Quan Cư Nhất Phẩm - Họa Bình - 3. - Quan Cư Nhất Phẩm

Quan Cư Nhất Phẩm

Tác giả : Chưa rõ
Chương 105 : Quan Cư Nhất Phẩm - Họa Bình - 3.

Thẩm Mặc bảo Họa Bình đừng khóc, trước tiên đem chuyện nói ra rõ ràng đã.

Họa Bình khóc như mưa bắt đầu kể.

Thì ra Họa Bình họ Lãnh, cả nhà từ thời cụ tổ đã làm công cho Ân gia, cha nàng cũng không ngoại lệ, mười mấy tuổi liền vào hiệu cầm đồ Nghĩ Hợp Nguyên của Ân gia làm học việc.

Hai mươi năm qua, cần cù chăm chỉ, chu đáo nghiêm túc, hiểu rõ đường ngang ngõ dọc trong nghề, còn luyện được đôi mắt lửa ngươi vàng, bất kể vàng bạc châu báu, tranh vẽ đồ cổ gì chỉ cần lướt qua trước mắt là biết ngay thật giả.

Địa vị tất nhiên cũng nước lên theo thuyền, năm năm trước liền trở thành chưởng quầy đại triêu phụng cửa hiệu lớn nhất của Ân gia trong Thiệu Hưng, còn là loại triêu phụng có địa vị cao nhất.

Nơi đó chỉ khi món đồ cổ đồ quý nào giá trị cao quá con số nhất định mới ra tay, không chỉ công việc nhẹ nhàng, thu nhập cũng rất cao, chỉ có điều thanh danh không tốt lắm.

Chẳng trách được, chỉ riêng vào cái thói xấu ra sức ép giá khách hàng, có triêu phụng nào thanh danh tốt cho được?

*** Triêu phụng là người quản sự của hiệu cầm đồ.

Nhưng sau khi Ân tiểu thư tiếp nhận gia nghiệp, nàng tập trung tất cả triêu phụng lại nói:

- Năm xưa tăng nhân của Nam Bắc triều mở cửa hiệu chính là vì cứu người trong lúc dầu sôi lửa bỏng.

Nhưng tới hiện giờ, thì lại thành muốn giàu có mở cửa hiệu, ăn thịt người không nhả xương.

Người ta mang đồ đi đặt, rõ ràng giá mười lạng bạc, cửa hiệu chỉ trả chín lạng, khi khách tới lúc chuộc đồ, rõ ràng không sai hẹn, thì ép người ta phải nộp lợi tức ba tháng, tổng cộng mười ba lượng, hám lợi bóc lột người ta! Giọng điệu của nàng không cao, nhưng uy nghĩ ẩn trong giọng nói, lại làm các triêu phụng cúi gục mặt xuống.

Con người vì nghèo khó thúc ép, hoặc là cần gấp tiền trung chuyển, tuy biết là lò lửa cũng chỉ đành xả thân nhảy vào, là chuyện bất đắc dĩ.

Song lại đem những lời nguyền rủa ác độc nhất đổ hết lê đầu cửa hiệu và triêu phụng, khiến cho cái nghành nghề này thanh danh tồi tề, thậm chí không phân cao thấp với thanh lâu đổ trưởng, xa thuyền nha hành.

Ân tiểu thư lại nói:

- Ân gia ta sản nghiệp nhiều, cầm đồ chỉ là một nghề trong đó, tuy thu lợi cực cao, nhưng lại làm hỏng thanh danh của nghề chính, thực sự là được không bằng mất, cho nên giờ ta có ý nhượng lại các cửa hiệu.

Đám triêu phụng sợ hãi, dựa vào bản lĩnh của bọn họ, kiếm một công việc khác không khó, khó là tìm đâu ra chủ rộng rãi khảng khái như Ân gia.

Liền ào ào khẩn cầu tiểu thư, nói bọn họ sẽ thay đổi.

Ân tiểu thư chỉ đợi lời này thôi, nếu không tốn nước bọt nhiều như thế làm gì?

Liền ước định với các triêu phụng, không cho phép hạ thấp giá vật phẩm thái quá.

Chỉ cần trả lại đúng kỳ hạn lợi tức chỉ có một phần mười, kỳ thực cửa hiệu vẫn lãi, nhưng không lãi lớn mà thôi.

Các triêu phụng có tiền lương cố định, không bị ảnh hưởng chút nào, tất nhiên không có ý kiến.

Thoạt nhịt tựa hồ chỉ chủ là kiếm ít hơn thôi.

Nhưng cách này vừa chấp hành, Nghĩa Hợp Nguyên lập tức thành chợ trước cửa, chen chúc xô đẩy nhau, khiến cho khách ở huyện ngoài cũng tới cầm đồ.

Lợi ít nhưng số lượng lại nhiều lên, lợi nhuận không ngờ hơn xa trước kia, khiến cho tiền lương của các triêu phụng cũng cao lên, phục tiểu thư sát đất.

Kỳ thực thu hoạch không chỉ như thế, thông qua miệng khách hàng truyền nhau, thanh danh Ân gia nhân nghĩa ngày càng vang vọng, cả sĩ nông công thương đều sẵn lòng làm ăn với họ, vì thế lợi nhuận tăng lên không thể đo lường được.

Chính lúc thuận lợi như thế thì cha Họa Bình ngã một cái không dậy nổi, trúng phải kế của người ta.

Đại khái là trước năm mới, có khách tới cửa hiệu, hết sức thần bí yêu cầu vào gian trong nói chuyện, triêu phụng biết đó là do có đồ quý muốn cầm, lại thấy người này trắng trẻo, ăn mạng sang trọng, liền theo lời dẫn vào gian trong.

Triêu phụng mặc dù có chuẩn bị tâm lý sẵn, nhưng vẫn bị đồ người kia lấy ra là sững sờ.

Đó là một một bức thư rất xưa, bên trên chỉ viết hai mươi tám chữ ngắn ngủn:

Hi chi đốn thủ.

Khoái tuyết thì tình, giai tưởng an thiện.

Vị quả vi kết.

Lực bất thứ.

Vương hi chi đốn thủ.

Sơn Âm Trương Hầu.

Hoàn thêm vào có con dấu của Vương Hữu Quân cũng đều đầy vết cổ xưa.

- Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp?

Triêu phụng thất thanh la lên, cảm giác như tim muốn vọt ra ngoài, đối với bản xưng là thiên hạ đệ nhị hành thư, mỗi một triêu phụng đều như sấm nổ bên tai, không biết xem qua bao nhiêu bản rồi.

*** Hành thư (một kiểu viết chữ Hán gần giống chữ Thảo) *** Thiên hạ đệ nhất hành thư là Lan Đình Tự, cũng của Vương Hi Chi.

Người kia cho triêu phụng xem một cái liền vội thu lại, hỏi:

- Thế nào, có thể trả bao nhiêu tiền.

Chữ của Vương Hi Chi có thể nói mỗi chữ đều là vàng, huống chi là Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp chỉ kém mỗi Lan Đình Tự.

Một chuyện lớn như thế triêu phụng đó làm sao dám quyết?

Vội vàng gọi đại triêu phụng ra, Lãnh chưởng quầy tới, nói rõ thân phận rồi bảo với người kia:

- Nếu đúng là bản gốc nguyên vẹn, ít nhất trên vạn lượng bạc.

Nhưng cụ thể bao nhiêu thì phải kiểm nghiệm trước mới nói.

Người kia mới không tình nguyện đưa Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp ra, dặn đi dặn lại ngàn vạn lần không thể làm hỏng! Lãnh chưởng quầy là cao thủ trong nghề rồi, liền tập trung tứ đại triêu phụng trong hiệu lại, đồng thời rửa tay thay y phục, kiểm nghiệm ngay tại chỗ.

Dùng đúng nửa canh giờ, đem niên đại chất giấy, độ đậm sắc mực, kết cấu của thư pháp, dấu ấn v.

Toàn bộ kiểm nghiệm qua, cuối cùng mọi người nhất trí kết luận, đúng là bản gốc của Vương Hi Chi! Đồng thời đưa ra giá, một vạn năm ngàn lượng bạc.

Người kia chê ít, hai bên cò kè mặc cả, cuối cùng xác định trên hai vạn.

Món làm ăn lớn như thế, tất nhiên phải xin chỉ thị của chủ nhân, vừa khéo ngày hôm đó tiểu thư rời tỉnh thành tuần thị, chỉ có mỗi Ân lão gia ở nhà.

Lão chủ nhân nghe nói có Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp thì lòng mừng hơn hở, lại thấy thư giám định do bốn vị đại triêu phụng liên danh ký tên, liền vỗ bàn quyết định, sai người lấy tiền đưa tới cho hiệu cầm đồ.

Hai bên hẹn nhau kỳ hạn ba tháng, thế là hoàn thành một cuộc mua bán lớn.

Mặc dù Lãnh chưởng quầy đã dặn dò cửa hiệu từ trên xuống dưới phải giữ kín miệng nhưng tin tức Khoái Tuyết Thì Tình Thiếp xuất hiện vẫn cứ lọt ra ngoài, liền có rất nhiều bằng hữu chí giao này, quan thân danh nhân này, tới Ân gia cầu khẩn, bất kể trả giá cao bao nhiêu cũng muốn một lần tận mắt thấy thiên hạ đệ nhị hành thư.

Ân lão gia bực mình, với ai từ chối được thì từ chối, còn ai không từ chối được thì chỉ đành dẫn tới kho bảo quản của cửa hiệu thưởng thức một phen, nhìn thấy dáng vẻ mê mẫn của những người kia, kỳ thực ông ta cũng rất khoái.

Nhưng hôm nay có một quý khách chỉ ra, đó nhất định là đồ giả.

Nếu người khác nói như thế, Ân lão gia sẽ cười khẩy một tiếng, nói:

Ghen tỵ! Thế nhưng người nói câu này là Từ Văn Thanh, thái sơn bắc đầu trong đạo thư họa.

Ân lão gia hỏi lý do, Từ Vị chỉ hỏi ông ta một cầu, liền phá tan chút ảo tưởng cuối cùng của ông ta.

- Nếu như ngài viết thư cho vị Trương Hầu kia, sẽ viết bốn chữ Sơn Âm Trương Hầu ở đâu?

Viết ở đâu?

Tất nhiên trên phong thư rồi, nó như địa chỉ người nhận, chẳng ai lại viết kiểu xưng hô như thế trên lá thư cả.

Chỉ có thứ bản chép mới đem cả bốn chữ đó viết trên cùng một tờ giấy.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-quan-cu-nhat-pham-hoa-binh-3-23210.html