Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Chữa bệnh quai bị tại nhà

Quai bị - loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây trực tiếp qua đường hô hấp, qua tiếp xúc giữa người bệnh với người lành.
Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường thành dịch vào mùa đông - xuân, thường gặp ở thanh thiếu niên chưa từng mắc quai bị">bệnh quai bị.

Điều trị bằng Thu*c Đông y

- Bản lan căn 15 gam, Kim ngân hoa 12 gam, Hạ khô thảo 10 gam, Cam thảo sống 10 gam, cho nước đun sôi, ngày uống hai lần.

- Hoa cúc dại 15 gam, đun sôi uống thay nước chè, uống liền trong vòng 7 ngày.

- Bồ công anh 30 gam, cho nước đun sôi, trước khi uống cho vào 5ml rượu trắng, mỗi ngày uống một lần, uống liền trong thời gian 3 ngày (với trẻ em không nên cho rượu).

Phương pháp bên ngoài

- Dùng ngải cứu nóng ngay chỗ hơi lõm dưới ngón tay cái và ngón tay trỏ (nắm tay lại). Bị quai bị bên trái, cứu nóng ở bàn tay phải, bị bên phải cứu ở bàn tay trái.

- Sao nóng vôi rồi để xuống đất cho nguội lạnh, cứ thế 7 lần rồi hòa giấm đắp.

- Tán đậu đỏ ra bột, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm giấm, dán lên.

- Một ít bột Thanh đại, dùng dấm quấy thành hồ, bôi vào chỗ đau ngày vài lần.

Ăn uống

- Trứng vịt hai quả, đường phèn 30 gam, cho đường phèn vào bát nước sôi, quấy cho tan đường, để nguội sau đó đập trứng vịt vào quấy đều, chưng cách thủy để ăn, mỗi ngày một lần, ăn liền 7 ngày.

- Ruột rau cải trắng 3 cái, đậu xanh 60 gam, bỏ đậu xanh vào nồi nấu chín rồi mới bỏ ruột cải trắng vào nấu nhừ, ăn cả cái và nước, dùng liền 7 ngày.

Đề phòng quai bị

- Tránh tiếp xúc với người bệnh. Trong nhà có người mắc, phòng bệnh nên mỗi ngày dùng 30-60 gam Bản lan căn nấu nước uống thay nước trà.

- Bản lan căn 30 gam, nấm hương 12 gam, Liên kiều 24 gam, Cam thảo 8 gam, cho vào một lít nước, cô đặc còn ½ lít, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.

- Chế biến Bản lan căn thành dung dịch 30%, bôi ngoài má, mỗi ngày vài lần.

Theo Lương y-TS. Nguyễn Hữu Khai - Tiền Phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-benh-quai-bi-tai-nha-10067.html)
Từ khóa: bệnh quai bị

Chủ đề liên quan:

bệnh quai bị

Tin cùng nội dung

  • Bệnh quai bị Đông y gọi là “hà ôn mô” là một bệnh độc ôn dịch, lưu hành ở vụ đông xuân, hay gặp ở trẻ 5-10 tuổi, cũng phát bệnh ở cả người lớn.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây nên, thường gặp ở trẻ nhỏ từ 5-10 tuổi, biểu hiện bằng các triệu chứng: phát sốt, sưng đau tuyến mang tai một hoặc cả hai bên, nhai và nuốt khó khăn vì đau, mệt mỏi, có thể kèm theo viêm đau tinh hoàn và buồng trứng.
  • Với sự thừa nhận vai trò quan trọng cũng như sự sụt giảm tất yếu theo tuổi tác của Testosterone, có thể nói lịch sử phát triển ngành nam học thế giới gắn liền với quá trình tìm tòi, nghiên cứu các phương pháp giúp bảo vệ, phục hồi nồng độ Testosterone một cách an toàn, hiệu quả cho nam giới.
  • Bệnh quai bị thường xuất hiện vào mùa đông - xuân và có thể gây thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi học đường và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Vừa qua, con tôi bị mắc quai bị phải nghỉ học để tránh lây bệnh. Đến nay, con tôi đã đỡ nhưng không biết bệnh này có gây biến chứng gì không?
  • Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một bé trai 10 tuổi bị biến chứng viêm tinh hoàn khi mắc quai bị.
  • (Mangyte) - Em 25 tuổi, lúc 12 tuổi có bị bệnh quai bị, vậy có bị lại lần 2 không? Và tuổi của em có Thu*c chích ngừa quai bị không?
  • Trong các trường hợp vô sinh ở nam giới, có một số đối tượng bị biến chứng teo tinh hoàn do mắc bệnh quai bị trong thời gian còn trẻ.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY