lượng lớn lông cừu.


Thẩm Mặc kiên trì giải thích:


- Đối với mậu dịch hải ngoại, bông vải là nguồn thu lớn ổn định, còn lợi nhuận từ tơ lụa cũng không phải là nhỏ, cho nên bọn họ muốn khống chế từ khâu nguyên vật liệu.



- Thì ra là thế.


Nghe Thẩm Mặc nói xong Cao Nghi lập tức hiểu rõ, không khỏi thở dài:


- Để kiếm tiền mà những thương nhân này cái gì cũng dám làm.



- So với để cho bọn họ buôn lậu nguyên vật liệu, câu kết với người Mông Cổ thì thế này còn tốt chán, chí ít như thế bọn họ sẽ phải cần yên bình, nói không chừng còn có thể có ích với chúng ta.


Cao Củng cảm thấy không cần dây dưa vấn đề này nữa, bèn khoát tay chặn lại:


- Điều tiếng người đời thì làm sao?

Không bị người đố kị mới là tầm thường, Giang Nam ngươi chỉ cần mặc sức mà làm, việc phía sau cứ để bọn ta lo, kẻ nào không biết điều nói xằng bậy ta sẽ xử kẻ đó trước!
Sau tuyên bố đằng đằng sát khí của Cao Củng, chuyện này cũng coi như đã định.



- Còn một việc.


Cao Củng nhìn báo cáo trong tay nói:


- Sau khi thí điểm đo lại đất, chia lại ruộng xong, cũng đã tiến hành ở ba tỉnh Đông Bắc Nam trực, Giang Tây cùng Sơn Đông được ba tháng.


Đến đây ông nhíu mày lại:


-.

nhưng kết quả lại không được như ý.

Ngoại trừ Giang Tây cơ bản là xong thì ở Nam trực và Sơn Đông đều bị thân sĩ địa chủ nhất quyết chống đối, bọn họ phái người giả mạo nông dân, xua đuổi nhân viên đo đạc của quan phủ, thái độ chống cự rất mạnh mẽ.

Hộ bộ phái quan viên nào tới cũng bị bọn họ vừa đấm vừa xoa, công tác hoàn toàn bị đình trệ.



Mọi người thầm nghĩ việc này đương nhiên phải thế, bởi vì cái gọi là đo lại đất, chia lại ruộng chính là việc phân chia lại đất đai, quyền sở hữu của họ, xác định cấp độ nộp thuế của họ, sau đó triều đình dựa vào đây để tiến hành thu thuế, chính là Nhất điều tiên pháp.

Đối với tá điền và nông dân mà nói thì không thể nghi ngờ đây là chuyện chỉ lợi vô hại, nhưng đối với hầu hết thân sĩ địa chủ mà nói thì việc này có ảnh rất lớn tới quyền lợi của họ.



Nhưng không làm không được, từ khi Trương Cư Chính nắm giữ Hộ bộ đến nay, vẫn vắt óc suy nghĩ tìm cách mở rộng nguồn thu, tăng thu nhập, lúc này những thuế có thể tăng thì cũng đã tăng hết cả.

Lấy mấy tỉnh làm thí điểm mà nói, thuế thu của nông dân đã tới giới hạn, không thể tiếp tục tăng thêm nữa, vì nếu như vậy không phải là mở rộng nguồn thu, mà đơn giản chỉ là cướp đoạt mồ hôi nước mắt của dân mà thôi.



Nhưng ai cũng biết, tiền thuế thật sự thu được có thể tăng lên gấp đôi, nhưng chỉ bởi vì bị bọn thân sĩ địa chủ giấu diếm, trốn thuế, không khai báo lên trên.

Theo như Cao Củng nói, nếu không khai đao với những người này mà chỉ chăm chăm thu thuế của dân, thì so với tạo phản có khác gì nhau?



- Chuyện này nói khó khăn thì quả thật khó như lên trời.


Trương Cư Chính khẽ nói:


- Nhưng phải hạ quyết tâm làm, hơn nữa cũng không phải không thể làm được.



- Nói.


Cao Củng vung tay lên, không khách khí nói.



- Vì sao Giang Tây có thể phổ biến Nhất điều tiên pháp trước?

Ngoài năng lực xuất chúng của Bàng Thượng Bằng, thì nguyên nhân sâu xa chính là ở thời kỳ Chính Đức, Ninh Vương đã quét sạch mọi thế lực tông phiên ở đây; tới thời Gia Tĩnh thì thanh toán Nghiêm đảng, khiến cho hào môn Giang Tây điêu đứng, cho nên sự cản trở đối với cải cách giảm đi rất nhiều.


Trương Cư Chính tự tin thản nhiên nói:


- Cho nên muốn phá được cục diện bế tắc hiện nay, thì chỉ có cách thẳng tay với mấy hào môn cùng tôn thất để làm gương, sau đó tất cả đương nhiên sẽ ngoan ngoãn nghe lời.



- Nhà nào?


Cao Củng hỏi tới?



- Lỗ Vương cùng Khổng gia ở Sơn Đông.


Trương Cư Chính mặt vô cảm nói:


-.

Tùng Giang của Nam trực.



Lời vừa nói ra cả sảnh đường ai nấy đều kinh hãi, tất cả mọi người đờ đẫn, Thẩm Mặc mắt cũng trừng to nhìn Trương Cư Chính, dường như muốn đánh giá lại con người này.


-oOo-
Vì sao khi Trương Cư Chính nói ra ba cái tên lại có thể khiến mọi người sửng sốt như vậy?



Là một tể tướng không nhất thiết phải biết rõ tất cả cường hào đại hộ ở các nơi, nhưng đối với hắn, ba nhà này cũng không có gì xa lạ.



Trước tiên là nói về Sơn Đông, họ Khổng có rất nhiều, nhưng có thể xưng là 'Khổng gia' duy nhất chỉ có một, đó là hậu duệ của 'Đại thành chí thánh tiên sư', được Hồng Vũ hoàng đế sắc phong làm 'Diễn thánh công', danh tước được đời đời thế tập

- Khổng gia ở Khúc Phụ.

Mọi người vẫn truyền nhau rằng 'Vương triều có đổi thay, nhưng Khổng gia vẫn vĩnh viễn tồn tại', quả thật xứng đáng với đệ nhất thế gia Hoa Hạ, tới nay đã truyền được sáu mươi bốn đời.



Đối với ác danh của vị Diễn thánh công này các quan có thể nói là nghe nhiều nên thuộc.

Bởi vì các đời hoàng đế đều tôn kính bọn họ, cho nên thế lực của Khổng gia bành trướng một cách đáng sợ, không chỉ toàn bộ Tể Ninh là tá điền của họ, thậm chí ngay cả Tế Nam phủ, Tào châu cùng Đông Bình châu gần cạnh cũng bị bọn họ chiếm hữu không ít.

Khổng Tử năm đó chu du các nước du thuyết lễ giáo, thân không mảnh đất cắm dùi, hoảng sợ như chó nhà có tang, chắc không thể ngờ con cháu sau này lại như vậy, tìm mọi cách vơ vét của cải, mở rộng đất đai, trở thành mối họa của địa phương.



Về Lỗ Vương phủ, năm đó sau khi Chu Nguyên Chương thống nhất thiên hạ, đã phong đất cho ngũ đệ và thất đệ của mình ở Sơn Đông, phong hào lần lượt là Tề Vương và Lỗ Vương.

Nhưng Tề vương phủ đã bị trừ bỏ thời Hồng Vũ, dòng dõi đã tuyệt.

Lỗ vương phủ thì ngược lại, ngày càng phát triển lớn mạnh, sinh sôi nảy nở cho tới bây giờ đã được sáu đời, hiện nay con cháu có tới mấy nghìn người, ruộng đất hơn mười vạn khoảnh.



Ruộng đất của Khổng gia và Lỗ gia chiếm hữu đã chiếm đến hơn một phần ba của cả tỉnh Sơn Đông.

Hơn nữa vì một nhà là thế tập công tước, một nhà là khai quốc thân vương, theo chế độ cũ thì được hoàng thượng miễn thuế hoàn toàn.

Nhưng lật lại hồ sơ từ lúc khai quốc tới giờ, tổng số ruộng đất mà triều đình ban cho phủ Diễn thánh công không quá hai mươi vạn mẫu, ban cho Lỗ vương phủ chỉ có tám vạn mẫu.

Có điều hai nhà này dựa vào thế lực khổng lồ ở địa phương, không ai dám động tới, bất chấp vương pháp sáp nhập thêm nhiều ruộng đất, trốn thuế nhiều năm.



Bởi có hai nhà này đi đầu, vì vậy các địa chủ nơi đây cũng có nơi nhờ cậy để chống đối lại triều đình, khiến chính sách ích nước lợi dân 'Đo lại ruộng đất' ở Sơn Đông không thể tiến hành.



Về phần Tùng Giang cũng không khác là mấy, thậm chí còn khó khăn hơn.

Bởi vì đại địa chủ chính là Từ lão gia, ai mà có gan xuống tay với lão?

Cho nên cũng không có tiến triển gì.



Nghe xong mấy lời Trương Cư Chính nói ra, tất cả mọi người bên trong nuốt nước bọt ừng ực.

Cao Nghi trước nay ôn hòa cũng không nhịn được mà tức giận nói:


- Một nhà mà chiếm hết ruộng đất, bách tính sao có thể nhẫn nhịn được, sao mà không tạo phản cơ chứ?



- Nam Vũ huynh, việc này có thể huynh đã nhầm, thực tế mỗi lần quan viên chúng ta bị đuổi, thực sự đều là do chính nông dân làm.


Trương Cư Chính bất đắc dĩ thở dài:


- Địa chủ và nông dân không đứng về phía chúng ta, cho nên bọn họ cũng không hề sợ hãi mà chống đối triều đình.



- Sao lại có thể như thế?


Cao Nghi khó hiểu hỏi.



- Những nông dân này tự nguyện mang ruộng đất hiến cho đại hộ, từ n

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-quan-cu-nhat-pham-dai-duyet-binh-24079.html