Quan Cư Nhất Phẩm - Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma - Quan Cư Nhất Phẩm

Quan Cư Nhất Phẩm

Tác giả : Chưa rõ
Chương 566 : Quan Cư Nhất Phẩm - Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma

Trong ngoại trạch Nghiêm gia.

- Ta muốn y phải chết.

Nghiêm Thế Phiên như con sư tử nổi giận, gầm gừ:

- Thì ra là y, thì ra kẻ giở trò từ đầu tới cuối chính là y.

Hôm qua nghe tin Âu Dương Tất Tiến từ chức, hắn thật không dám tin, liền tới tận nhà chất vấn, được câu trả lời khẳng định, đồng thời hắn khuyên giải thế nào cũng không thể lay chuyển chủ ý của Âu Dương Tất Tiến.

- Vì sao?

Nghiêm Thế Phiên chất vấn cữu cữu của hắn.

- Ta mệt rồi, chán rồi.

Âu Dương Tất Tiến lạnh nhạt nói:

- Ta không muốn làm con rối tượng gỗ của ngươi nữa, ta muốn về nhà dưỡng lão.

- Cữu cữu hiểu lầm rồi, cháu đâu có ý định thao túng người.

Chẳng qua là người vừa mới nhậm chức, cháu sợ người suy nghĩ thiếu chu toàn, cho nên mới ra mặt sắp xếp thay.

Nghiêm Thế Phiên làm hành động hiếm có, chắp tay nói:

- Chỉ lần này thôi, tuyệt không có lần sau.

Âu Dương Tất Tiến chẳng hề lay động:

- Dù sao thì năm nay ta cũng đã bảy mươi, quan viên thất thập trí sĩ, đó là quy của triều đình, ta dựa vào cái gì mà làm trái?

- Điều này càng không phải lo lắng.

Nghiêm Thế Phiên có chút nóng nảy phất tay:

- Cháu sẽ giúp người giải quyết hết, cữu cữu muốn làm bao lâu cũng không thành vấn đề.

- Đó là ngươi nói thôi, còn ta thì không muốn làm nữa.

- Hả.

Nghiêm Thế Phiên bị ông ta làm chết đứng, nhìn Âu Dương Tất Tiến như rắn độc:

- Rốt cuộc là kẻ nào làm cho người thay đổi lớn như thế?

- Chẳng vì sao cả, không muốn làm nữa thôi.

Âu Dương Tất Tiến quay đầu đi không nhìn hắn:

- Đó là tự do của ta.

- Trên đời này có được mấy người làm tới quan lớn bộ đường?

Nghiêm Thế Phiên không tin, hỏi:

- Cho dù là có cũng mấy người được nắm giữ lại bộ?

Đây là cái ghế người ta ngày đêm mơ tưởng, sao cữu cữu vứt nó đi như giày rách thế?

- Bởi vì cái giày quan đó ta đi không thoải mái.

Âu Dương Tất Tiến thản nhiên nói với đứa cháu họ:

- Ta muốn đổi sang đi giày vải, không phải là ai cũng thích làm quan, hiện gờ ta có thể nghỉ hưu để đi làm chuyện mình thích rồi.

Ý ta đã quyết, ngươi có nói nhiều cũng vô ích.

Rồi đứng dậy về phòng, bỏ lại hắn một mình ở đó.

Nghiêm Thế Phiên mặt hết xanh chuyển sang trắng, hắn là kẻ cực nóng tính, giận tới run rẩy cả người, chẳng biết là có phải nghĩ tới hậu quả đáng sợ khi thượng thư lại bộ đổi chủ không .

Rất, rất lâu sau hắn mới cầm chén trà lên uống một ngụm, phát hiện ra là trà lạnh, hắn tức giận đập vỡ tan chén trà.

Đột nhiên nhớ tới câu ' đi làm chuyện mình thích', Nghiêm Thế Phiên thình lình ý thức được, vẫn đề e rằng xảy ra ở chỗ này.

- Về phủ.

Nghiêm Thế Phiên đùng đùng nổi giận quay về, vừa về tới biệt viện, hắn sai người tới phố Thập Vương Phủ, tìm một người tên Trần Hổ.

Chưa tới một canh giờ sau, có hán tử mặt xẹo da dẻ tai tái, mặc áo gấm, tới phủ Nghiêm Thế Phiên, khom mình thi lễ:

- Đông Lâu công muốn tìm tại hạ?

- Giúp ta tra xét xem Âu Dương Tất Tiến mấy ngày qua làm gì, gặp những ai.

Trần Hồ nói:

- Tra lại bộ thượng thư?

Điều này cần phải được Lục thái bảo đồng ý đã.

Đông Xưởng mặc dù là thuộc về công công của Ti lễ giám, nhưng người làm việc phía dưới là nam nhân 'ngũ chi' toàn vẹn, hơn nữa đa phần nhân viên do Cẩm Y Vệ hữu nghị cung cấp.

Trên từ thiên hộ chưởng hình, dưới tới chưởng ban, lĩnh ban, đều là người bên Cẩm Y Vệ gửi sang.

Tổ chức bố trí như thế, có chút gió lay cỏ động nào thoát khỏi mắt Lục Bỉnh?

- Đáng ghét, đúng là đáng ghét! Nghiêm Thế Phiên nhổ phì một cái:

- Xưởng vệ, xưởng vệ, Đông tập sự xưởng các ngươi từ khi thánh tổ gia ban danh tới nay, chính là chuyên môn quản lý Cẩm Y vệ , trăm năm qua, chỉ nghe chỉ huy Cẩm Y vệ phải quỳ trước Đốc công Đông xưởng, sao tới lượt các ngươi, lại thành liếm chân cho Cẩm Y vệ.

Lời rỉa rói cay nghiệt làm Trần Hồ hết sức xấu hổ.

Nhưng Nghiêm Thế Phiên nói không sai chút nào, mặc dù Đông Xưởng thành lập sau Cẩm Y Vệ, biên chế nhân số cũng kém xa Cẩm Y Vệ.

Nhưng bởi vì thủ lĩnh Cẩm Y vệ xưng là chỉ huy sứ, thường do võ tướng thân tín của hoàng đế đảm nhiệm, thuộc về ngoại thần.

Còn thủ lĩnh Đông Xưởng là hoạn quan, là nội thần.

Nội thần là gia nô của hoàng đế, sống trong hoàng cung đại nội, ngày đêm hầu hạ hoàng đế, Cẩm Y Vệ báo cáo với hoàng đế phải dâng tấu, còn Đông Xưởng thì có thể trực tiếp dùng miệng truyền đạt, cho nên dễ được hoàng đế tín nhiệm hơn.

Hoàng đế cũng tin tưởng vào gia nô của mình hơn, còn ban cho Đông Xưởng quyền lực giám sát Cẩm Y Vệ, cho nên quan hệ giữa xưởng vệ từ ngang cấp ban dầu dần dần thành cấp trên cấp dưới.

Thậm chí vào thời đại hoạn quan quyền khuynh đảo thiên hạ, chỉ huy Cẩm Y Vệ gặp đốc công Đông Xưởng phái khấu đầu quỳ lạy, ví dụ Lưu Cẩn thời Vũ Tông.

*** Vũ Tông là Chính Đức, có thể tham khảo truyện Hồi đáo Minh triều đương vương gia.

Nghĩ tới thời Lưu Cẩn oai phong quyền thế, bát hổ nắm triều chính, giờ Đông Hán phải khúm núm cong gối tự nhận nô tài, thật là làm mất mặt chư vị tiền bối.

Nhưng thân là một phần tử của Đông Xưởng, Trần Hổ tin chắc cho dù Lưu Cẩn có tới triều Gia Tĩnh thì vẫn phải làm hạng con cháu cho Cẩm Y Vệ.

Vì gia nô có thân tới đâu cũng chẳng bằng huynh đệ bú chung bầu sữa với hoàng đế, Vì Lục bỉnh là thái bảo, tam công, tam cô.

Tất cả tước hiệu vinh dự của Đại Minh thâu tóm hết, mức độ ân sủng vượt quá Nghiêm các lão, hơn nữa bản thân ông ta cũng rất có bản lĩnh.

Gặp phải người như thế, đám phiến tử Đông Xưởng đời này chỉ có thể tự nhận mình xui xẻo, đánh cứ đánh, chửi cứ chửi, tuyệt đối không dám chọc giận Cẩm Y Vệ.

Nhưng cuối cùng Trần Hổ vẫn đồng ý:

- Chuyện này tại hạ nhận là được chứ gì?

Ngài đừng xỉ vả chúng tôi nữa.

- Hừ, ai mà chả biết các ngươi còn có hàng riêng.

Nghiêm Thế Phiên cười lạnh.

Không một tổ chức nào cam chịu bị người ta kiềm chế, Đông Xưởng lịch sử hiển hách càng không ngoại lệ.

Nếu như biên chế chính quy đã bị Cẩm Y Vệ kiểm soát chặt thì phải tổ chức lực lượng ngầm, nếu không sao làm chút chuyện riêng được?

Trần Hồ chẳng qua chỉ là một bách hộ nho nhỏ trong Đông Xưởng, nhưng chính là thân đệ của Đốc công Đông Xưởng Trần Hồng.

Cho nên Nghiêm Thế Phiên chẳng cần điều tra cũng tin chắc trong tay hắn có lực lượng Cẩm Y Vệ không khống chế được.

Nếu không các vị tiền bối Đông Xưởng đúng là phải tức tới đội mồ sống lại rồi.

Trần Hồ đi rồi, Hồ Thực nấp ở sau bình phong đi ra, thở dài nói:

- Nếu không trở mặt với Lục Bỉnh thì sao cần tốn sức như thế.

- Đừng nhắc tới kẻ đó.

Con mắt duy nhất của Nghiêm Thế Phiên ánh lên vẻ tàn độc:

- Ta hận không thể giết chết hắn.

Hồ Thực thở dài, không dám nhắc tới chuyện đó nữa, hỏi nhỏ:

- Chúng ta nên suy nghĩ xem bước tiếp theo nên làm thế nào?

Chỉ nghe Nghiêm Thế Phiềm hầm hừ nói:

- Chỉ tại lão già hồ đồ, trước kia cứ nói cá gì mà 'thân tích trong nhà đáng tin', đem cái ghế lại bộ thượng thư cho lão thất phu Âu Dương Tất Tiến, nếu không giờ chẳng bị động như thế.

Nghiêm Thế Phiên biết rất rõ, vào thời khắc quan trọng thế này, một cây cột trọng yếu bị đổ, tức là tan nhà nát cữa.

Nghiêm Thế Phiên luôn miệng gọi cha và cậu là lão già hồ đồ và lão thất phu, làm trong lòng Hồ Thực nổi lên bi quan :

' Trong lòng hắn bất kính bề trên như thế, không sợ bị trời phạt sao?

' May là Nghiêm Thế Phiên căn bản không nhìn sắc mặt của hắn, chỉ hỏi:

- Ngươi nói phải làm sao đây?

- Hiện giờ lại bộ có hai thị lang, một là Phùng Thiên Ngự, hai là Cao Củng.

Nhưng Cao Củng còn chưa ngồi nóng chỗ, cho nên khả năng Phùng Thiên Ngự lớn nhất, tất nhiên không loại trừ khả năng điều nhiệm từ bộ khác ra.

- Phùng Thiên Ngự à?

Nghiêm Thế Phiên nhắm mắt lại, suy nghĩ cẩn thận.

Hắn biết Phùng Thiên Ngự là môn nhân vương học, đái cùng một bô với Từ Giai.

Nếu như nhường ghế này cho ông ta, là thêm một đồng đảng đáng sợ cho Từ Giai.

Nhưng trong tay hắn không còn nhân tuyển thích hợp nữa, nên chỉ biết bực tức nói:

-CMN cái năm nay đúng là năm không may, sao có nhiều quan lớn bộ đường bị hạ như thế?

Hay là có kẻ ở sau lưng chơi ta?

- Cái này hạ quan không dám nói bừa.

Hồ Thực thận trọng nói:

- Có điều thế cục đúng là rất bất lợi cho chúng ta.

- Toàn nói nhàm.

Nghiêm Thế Phiên bực mình:

- Cái ta cần là đối sách.

- Hay là phái Hà Tân tới?

- Vậy thì ai cai quản hình bộ.

Nghiêm Thế Phiên lừ mắt:

- Chỗ đó có thể thiếu người của ta được à?

Kẻ làm nhiều chuyện xấu sợ nhất có người cáo trạng, cho nên xưa nay hắn luôn giữ chặt tam ti, khống chế Thông chính ti, để đảm bảo an toàn cho bản thân, tất nhiên không dễ để hình bộ rơi vào tay kẻ khác.

- Vậy thì để hạ quan đi.

Hồ Thực nói nhỏ, kỳ thực đó mới là điều mà hắn muốn nói.

- Chủ ý chó má gì thế?

Nghiêm Thế Phiên nổi cơn tam bành:

- Không có ngươi ngồi giữ Đô sát viện, đám ngự sự lại chẳng bâu lấy ta à?

Hắn khó chịu phẩy tay:

- Sao ta lại nuôi toàn lũ ăn hại như các ngươi nhỉ?

Cái gì cũng phải do ta nghĩ.

- Đại nhân có chủ ý rồi sao?

Hồ Thực lau mồ hôi, hỏi.

'Ừ' Nghiêm Thế Phiên gật đầu:

- Cứ để Phùng Thiên Ngự làm đi, ta muốn để Từ đảng biết, thế nào gọi là bọ ngựa bắt ve sâu, chim sẻ ở đằng sau.

Hắn siết chặt nắm đấm:

- Các ngươi cứ ngông cuồng đi, phải biết rằng trên đời này báo ứng rất nhanh, chỉ cần tới lúc, ta cho toàn bộ các ngươi sống không bằng chết.

Đúng là nói người không biết nghĩ tới ta.

~~~~~~~~~~~ Gần như cùng lúc đó, Từ Giải cũng biết quyết định của Âu Dương Tất Tiến, với hiểu biết của ông ta về Gia Tĩnh, thì chắc chắn bệ hạ sẽ phê chuẩn tấu chương nghỉ hưu này.

Cho nên tiếng chuông báo tử cho Nghiêm đảng rốt cuộc cũng đã vang lên.

Ngoài mừng rỡ, trong lòng Từ Giai nổi lên chút hơi lạnh, ngồi im ở đó thật lâu không nói.

Làm Trương Cư Chính và ba quan viên trẻ tuổi ngồi trong phòng không hiểu ra sao, thầm nghĩ :

' Có lẽ các lão đang nghĩ làm sao mượn biến hóa có lợi này để sớm ngày tiêu diệt Nghiêm đảng.

Nhưng bọn họ không biết, Từ các lão mà bọn họ kính ngưỡng suy nghĩ không liên quan gì tới Nghiêm đảng.

Trong đầu Từ Giai lúc này chỉ có tên của một người, Thẩm Mặc.

Cái tên này làm cho ông ta cảm thấy ợ hãi, sự sợ hãi chấn động tâm linh.

Trong con mắt Từ các lão, Âu Dương Tất Tiến gần như không tham vọng ham muốn gì, căn bản không thể mua chuộc, không thể thuyết phục! Đừng nói là một tháng, dù là một năm cũng không thể làm được.

Kỳ thực Từ Giai không muốn giao Tô Tùng cho Thẩm Mặc một chút nào, Tùng Giang là hang ổ của lão, sao chấp nhận có kẻ ngáy ở bên giường ngủ?

Cho nên mới đưa ra điều kiện 'phải thuyết phục Âu Dương Tất Tiến trong vòng một tháng', tin chắc chỉ bằng cái miệng, Thẩm Mặc tuyệt đối không thể hạ được Âu Dương Tất Tiến.

Nhưng chuyện không thể xảy ra đã xảy ra, chỉ trong chưa tới nửa tháng Âu Dương Tất Tiến đã dâng thư từ chức.

Thẩm Mặc chỉ là một tế tửu Quốc tử giám nho nhỏ, lại hoàn thành nhiệm vụ một thứ phủ nội các không làm được.

Ngươi nói xem tâm tình Từ các lão thế nào?

Có cảm tưởng gì?

'Giả sử như sau này Nghiêm đảng sụp rồi, mình chấp chính thì còn ai ngăn cản được tên gia hỏa này nữa?

' Đúng thế, Từ Giai cũng chẳng làm gì được Thẩm Mặc, vì có quan hệ sư đồ ở đó, nên giữa hai người có ràng buộc đặc thù.

Tất nhiên học sinh không thể phản bội sư phụ, nhưng sư phụ cũng không thể làm hại học sinh, trừ khi học sinh ngỗ nghịch trước.

Nhưng Từ Giai biết rất rõ, Thẩm Mặc tuyệt đối không cho mình cơ hội này.

Lo lắng nhìn Trương Cư Chính ngồi ở đối diện, Từ Giai thầm nghĩ :

' So ra thì Thái Nhạc còn quá yếu .

' Giống như cha mẹ, luôn cho rằng con cái mình còn nhỏ.

Trong mắt ông ta, Trương Cư Chính mặc dù là ngọc đẹp, nhưng chưa đủ trưởng thành, chưa đủ tu dưỡng, không có sự cay độc như đứa con ghẻ Thẩm Mặc.

Lo lắng sau này hai người làm cùng một chỗ, Thẩm Mặc sẽ bắt nạt Trương Cư Chính.

Trương Cư Chính là người nối nghiệp được Từ Giai tuyển chọn.

Nói một cách đường hoàng là liên quan tới việc chính sách tương lai của mình có được thực thi bình ổn tiếp hay không.

Nói một cách riêng tư nó liên quan tới hạnh phúc cuối đời của ông ta cùng với an nguy gia tộc, cho nên Từ Giai phải bảo hộ tốt cho hắn.

Ông ta chẳng phải là chưa từng nghĩ tới việc dùng Thẩm Mặc thay cho Trương Cư Chính, chuyển sang toàn lực vun đắp tên tiểu tử kia.

Nhưng mau chóng phủ quyết bản thân, vì trong mắt ông ta, Thẩm Mặc không phủ hợp làm người kế thừa thủ phụ.

Từ Giai có thể nói là người hiểu Thẩm Mặc nhất trong những quan viên Đại Minh.

Những hành động việc làm của kẻ này ở Tô Tùng, quả quyết tới tàn nhẫn chỉ là thứ yếu.

Đáng sợ hơn nữa là y gan lớn trùm trời, khinh thường quyền uy, dám đấu với Từ gia, đấu với cả Cửu đại gia tộc đông nam, dám để cho toàn thành thiếu lương mấy tháng trời chỉ vì để cho đối phương thua thật triệt để.

Nếu như để kẻ này lên vị trí cao, tất nhiên càng phóng tay làm theo ý bản thân.

Lại nhìn trình độ mà y thể hiện ra, tới khi ấy lớp trẻ còn ai có thể tranh phong với y.

Nếu như y chỉ cứng rắn quyết liệt thì đành đi, thế nhưng tên này lại mang bộ mặt 'hiền lành lương thiện', trong bụng lại không coi quy củ ra cái gì.

Cứ nhìn cách thi chính của y tại Tô Châu, bày toàn thứ mới mẻ, làm người ta không ngờ được.

Không may là kẻ này lại có cái bản lĩnh mua chuộc lòng người, dỗ dành cho cả quan viên lần người dân đều vui sướng, không một ai đi tố cáo việc làm trái quy củ của y, khiến y bình an vô sự làm hết nhiệm kỳ.

Nguyên nhân chân chính làm cho Từ Giai chính thức từ chối tên học sinh này, chình là vì từ trên người Thẩm Mặc , Từ Giai liên tưởng tới Vương An Thạch, tên yêu nghiệt phá hỏng chế độ tổ tiên, cuối cùng họa quốc ương dân.

***Vương An Thạch thời Bắc Tống, thực hiện cải cách ảnh hưởng quyền lợi tầng lớp quan lại.

Trong con mắt Từ Giai, một quốc gia sở dĩ một quốc gia có thể trường tồn là dựa vào giữ vững pháp chế của tổ tiên.

Chỉ cần ai nấy đều làm theo quy củ , vậy thì lấy đâu ra rối loạn?

Lấy đâu ra bạo dân?

Đại Minh có thể đời đời bền vững.

Nhưng nếu như để Thẩm Mặc lên nắm quyền, y có coi pháp chế của tổ tông vào mắt không?

Chỉ e y không lộn nhào cả Đại Minh lên thì tuyệt đối không chịu thôi.

'Không thể để câu chuyện Vương An Thạch xuất hiện tại Đại Minh!' Cuối cùng Từ Giai hạ quyết tâm, nói với bản thân :

' Ta không thể chỉ nghỉ cho cá nhân, mà phải nghĩ cho tương lai của Đại Minh, đây là bổn phận của thần tử .

' Câu này không hải là toàn an ủi bản thân, mà đúng là có vài phần chân tình.

Nếu như chỉ nghĩ cho bản thân, quan hệ hai người rõ ràng ra đó, có thể khiến Thẩm Mặc cả đời phải nghe lời ông ta, bảo vệ Từ gia, còn gì mà không hài lòng?

'Vì Đại Minh, ta không thể bỏ đứa môn sinh đắc ý này.

' Từ Giai thầm thở dài, đưa ra quyết định cuối cùng, nói với ba quan viên trẻ tuổi kia:

- Duy Tu, ba đứa các ngươi về nhà nghỉ ngơi trước đi.

' Duy Tuy là tên chữ của hình bộ cấp sự trung Ngô Thì Lai, hắn và hai quan viên khác, một là Trương Trác chủ sự thanh lại ti hình bộ Quảng Đông, một là Đổng Truyền Sách chủ sự thanh lại ti hình bộ Sơn Đông, có chung một thân phận là môn nhân vương học, học sinh của Từ Giai.

Bọn họ bị Trương Cư Chính bảo tới gặp ân sư, nói có nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm, nhưng hết sức quan trọng giao cho bọn họ.

Mặc dù Từ các lão còn chưa nói là nhiệm vụ gì, nhưng ba người đã có thể đoán ra, nhất định có liên quan tới đảo Nghiêm.

Nhưng bọn họ chẳng hề tỏ ra sợ hãi, bởi vì quan viên trẻ tuổi của Đại Minh còn chưa quên lời giáo huấn của thánh nhân, luôn mang trong mình nhiệt huyết sẵn sàng hiến dâng tất cả vì sự nghiệp chính nghĩa.

Chính lúc ba người kích động mặt đỏ bừng bừng, chuẩn bị tiếp nhận nhiệm vụ 'cực kỳ nguy hiểm, nhưng hết sức quan trọng ', thì Từ Giai nhận được tin tức Âu Dương Tất Tiến dâng sớ nghỉ hưu, sau đó là im lặng thời gian dài.

Làm tâm trạng ba người cứ lên lên xuống xuống không ngừng.

Sốt ruột chờ đợi cuối cùng gặp phải một câu như thế, hoàn toàn mất nhuệ khí, trái tím rên siết :

' Chơi người ta như thế sao?

' Từ Giai nhìn ra ba người bọn họ uất ức, cười ôn hòa:

- Không phải là không có nhiệm vụ giao cho các ngươi, mà là hiện giờ tình hình đã thay đổi, nhiệm vụ của các ngươi trì hoãn lại.

Trương Cư Chính muốn nói gì đó, nhưng bị ánh mắt nghiêm khắc của Từ Giai ngăn lại.

-o0o-

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-quan-cu-nhat-pham-di-dem-lam-cung-co-ngay-gap-ma-23669.html