Quan Cư Nhất Phẩm - Phù kê - Quan Cư Nhất Phẩm

Quan Cư Nhất Phẩm

Tác giả : Chưa rõ
Chương 546 : Quan Cư Nhất Phẩm - Phù kê

Nghiêm Thế Phiên vừa hồi phủ liền bị Nghiêm Niên gọi vào thư phòng của Nghiêm Tung.

Nghiêm Tung bảo hắn nhìn mớ tấu chương.

Hắn chỉ nhìn lướt qua rồi không nhịn được nói:

- Con biết cả rồi.

- Nói như vậy, đều là sự thật?

Kỳ thật trong lòng Nghiêm Tung hiểu rõ, chỉ có bằng chứng như núi thì hoàng đế mới có thể tức giận đến vậy, chỉ là chưa nghe câu trả lời khẳng định của con trai mình, trong lòng luôn còn vài phần hi vọng.

- Phải thì sao?

Nghiêm Thế Phiên vẫn thờ ơ như không:

- Bao nhiêu năm cũng như vậy, không phải cũng như lần này thôi sao?

- Ngươi vô liêm sỉ! Nghiêm Tung cả giận:

- Đây là tiền cứu mệnh của triều đình mà ngươi cũng dám tham?

- Cha, đây không phải là vấn đề có dám hay không, mà là phải được như vậy.

Nghiêm Thế Phiên không dằn nổi nói:

- Cha vẫn quan cư thanh quý, không biết kẻ phía dưới tham bao nhiêu, đen tối thế nào! Tỷ như nói lần này phát xuống Liêu Đông 100 vạn lượng bạc chẩn tai, cho dù chúng ta không tham, có thể Hộ bộ sẽ giữ lại một chút, từ Sơn Đông vận đến Liêu Đông sẽ 'trôi đi' một chút, khi đến tỉnh, đến phủ, đến huyện cũng sẽ bị lột từng tầng da một, cuối cùng có thể đến tay dân chúng 10 vạn lượng đã là tốt lắm rồi.

Cùng với như vậy, còn không bằng công khai yết giá mọi người cùng nhau chia, cũng nhà nước giữ lại một chút cho nước nhà.

Nghe hắn còn nói hùng hồn đầy lý lẽ.

Nghiêm Tung tức giận đến run cả râu mép, chỉ tay vào hắn nói:

- Ngươi thực sự là to gan lớn mật, đây là tiền trong khố của hoàng thượng, không phải là quốc khố Hộ bộ!

- Còn không phải là tiền túi trái đi vào tiền túi phải, không phải đều như nhau sao?

Nghiêm Thế Phiên xem thường nói:

- Không tin cha ngẫm lại xem, thuế muối của Lưỡng Hoài Lưỡng Chiết đều thuộc quốc khố.

Lợi nhất thiên hạ không ngoài muối sắt, hàng năm nơi này có thể thu lợi mấy nghìn vạn lượng, nhưng một năm mới nộp lên trên 12 vạn lượng thuế muối, sao hoàng thượng không sốt ruột với bọn Tây kia đi?

Đây mới là điểm mấu chốt của vấn đề, Nghiêm đảng mặc dù quyền khuynh thiên hạ, nhưng ăn không được lợi muối của Lưỡng Hoài Lưỡng Chiết, bởi vì Tấn Thương mạnh nhất thiên hạ đã bồi dưỡng thành lập tập đoàn quan liêu Sơn Tây cường đại, đám người này bất hiển sơn bất lộ thủy, nhưng ở trong triều rắc rối phức tạp, có quân đồng minh cường đại, làm cho Nghiêm đảng mỗi lần thử đụng vào đều trở về tay không, cuối cùng đành phải bỏ qua.

Nghiêm Thế Phiên rất rõ ràng bí quyết sở tại của những người này, đơn giản chính là 'có tiền có thể sai quỷ đẩy cối xay', bọn họ dựa vào tài lực hùng hậu, giúp đỡ sĩ tử bần hàn các nơi.

Không chỉ là Sơn Tây và Lưỡng Hoài, thậm chí những nơi như Sơn Đông Chiết Giang, Tứ Xuyên Hồ Quảng đều có thể nhìn thấy trường học miễn phí mà Tấn Thương dựng lên, cũng ở các nơi tích cực tu sửa cầu đường, cứu tế nạn dân, làm cho người đọc sách rộng khắp có thiện cảm với họ, ai muốn động vào họ tự nhiên sẽ khiến dư tình cường liệt bắn ngược lại.

Phía sau ánh dương quang luôn luôn có chỗ u tối, huống chi là thương nhân chỉ mong kiếm lợi.

Vừa tích cực làm việc thiện, đồng thời tập đoàn Tấn Thương còn bỏ vốn lớn hơn nữa, hối lộ rất nhiều quan viên triều đình, nhất là số quan viên trung hạ tầng không khiến người chú ý.

Điều này càng có thể thể hiện ánh mắt thương nhân của họ.

Chỉ cần qua tám mười năm, số tiểu quan này sẽ thăng lên các chức vị quan trọng của triều đình, nắm trong tay nhược điểm nhận hối lộ của họ, cũng không sợ họ sẽ trở mặt.

Dựa vào tiến hành đồng bộ hai việc này, tập đoàn Tấn Thương rốt cuộc xác lập địa vị vững như bàn thạch, không quản trong triều gió táp mưa sa thế nào, đều không ảnh hưởng đến cửa tiệm trăm năm của họ.

Nghiêm Thế Phiên mặc dù cuồng vọng tự đại, không coi ai ra gì, trong lòng đã có nỗi sợ hãi lái đuổi không được.

Đó chính là một khi cha mình có việc bất trắc, nửa đời sau của hắn biết làm thế nào?

Vắt óc suy nghĩ, hắn quyết định noi theo Tấn Thương, lũng đoạn ngoại thương Đại Minh, thành lập đế quốc ngân nguyên của mình, như vậy bất luận tương lai không còn cầm quyền tại triều, cũng không thể lay động được địa vị của hắn.

Cho nên muốn hắn thừa nhận sai lầm, nhượng lại Tô Châu, đó là việc tuyệt đối không thể.

Huống chi, hoàng đế không phải đã thỏa hiệp rồi sao?

Hắn tin tưởng chỉ cần qua vài ngày tiến cung, mềm giọng thỉnh cầu mấy câu, nhìn vào phần tình cảm ngày xưa, Gia Tĩnh sẽ không làm khó mình.

~~ Hắn vốn dự định đợi mưa tạnh sẽ tiến cung gặp hoàng đế, ai ngờ mưa dầm kéo dài mãi không ngừng.

Nghiêm Tung rốt cuộc nhịn không được, bị thúc giục mãi, rốt cuộc hai phụ tử đội mưa ngồi kiệu đi về hướng Tây Uyển.

Nghiêm gia gần như ở ngay sát vách Tây Uyển, kiệu mới vừa khiêng lên thì đã hạ xuống rồi.

Thủ vệ cửa cung vừa thấy là kiệu của Nghiêm các lão thì lập tức thông tri cho thái giám trong trị phòng, bọn thái giám thầm kêu không may, vội vàng khiêng kiệu hai người khiêng của Nghiêm các lão đến Tây Uyển môn tiếp giá.

Hoàng cung là nhà hoàng đế, đại thần ở bên trong phải khiêm tốn giữ quy củ, thường đều là đi bằng hai cái đùi, nhưng đối với một số đại thần già cả thì hoàng cung to lớn tựa như một cơn ác mộng, có lẽ còn chưa gặp được hoàng đế thì đã mệt chết ở đâu rồi.

Cho nên hoàng đế sẽ đặc chỉ ban ân cho một số đại thần có thể sử dụng phương tiện giao thông.

Đương nhiên ban cho cũng là phân đẳng cấp, lúc đầu cấp chính là 'cưỡi ngựa Tử Cấm thành', thường thì các thần và lục bộ Cửu khanh chỉ cần qua năm mươi thì sẽ nhận được ban thưởng này.

Sau đó là 'Tử Cấm thành ngồi yêu dư* hai người khiêng'.

Yêu dư ở đây chẳng qua chỉ là một cái ghế đặc chế, chỗ tựa lưng và hai bên dùng ván gỗ để kê, phía trước để trống giúp người ngồi thoải mái hơn, trời mưa hay tuyết rơi còn cho phép lắp thêm một tấm che ở phía trên, phía trước thêm tấm mành che, hai cây tre xuyên qua cái ghế do hai người lấy tay khiêng đi.

Mặc dù rất khó coi, nhưng từ cưỡi ngựa đến ngồi kiệu không thể nghi ngờ là một sự nhảy vọt, thường chỉ có thân vương và đại thần già cả mới có thể nhận được ưu đãi này.

*Yêu dư:

kiệu dùng tay khiêng, cao tới eo.

Nhưng mà đãi ngộ của Nghiêm Tung còn cao hơn.

Tháng giêng Gia Tĩnh năm thứ 38, vào ngày sinh 80 của lão, hoàng đế hạ thánh chỉ:

'Các lão tuổi cao phụ tá trẫm, càng tận trung cẩn, tấm lòng son trời cao còn soi tỏ, đặc biệt ban thưởng ngồi kiệu ra vào Tây Uyển!' Cái gọi là kiệu, kỳ thật chính là sửa lấy tay khiêng thành dùng vai khiêng, căn bản không có khác nhau, chỉ là ngồi càng cao hơn một chút mà thôi.

Nhưng chỉ tăng chút độ cao này đã có thể vượt trội rồi, bởi vì ngay cả thân vương như Dụ Vương Cảnh Vương cũng chỉ có thể ngồi yêu dư, so với Nghiêm các lão thấp hơn một cái đầu.

Phần tôn vinh này có thể nói là chưa từng có ở trong cung đế vương.

Mười mấy năm qua Nghiêm Tung vẫn hưởng đãi ngộ này.

Có thái giám vén lên mành che, cung kính nói:

- Mời các lão ngồi.

Nghiêm Tung gật đầu, liền run rẩy ngồi xuống.

Nghiêm Thế Phiên thì không có tư cách ngồi kiệu, thái giám liền cầm một cây dù lấy lòng che cho hắn.

Hai phụ tử cứ như vậy một trước một sau đội mưa đi vào Tây Uyển.

Mưa càng rơi càng lớn, còn có gió nổi lên.

Cơn gió cũng kỳ lạ, xoáy tròn thổi đi mành che kiệu.

Chòm râu hoa râm của Nghiêm Tung bị thổi bay tán loạn, mãng bào cũng bị mưa hất vào, nhưng lão không lưu ý đến những việc này chút nào, còn đang nhíu mày suy tư.

Từ Gia Tĩnh năm 20 nhập chức nội các, con đường này lão không biết đã đi mấy nghìn lần, thời gian ở cạnh hoàng đế còn nhiều hơn ở chung với người nhà mình.

Bảy năm như một ngày một đêm tận tâm tận lực hầu hạ, lão tin tưởng mình không có công lao cũng có khổ lao, không có khổ lao cũng có tân lao, lão tin tưởng hoàng đế sẽ cho mình chút mặt mũi ấy, giúp cho con trai mình có thể qua một cửa này.

'Nhưng vì sao trong lòng ta không kiên định thế này?

' Nghiêm Tung nhìn tấm mành che bị thổi bay, lão không khỏi thầm nghĩ:

'Đây không phải là điềm báo tốt, chẳng lẽ ám chỉ, hoàng đế sẽ không che mưa cản gió cho ta nữa?

' Nghĩ như thế, trong lòng lão càng lo sợ không yên, nhưng đã vào cung yết kiến, sao lại dám tùy ý trở về phủ?

Chỉ có thể kiên trì tiếp tục đi tiếp.

'Chỉ mong là ta nghĩ ngợi lung tung.

' Nghiêm các lão ngẩng đầu nhìn sương mù đầy trời, lòng tự nhủ.

Nhưng sau một khắc, Nghiêm Tung nhìn không thấy bầu trời nữa, lão nghiêng đầu nhìn thấy thì ra là Nghiêm Thế Phiên đang cầm dù che mưa cho mình.

Nghiêm Tung thở dài, đưa ánh mắt nhìn về phương xa, trong mưa bụi Ngọc Hi cung như ẩn như hiện, không biết hai cha con mình sẽ gặp số phận thế nào.

Một đường miên man suy nghĩ, bất tri bất giác đã đến trước Ngọc Hi cung.

Trần Hồng ra nghênh tiếp, nhỏ giọng nói:

- Các lão tiểu các lão sao trên người ướt hết thế này.

Nghiêm Thế Phiên đỡ phụ thân đi xuống kiệu, nhỏ giọng mắng:

- Tại thời tiết quỷ này!

- Nhanh vào sưởi ấm đi.

Trần Hồng khẽ nói:

- Bệ hạ còn đang bận, các lão tiểu các lão đợi ở nhĩ phòng một lát đi.

- Đa tạ trần công công.

Nghiêm Tung khẽ gật đầu:

- Hiện tại không phải là lúc bệ hạ tụng niệm à?

- A, trong lòng bệ hạ có chút buồn phiền.

Trần Hồng nhỏ giọng nói:

- Đang hỏi thần linh.

Rồi dùng kẹp bỏ thêm mấy cục than vào chậu than, lại sai người bưng tới hai chén canh gừng đường đỏ cho Nghiêm thị phụ tử để cho bọn họ uống khi còn nóng.

Nghiêm Tung lại nói cảm tạ.

Trần Hồng khom người lui ra.

Ngay thời khắc bấp bênh này, hắn có thể trốn xa một chút thì nên trốn xa một chút.

Bưng bát canh gừng, Nghiêm Tung một bên từ từ uống, một bên đưa ánh mắt hướng về viện tử, quét qua mỗi một viên ngói quen thuộc, cuối cùng rơi vào cây hòe cổ chính giữa Ngọc Hi cung, cây đó có người nói đã có hơn 1000 năm lịch sử.

Vì phòng bị thích khách, trong cung trồng rất ít cây, những cây vừa cao vừa to như 'công khanh sĩ đại phu' thì càng hiếm.

Nó yên lặng đứng ở đó, im ắng nhắn nhủ sự cao quý và uy nghiêm của mình, lại như một vệ sĩ trung thành, hoặc là người hầu trung tâm, mỗi ngày mỗi đêm thủ hộ bên ngoài Ngọc Hi cung, rất được Gia Tĩnh hoàng đế yêu thích.

Hơn nữa Gia Tĩnh hoàng đế lại rất thích gắn liền cây hòe cổ này với Nghiêm Tung, thường hay nói đùa:

'Hai các ngươi thật giống nhau, đều già, đều trung thành tận tâm!' Thậm chí khi hứng lên còn hừa hẹn với lão:

'Chỉ cần cây hòe cổ này không chết, Nghiêm gia ngươi sẽ vĩnh viễn thịnh vượng.

' Cho nên Nghiêm Tung rất lưu ý cái cây này, mỗi lần tới đều tỉ mỉ ngắm nó hồi lâu, mỗi lần thấy nó dù trải qua trăm nghìn năm tháng thương tang, nhưng vẫn lá xanh cành rậm đầy sức sống, trong lòng lão vô cùng thỏa mãn, giống như nó chính là sự tượng trưng cho mình.

Nhưng lúc này nhìn nó, lá xanh um đã bị bị gió thu thổi rụng lả tả, mấy nhánh cây to lộ vẻ sù sì khó coi, nhìn qua không khác gì một cây héo rũ.

'Ài.

' Nghiêm các lão xúc cảnh sinh tình, cảm giác thê lương càng tăng lên, lão không tự chủ được vuốt ve chòm râu trắng ngần của mình, cười khổ một tiếng, thầm nghĩ:

'Cũng không biết sang năm còn nảy mầm mới được không.

'

- Hôm nay cha sao vậy?

thấy thở dài hoài thôi.

- Nghiêm Thế Phiên rốt cuộc nhịn không được nhỏ giọng hỏi.

'Ài.

' Nghiêm Tung lại khẽ than một tiếng, khẽ giọng:

- Cha có dự cảm không tốt, hình như lần này, hai cha con chúng ta sẽ không dễ quá quan.

Nghiêm Thế Phiên không tin, lắc đầu:

- Không có đâu?

vài chục năm rồi, bao nhiêu thời khắc nguy nan, phụ tử chúng ta không phải đều vượt qua được sao?

Nghiêm Tung nhìn con trai, lắc đầu nói:

- Xưa khác, nay khác rồi.

Thoáng dừng lại, như thể lẩm bẩm:

- Nào có cây già không khô, nào có vua không quên?

- Làm gì nghiêm trọng vậy?

Nghiêm Thế Phiên ừng ực một hơi uống cạn canh gừng, lau miệng rồi nói:

- Con thấy thái độ của hoàng thượng vẫn là che chở chúng ta, có thể thấy được sự tình cũng không xấu như tưởng tượng, có phải cha đã suy nghĩ nhiều rồi không?

- Có lẽ là ta suy nghĩ nhiều.

Nghiêm Tung đặt canh gừng xuống, thở dài một tiếng xa thẳm:

- Ài, mặc cho số phận đi.

~~ Bên trong Ngọc Hi cung, Gia Tĩnh hoàng đế đầu đội Hương diệp quan, mặc Bát quái bào, đang vẻ mặt nghiêm nghị nhìn Lam thần tiên trên đài, lúc nãy hắn đã giao câu hỏi ho Lam Đạo Hành, cũng đã đốt lên cho Tử Cô thần, hiện tại đang chờ thần tiên lấy về.

Chỉ thấy Lam Đạo Hành đi chân trần, xỏa tóc, như động kinh trên kê đài múa may như thần quỷ.

Tay phải trong ống tay áo thì lại thuần thục mở ra phong thư đã đánh tráo, nương theo động tác khoa trương liếc thấy câu hỏi của Gia Tĩnh

- 'Đệ tử chân thành kính trời, hơn mười năm như một ngày, không dám có chậm trễ, vì sao trời không chịu ban cho cho đệ tử giang sơn mưa thuận gió hoà, ban cho đệ tử thần dân an bình?

' đại ý của hoàng đế chính là ta thờ phụng trời xanh như thành kính một thiên tử, vì sao ông trời không ban cho ta cuộc sống ngày lành tháng tốt chứ?

Lam Đạo Hành suy nghĩ, thì ra là đang phát tiết nỗi buồn khổ trong lòng à, trong lòng không khỏi lộp bộp.

Hắn biết cơ hội mà mình chờ đợi đã đến rồi.

Vừa nghĩ vậy, người hắn liền run kinh khủng hơn, cũng may bản sự chính là đang khoa tay múa chân lung tung nên cũng không sợ lộ tẩy.

Nhưng trong mắt Gia Tĩnh thì hôm nay thời gian Lam thần tiên câu thông dài hơn bình thường, hoàng đế còn tự mình giải thích hộ hắn:

'Xem ra vấn đề này thần tiên cũng không dễ trả lời.

' Lam Đạo Hành suy nghĩ rất lâu, rốt cuộc có được chủ ý, trong lòng thầm cắn răng nghĩ:

'Cm cứ liều như vậy đi!' rồi đột nhiên thi pháp phù kê! Gia Tĩnh thấy kê bút rốt cuộc rung lên tại sa bàn, hắn liền mở to hai mắt nhìn, thở mạnh cũng không dám, nhìn chằm chằm vào chữ viết hiện ra, trong lòng lẩm nhẩm theo từng chữ một:

'Hiền.

bất.

năng.

tận.

dụng.

bất.

tiếu.

bất.

thối.

nhĩ.

' Đợi kê bút dừng lại, 10 chữ to liền thình lình hiện ra trước mắt:

'Hiền bất năng tận dụng, bất tiếu bất thối nhĩ!' khi phiên dịch ra thì chính là nói, ngươi trị quốc không dùng nổi hiền nhân, còn không đuổi đi kẻ xấu, cho nên quốc gia mới bị báo ứng này.

Gia Tĩnh xem xong thì trầm mặc một lúc, lại viết xuống một câu hỏi:

'Kẻ xấu xa nào đã gây trở ngại cho giang sơn Đại Minh ta?

' Sau khi Lam Đạo Hành nhận được liền thay thần tiên hồi đáp:

'Có một người to mọng, mù một mắt, què một chân, hôm nay sắp cầu kiến bệ hạ, người này mặc dù giỏi giang có tài, nhưng hàm hếch, có tướng khắc quân.

Dùng người này, sợ rằng bất lợi với hoàng vận.

' Văn võ cả triều tướng mạo thiên hình vạn trạng, nhưng độc nhãn què chân mập mạp chỉ có một, đó chính là Nghiêm Thế Phiên con trai của Nghiêm các lão, đối với điểm này tự nhiên trong lòng Gia Tĩnh Đế biết rõ ràng.

Mặc dù hắn mê tín tới cực điểm, cũng không phải là đầu đất không có ý nghĩ, hắn lập tức hỏi ngược lại:

'Nếu kẻ xấu này khắc thiên tử, sao thượng đế không giết chết nó?

' người này đáng giận đến vậy, sao ông trời không giáng lôi đánh cho nó chết?

Phản ứng của Lam Đạo Hành cũng rất nhanh, viết ra mấy câu 'thần thoại' trên sa bàn:

'thượng đế cức chi, tắc ích dụng chi giả cữu, cố phất cức dã, nhi dĩ chúc nhữ.

' nếu như để ta xuất thủ, đó chính là sai lầm của ngươi, cho nên ta mới để cơ hội lại cho ngươi.

~~ Xem quẻ xong, tâm tình của Gia Tĩnh lại càng buồn bực hơn, hắn trở lại Tinh xá ngồi, niệm mấy lần [Thanh tâm quyết] nhưng vẫn bực bội không yên, hắn đành phải đứng dậy đi tới đi lui, còn sai người mở cửa sổ mà mùa hè cũng không nỡ mở.

Lý Phương thấy tâm tình vua không tốt thì nào dám chậm trễ, vội vàng bảo đám tiểu thái giám mở ra cửa điện.

Cửa vừa mở ra thì gió chợt thổi lớn, mang theo tiếng rít ùa vào điện, đập vào cửa sổ vang lên lách cách, màn che trong điện cũng bay tứ tán, một cái ghế bị thổi ngã, bình sứ cũng bị đổ vỡ tan tành trên mặt đất.

Lý Phương thấy màn che thi thoảng cũng quét tới người hoàng đế, hắn cũng chả để ý đến chỉ huy, vội vàng chạy tới túm lấy nó trong tay.

Nhìn màn che phần phật tung bay khắp gian phòng, hắn vội vàng nói:

- Đóng, đóng hết cửa điện lại.

Bọn thái giám hứng gió, hớt hải chạy ra ngoài cố gắng đóng cửa điện lại.

- Đừng đóng.

Gia Tĩnh lại thản nhiên nói:

- Cứ mở thế đi, để cho trẫm được mát.

Lý Phương đành phải hạ lệnh:

- Giữ chặt cửa và cửa sổ được rồi, đừng để phát ra động tĩnh, thêm vài người nữa qua bó chặt lại màn che nhanh! Gia Tĩnh mắt lạnh nhìn các cung nhân bận rộn trong đại điện, đột nhiên hỏi:

- Ngày hôm nay có ai cầu kiến không?

Lý Phương vẫn ở bên trong cùng hoàng đế nên không biết tình huống bên ngoài, nghe vậy vội nói:

- Đi ra ngoài hỏi xem hôm nay có ai cầu kiến không?

Một tiểu thái giám vội vàng hứng gió chạy ra ngoài, nhưng va phải Trần Hồng tại cửa.

- Ai u, nhẹ chút.

Trần Hồng tính tình không tốt, cực kỳ nghiêm khắc đối với phía dưới, nhưng giờ không phải là lúc phát tác, hắn cũng chỉ quát một câu, rồi thi lễ với hoàng đế ở bên trong:

- Chủ tử, phụ tử Nghiêm các lão cầu kiến.

Gia Tĩnh và Lý Phương nghe vậy thì đồng thời thầm than một tiếng:

'phù kê nãy chuẩn thật'! -o0o-

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-quan-cu-nhat-pham-phu-ke-23649.html