Quan Cư Nhất Phẩm - Sóng gió ngày trở về (4) - Quan Cư Nhất Phẩm

Quan Cư Nhất Phẩm

Tác giả : Chưa rõ
Chương 751 : Quan Cư Nhất Phẩm - Sóng gió ngày trở về (4)

Gia Tĩnh đế biết ông ta xưa nay không chịu nổi điều chướng tai gai mắt, thừa cơ chửi đám ăn hại kia, chứ không mang mục đích chính trị gì.

Cho nên không làm khó xương sống của Dụ Vương này, vì thế thở dài:

- Ái khanh đừng quá phấn nộ, trị gia khó, trị quốc càng khó, Từ các lão cũng khó, đừng trách ông ta nữa.

Cao Củng nghe thế biết hoàng đế không thiếu Từ Giai được, nghiêm mặt nói:

- Thần không phải giận cái gì, mà vì bọn họ che giấu thánh thượng, coi người là hoàng đế hồ đồ.

- Hả?

Nói tường tận nghe coi.

- Thần nghe nói hôm trước Từ các lão bẩm báo với bệ hạ, nói Thát Lỗ đã bị Lưu Đào truy sát khỏi biên cảnh, phải chăng có chuyện này?

Cao Củng hỏi.

Gia Tĩnh gật đầu:

- Đúng là thủ phụ nói thế.

- Thần lại nghe hiện giờ Thát Lỗ ở Bình Cốc?

Đám Lưu Đào lại từ Kế Trấn chạy tới Thông Châu.

Tựa hồ là tiễn chân chứ đâu phải là truy sát.

Gia Tĩnh đế nghe thế mặt biến đổi liên tục, choàng tỉnh:

- Đúng thế, Lưu Đào lại dám nói là truy sát, định lừa ai đây?

Cao Củng sục sôi căm phẫn nói:

- Hoàng thượng minh xét, nay ngoại binh bốn phương tụ hợp, cấm quân xuất kích, dấy đại binh như thế mà lại như trò chơi đáng cười, còn đâu thiên uy Hoa Hạ?

Gia Tĩnh đế bị Cao Củng khơi lên lửa giận, hừ một tiếng:

- Thể diện của trẫm bị bọn chúng làm mất sạch rồi.

Cao Củng đạt được mục đích liền thôi, thật ra ông ta cũng không muốn đâm lén sau lưng, nhưng không thể nhẫn nhịn được.

Vốn khi Nghiêm đảng loạn triều chính đã bị trừ, ông ta hi vọng Từ Giai thay quyền có thể dẹp tà dương chính, mang lại hi vọng chấn hưng Đại Minh.

Nhưng Từ Giai làm ông ta quá thất vọng, khi Nghiêm Tung còn thì ông ta cung kính có thể xem như nhẫn nhịn giữ mình.

Nay Nghiêm Tung đã đổ, hoàng đế mang bệnh, mệt mỏi chính sự, là cơ hội để Từ Giai thể hiện hùng tài đại lược.

Song ông ta càng thêm cẩn thận, chỉ mê đắm mỗi chuyện thanh toán Nghiêm đảng, quốc sự chỉ dừng ở chỗ tu bổ, không dám vượt quá giới hạn nửa bước.

Đương nhiên vì triều chính bị Nghiêm đảng làm cho quá thối nát, cho nên Từ các lão với tác phong ' trả ân uy cho chủ thượng, trả chính vụ cho các ti, đem khen chê cho công luận' được đại đa số tán thưởng, Nhưng trong mắt Cao Củng, Từ Giai không khác gì Nghiêm Tung.

Thực ra công bằng mà xét, tiếng xấu của Nghiêm Tung đại đa số là do đứa con bảo bối mà ra, bản thân chẳng có tội ác lớn, nhưng thế tức là Nghiêm Tung vô tội?

Theo Cao Củng là ngược lại, thậm chí Nghiêm Tung tội cực ác, thân là thủ phụ mà chỉ làm cảnh là tội lớn nhất, thậm chí là lớn hơn tham ô hối lộ, kết đảng hại nước hại dân.

Chỉ vì vinh hóa phú quý bản thân mà trơ mắt nhìn quốc gia từng bước rơi xuống vực thẳm, cái loại 'chiếm nhà xí không chịu ỉa' là hành vi Cao Củng hận nhất.

Đương nhiên Cao Củng cũng thừa nhận Từ Giai hi vọng quốc gia tốt lên, nhưng chỉ giới hạn trong trừ tệ nạn mà thôi, truy cầu lớn nhất là khôi phục pháp độ tổ tiên, chưa từng dám nói tới 'cải cách', nói tới 'thay đổi', tuyệt đối không dám đụng chạm vào kết cấu chính trị, càng không dám hạn chế hoàng quyền bị lạm dụng vô độ.

Nhân vật như thế thời thịnh thế là tướng quốc hoàn mỹ, nhưng Đại Minh hiện nay các loại mâu thuẫn đã tới mép bờ bùng nổ, hoàng triều đã đối diện với sự tồn vong.

Trong mắt Cao Củng, Từ Giai không quá tệ, nhưng tố chất khí phách, căn bản không nhận được trọng trách xoay chuyển càn khôn.

Cao Củng ngứa mắt với Từ Giai là ở đó, ông ta cho rằng phải đuổi hạng tế tướng chỉ biết viết thanh từ khỏi triều đình, để người có năng lực thượng nhiệm, mạnh mẽ cải cách, mới vãn hồi lại thiên hạ suy đồi.

Đương nhiên người có khí phách đó, nhất định phải là ông ta.

~~~~~~~~~~~~~~~~ Có câu chó cắn áo rách, Lưu Đào đúng là xui hết cỡ, bên kia Cao Cùng vừa cáo trạng một vố, bên này ông ta lại thua trận .

Thát Lỗ chia quân ra cướp bóc, đám tướng lĩnh Tuyên Phủ không nghe ông ta điều khiển, tự dẫn binh tới cứu, không ngờ Thát Lỗ tập kích, làm ba vị tướng lĩnh chiến tử, tổn thất gần nghìn người, là đại bại.

Vì đương sự đã chết hết, chi tiết cụ thể không phân biệt được nữa, chưa nói uy danh Lưu Đào mất sạch, hình tượng trong lòng hoàng đế cũng chuyển biến ngược hẳn lại.

Trung tuần tháng 10, hoàng đế lệnh nội các đình chức Lưu Đào, giao vị trí cho Giang Đông tổng đốc Tuyên Đại.

Hai ngày sau, lệnh Cẩm Y vệ bắt Lưu Đào cùng hơn mười bộ hạ tiến kinh , giam Trấn phủ ti nghiêm hình tra khảo.

Ba ngày sau, tổng binh Đại Đồng kháng địch ở Mật Vân, bại trận.

Sau đó Thát Lỗ lui dần, cuối tháng 10 Thát Lỗ rời khỏi Trường Thành, kinh sư giải giới nghiêm.

Lần này Thát Lỗ vào nội địa hơn mười ngày, càn quét hơn ngàn dặm, cướp mười mấy huyện, gần trăm thôn trấn, hàng vạn nhà cửa bị thiêu hủy, mười mấy vạn bách tính gặp nạn, tử thương hàng nghìn, tài sản nữ tử bị Thát Lỗ bắt đi không kể hết, là tổn thất thảm nhất mười năm qua.

Thẩm Mặc cuối cùng cũng xuống thuyền, trên đường về kinh, thấy thôn trấn tan hoang, mộ mới mọc khắp nơi, tiền giấy bay khắp nơi, tiếng khóc vang trời, tâm tình cực kỳ nặng nề.

Tới khi nhìn thấy thành Bắc Kinh, y mới nỗ lực điều chỉnh tâm tình, xa cách hai năm, y không muốn đem tâm tình này gặp người nhà.

Thành Bắc Kinh lại khôi phục phồn hoa náo nhiệt ngày trước, trên phố Bàn Cờ người qua kẻ lại vẫn chen vai thích cánh, tiếng người rộn ràng.

Nhìn từng cửa hiệu quen thuộc, nghe tiếng rao hàng trầm bổng, Thẩm Mặc tưởng chừng như tới nơi hoàn toàn khác, lòng rối loạn.

Y đi liền một mạch hai năm, không biết phải đối diện với vợ con ra sao.

Nhưng tiến vào ngõ Bàn Cờ, huyên náo bên ngoài thoáng cái bị ngăn cách, đất trời chỉ còn lại y và nhà, Thẩm Mặc chỉ mong lập tức gặp được những người thân yêu nhất của mình.

Hộ viện của nhà nghe thấy động tĩnh ra ngoài xem, vì hộ vệ Thẩm Mặc đã thay người mới, hai bên không nhận ra nhau, nên cảnh giác hỏi:

- Quý vị cần gì ạ?

- Quý cái đầu ngươi ấy.

Trong xe vang lên giọng quen thuộc, thấy Thẩm Mặc vén rèm lên:

- Hầu Tam, ngay cả lão gia cũng không nhận ra à?

Hầu Tam là hộ viện lâu năm rồi, nhìn kỹ lại, chẳng phải lão gia thì là ai?

A một tiếng, quỳ xuống đất, không hành lễ mà quay đầu lại kêu lớn:

- Mau bẩm báo với các phu nhân, lão gia về rồi.

- Lão gia về rồi, lão gia về rồi.

Tiếng reo hò nối tiếp nhau, làm Thẩm phủ yên tĩnh tức thì trở nên huyên náo.

Thẩm Mặc hít sâu một hơi không khí trong nhà, y đã rời đây 20 tháng, cuối cùng lại nhìn thấy cánh cửa sơn đen quen thuộc, không đợi người nhà ra đó, liền sải bước đi vào trong.

Còn chưa qua tiền viện, hai bóng dáng gầy nhỏ đã lao vụt tới, Thẩm Mặc chưa kịp giang tay ra đón, hai con khỉ nhỏ đã tung mình nhào vào lòng, xô cho y loạng choạng thiếu chút nữa ngã phệt mông xuống đất.

- Giỏi lắm, đã lớn thế này rồi.

Thẩm Mặc cười hóp mắt lại, chẳng phải nhi tử bảo bối của y thì ai?

Hai tên tiểu tử đã cao hơn hẳn rồi, nhưng vẫn gầy như khỉ, một đứa ôm lấy cổ y không chịu xuống.

Thẩm Mặc đành mặc chúng treo trên người, mỉm cười với thê tử.

Nhược Hạm mặc bộ váy màu hồng thêu hoa, khuôn mặt bạch ngọc xanh xao đi không ít, nhưng càng trở nên đẹp không gì sánh nổi, nếu chẳng phải đang ôm nữ nhi, thật khó làm người ta tin, nàng đã là mẹ của ba đứa bé rồi.

Nhìn thấy oan gia của mình, núm đồng tiền trên má thoáng hiện qua rồi mất, nhưng gò má bạch ngọc đã thành hồng ngọc.

Nhu Nương đi tới, giúp Thẩm Mặc tách A Cát và Bình Thường ra, nói nhỏ:

- Lão gia đã về.

Thẩm Mặc gật đầu 'ừ' một tiếng, nhìn Bình Thường rụt rè đứng bên cạnh, đưa tay xoa đầu nó:

- Xú tiểu tử, để cha bế nào.

Rồi nhấc nó lên, thơm một cái:

- May tiểu nhi tử vẫn còn nhẹ, có nhớ cha không?

Bình Thường gật đầu, nói rất chân thật:

- Ngày nào cũng nhớ.

- Ha ha, ngoan quá.

Thẩm Mặc lại thơm nó cái nữa, rồi ánh mắt bị cô bé trong lòng Nhược Hạm thu hút.

Mạng Y Tế

Nguồn: https://amp.mangyte.vn/truyendoc-quan-cu-nhat-pham-song-gio-ngay-tro-ve-4-23952.html