Quan Cư Nhất Phẩm - Làm sao để trúng trạng nguyên? - Quan Cư Nhất Phẩm

Quan Cư Nhất Phẩm

Tác giả : Chưa rõ
Chương 341 : Quan Cư Nhất Phẩm - Làm sao để trúng trạng nguyên?

Bình luận tổ tiên ai đúng ai sai ư?

Còn muốn sống nữa không?

Không phải là nhầm đề thi chứ?

Nhìn thấy đề thi các khảo sinh chảy mồ hôi, đây đâu phải là thi, đây là đẩy bọn ta lên lò lửa thì có.

Thẩm Mặc nhìn thấy đề mục cũng hơi cau mày, nhưng y lại nghĩ tới một chuyện khác.

Hôm qua Trương Cư Chính nói cho y biết, tri phủ Thiệu Hưng Đường Thuận Chi dâng sớ, xin mở ba thị bạc ti ở Phúc Kiến, Chiết Giang, Quảng Đông, tức thì khơi lên một làn sóng lớn, trong triều các đại thân chia thành hai phái rõ ràng.

Một phe ủng họ học theo Thái tông mở biển trở lại, một phe khác kiên trì quy củ của Thái tổ không ra biển.

Thế là hai phái ngày ngày tranh luận, ngày ngày cãi vã, cãi từ triều đình cãi về nhà, cãi từ nội các cãi tới lục bộ.

Không ngờ rằng tranh cãi này lại trực tiếp biến thành đề tài khảo thí, làm các cống sinh phải phát biểu cái nhìn.

Kỳ thực không phải chỉ mình y, đại bộ phận các khảo sinh đều có tin tức nhạy bén , nhìn thấy đề thi trước là ‘sanh tài hữu đại đạo ’ đề thì hiện nay là ' có mở cấm biển hay không', ý tứ đằng sau đó không phải nói cũng biết .

Mọi người đều là đã thi cử mấy chục năm trời, muốn độc chiếm ngôi đầu khi thi điện, thì một sách lược phù hợp với thánh ý là vô cùng quan trọng.

Nếu như hoàng đế xem xong hài lòng, danh hiệu Trạng Nguyên có chín phần rơi vào tay rồi, cho nên 'suy đoán thượng ý' mặc dù là phi pháp, nhưng lại không thể thiếu.

Ví như Hoàng Do thời Nam Tống, chính vì suy đoán thánh ý, nắm chắc được Hiến Tông hoàng đế chí hướng cao vời muốn báo thù như bị thảm bại, tâm linh cần được an ủi cho nên lấy ' thiên hạ không có chuyện gì là khó thành, người cần phải có lòng kiên nhẫn' làm luận điểm, viết một bài nghị luận.

Tức thì khiến cho Hiếu Tông hoàng đế cảm động rơi lệ, vì người này lập luận chính xác chí hướng cao vời, đặc biệt là hai chữ 'kiên nhẫn' cực kỳ an ủi thánh tâm, lập tức mở phong ấn bài thi, mới biến là cử nhân Hoàng Do của Ngô huyện, lập tức điểm trúng làm Trạng Nguyên.

Kiếm được thành tích tốt nhờ cách của Hoàng Do đếm không kể siết; ví dụ như Luyện Tử Ninh năm Hồng Vũ thứ mười tám; La Luân năm Thánh Hóa thứ hai, Hồ Quảng năm Kiến Văn thứ hai, có thể thấy viết được bài văn đón đầu thượng ý mới là chính đạo.

Cho nên các khảo sinh không ai không ảo tưởng bắt chước Hoàng tiền bối, mò trúng tâm tư hoàng đế.

Nhưng Hoàng Do thường ngày quan tâm tới quốc gia đại sự, nên nắm rõ ràng tính cách cùng hoài bão của Hiếu Tông hoàng đế.

Còn những kẻ này ' một lòng đọc sách thánh hiền, hai tai không nghe chuyện ngoài ô cửa', chỉ e rằng tỉnh nào có giặc Oa, Yêm Đáp là Thát Đát hay là Ngõa Lạp cũng chẳng rõ, càng chẳng cần nhắc tới Gia Tĩnh đế được lịch sử gọi là vị hoàng đế thần bí nhất nữa.

May là có văn mẫu của Thẩm Hội Nguyên trong thi Hội, mọi người đều đã nghiền ngẫm kỹ, có ấn tượng sâu sắc việc cổ xúy mở thị bạc ti trong đó, cho nên có sao học vậy, khảng khái trình lên tiếng, ra sức nói ưu điểm của mở cấm biển, hại của cấm biển, hận không thể biến tất cả thành phố duyên hải của Đại Minh trở thành thị bạc ti .

~~~~~~~~ Nhưng suy nghĩ của Gia Tĩnh có phải là như thế không?

Thẩm Mặc không cho rằng như thế, trước khi vào trường thi, y đã nhắc nhở sáu vị lão huynh hội Quỳnh Lâm, ghi nhớ thất bại của Tằng Tiến.

Kỳ thực không phải chỉ đi thi, mà trong thời gian qua các vị lão huynh được Thẩm Mặc nhiều lần nhắc nhở, đem nhận thức hoàng đế làm tài liệu giáo dục phản diện, đại khái là như sau:

Tằng Tiển khi xưa làm binh bộ thượng thư tổng đốc tam biên, chức cao quyền trọng so đương kim thái úy Dương Bác còn hơn một bậc.

Trong quá trình nhiều năm kháng cự Mông Cổ ở phía bắc phát hiện ra, người Mông Cổ sở dĩ muốn cướp là cướp muốn phá là phá, căn nguyên nằm ở triều đình mất đi Hà Sáo khu vực hòa hõa chiến lược.

Tằng bộ đường tràn ngập một lòng báo quốc, trong lúc kích động viết một hạch văn 'đây là sách lược làm một lần xã tắc mãi mãi vững bền' , thề khôi phục Hà Sáo.

Phải nói rằng đó là một sách lược muôn đời, hơn nữa hoàn toàn có tính khả thi, không phải là lý luận xuông.

Nếu như triều đình phê chuẩn, Tằng Tiến có uy vọng cực cao ở tam biên có hi vọng đạt được mục tiêu trên.

Nhưng tiếp theo như thế nào?

Mới ban đầu Gia Tĩnh cũng cực kỳ kích động, tức thì tỏ thái độ đồng ý, còn kích động tới mức không tu luyện được, chủ động triệu tập nội các thương lượng, cứ như ngay ngày mai chúng ta sẽ đi trừ Yêm Đáp, đoạt lại Hà Sáo vậy.

Thế nhưng kết quả cuối cùng là Tằng Tiến chặt đầu, thê tử đi đầy hai nghìn dặm; thủ phụ Hạ Ngôn cực lực ủng hộ ông ta càng thảm hơn, chặt đầu ở chợ, thê tử đi đầy Quảng Tây, con cháu tước chức vụ thành thường dân.

Một chuyện mà nhân vật số một số hai của Đại Minh đều ủng hộ lại có kết quả như thế, nguyên nhân nằm ở đâu?

Kỳ thực vẫn là ở trên người hoàng đễ Gia Tĩnh

- Không phải vị hoàng đế nào cũng muốn gây dựng sự nghiệp, mở rộng biên cương.

Ít nhất với Gia Tĩnh đễ, chuyên tâm tu luyện huyền công mà nói thì đó là chuyện quá xa xôi, cứ bình bình lặng lặng mới là thực .

Cho nên sau khi xúc động .

Phải nói chính xác là kích động, Gia Tĩnh đế bắt đầu suy tính, thu phục Hà Sáo tất nhiên là có lợi cho con cháu, nhưng không thuận lợi thì sao?

Lấy ai đi thu dọn đống hỗn loạn đó?

Hơn nữa cho dù có thu lợi, quốc gia cũng phải tiến hành động viên chiến tranh, trưng thu lương thực, điều binh khiển tướng, bày mưu tính kế, không mệt chết thì cũng phiền chết.

Cho nên ông ta tự nuốt lời, hạ chiếu viết :

' kim trục sáo tặc, sư quả hữu danh hồ hữu dư, thành công khả tất hồ?

Nhất tiển hà túc ngôn, như sanh dân đồ độc hồ?

' Ý tứ của nó là , khôi phục Hà Sáo là không sai, nhưng còn nhiều vấn đề chưa giải quyết, ví như thiếu một danh nghĩa hợp lý, lương thảo binh sĩ không đầy đủ, chỉ bằng một lời của Tằng Tiến, lỡ chẳng may thua trận, người dân gặp tai ương.

Đương nhiên tất cả chỉ là cái cớ, ý tứ che giấu đằng sau đó là :

Đừng mang phiền toán tới cho ta.

Có câu 'giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời', nhất là với Gia Tĩnh đễ bẩm sinh cố chấp, lại bốn năm chục tuổi đầu rồi, không thể thay đổi tính cách chỉ trong một đêm, thành minh chủ chăm lo việc nước, trùng hưng Đại Minh được.

Hiện giờ tiếng tranh luận lớn như thế, hơn nữa tình huống thực tế là một khi mở cấm biển, không một ai có thể lường trước được tác động của nó với duyên hải đông nam, thậm chí là cả Đại Minh.

Thẩm Mặc dám đánh cược, sau ba phần nhiệt huyết bốc lên, hiện giờ Gia Tĩnh đã bắt đầu đau đầu rồi.

Cho nên đề mục này sở dĩ Gia Tĩnh lấy hai vị tổ tiên ra, không phải là thực lòng muốn người ta phân cao thấp, mà vừa đúng thể hiện mâu thuẫn trong lòng ông ta.

Kỳ thực là Gia Tĩnh căn bản không muốn thay đổi điều gì, chẳng qua là nghèo quá rồi muốn kiếm chút tiền mà tiêu thôi, hiện giờ gây nên tranh luận lớn như thế, chắc chắn không phải là ý muốn của hoàng đế, nếu như việc còn tiếp tục phát triển, e rằng lại thành 'Tằng Tiến phục Sáo' thứ hai mà thôi.

Nghĩ thông điều này, Thẩm Mặc mồ hôi đẫm lưng, đột nhiên phát hiện ra hoàn cảnh của mình cực kỳ khó xử, nếu như khua chiêng gióng trống ủng hộ mở cấm biển, làm không khéo đi vào vết xe đổ của Tằng Tiến.

Nếu quay đầu phản đối mở cấm biển, làm trái với lương tâm mình chỉ là thứ yếu, quan trọng hơn để lại ấn tượng ' sáng Tần chiều Sở, vô nguyên tắc', từ đó bị sĩ lâm xem thường, cả đời ngồi uống trà.

Đây đúng là tiến cũng khó mà lui cũng khó, Thẩm Mặc đúng là lo tới bạc tóc, hận không thể nộp giấy trắng, cùng lắm là ba năm sau thi lại.

Trong lùng rối rắm vô cùng đó, bất tri bất giác một canh giờ đã trôi qua, các quan giám khảo ngồi lâu không nhúc nhích đều cảm thấy mỏi lưng, bắt đầu đứng dậy hoạt động chân tay, thuận tiện xem qua bài thi của khảo sinh.

Đối với các đại lão như Trương Trì và Lý Mặc mà nói, phía dưới không thiếu đồ tử đồ tôn, chính khéo nhân cơ hội này chiếu cố cho bọn họ, để gây ấn tượng trong lòng bệ hạ.

Thi điện vốn thoải mái, đây gần như thành một loại tập tục rồi.

Triệu Trinh Cát cũng đi xung quanh, nhưng mục đích của ông ta không phải là để lợi dụng làm việc tư như hai đại lão kia, ông ta muốn ghi nhớ kỹ bài thi của kẻ nào đó, để đánh trượt nó.

Ví dụ như Thẩm Mặc, còn cả tên đồng lõa Từ Vị.

Ông ta nói với bản thân, đó không phải là ân oán cá nhân, mà trừ gian vì nước.

Trên triều đường sao có thể có chỗ cho hạng tiểu nhân nối giáo cho giặc như thế.

Kỳ thực ông ta sớm đã nhìn thấy cả hai người rồi, nhưng không thể làm quá rõ ràng, nên mới vờ vịt đi một vòng mới tới sau lưng Từ Vị, làm ra vẻ vô tình cầm bài thi lên xem, bất giác liên tục hít hơi lạnh vào lòng, đúng là văn hay! So với hai vị Vương Đường còn hơn một bậc, e rằng cả Đại Minh chỉ có Giải Tấn, Dương Thận có thể sánh ngang.

'Một đại tài tử thế này, nếu ta để đỗ thấp, thì khảo quan ta đây nhất định bị người đời và sử sách nhạo báng.

' Triệu lão phu tử cảm thán, đặt bài đó xuống, trong tiềm thức ông ta nghĩ tới thanh danh bản thân trước tiên, còn trừ gian vì nước thì lúc này tuyệt đối không có trong đầu, đó là tâm lý đại diện cho hạng tự cho mình là Thanh Lưu như ông ta, bản chất cái gọi là vì nước chẳng qua hợp lý hóa việc mưu lợi bản thân, để tự làm cao bản thân mà thôi, ngụy quân tử nhưng luôn cho rằng mình là chân quân tử.

Triệu Trinh Cát ấm ức đi tới sau lưng Thẩm Mặc, vừa nhìn một cái liền mừng rơn, vì quá nửa giờ thi đã qua, trên bài thi vẫn không có một chữ nào, trống trơn.

' Ha ha ha, xem ra văn chương của kẻ này trước kia có kẻ làm thay, hiện giờ lên thi Điện , hai năm rõ mười nên bị lộ tẩy rồi.

' Thật sảng khoái! Triệu lão phu tử muốn ngửa mặt lên trời cười to ba tiếng, để phát tiết khoái trá trong lòng.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-quan-cu-nhat-pham-lam-sao-de-trung-trang-nguyen-23445.html