Bệnh văn phòng hôm nay

Để không bị mỏi mệt khi làm việc

Căng thẳng trong công việc, cuộc sống kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bài tiết và sức khỏe cơ thể.
Những phương pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn thoải mái, sớm lấy lại tinh thần. Thở bằng bụng

Phương pháp này giúp giảm căng thẳng, lấy lại sự thoải mái, đặc biệt là những người mệt mỏi kéo dài.

Cụ thể: đặt tay phải trên bụng, tay trái trên ngực. Khi hít vào, để bụng căng lên ở mức độ tốt đa, ngực giữ nguyên. Khi thở ra, dùng lực tối đa giúp bụng co lại, ngực giữ nguyên tư thế.

Mát xa huyệt vị

Khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu hay bồn chồn lo lắng, bạn có thể tự mát xa ở một số huyệt vị nhằm xoa dịu thần kinh giảm bớt sự căng thẳng. Ví dụ ấn huyệt nội quan (nằm ở phía trên cổ tay) có tác dụng cải thiện sự lo lắng, ấn thái dương cải thiện tình trạng trầm cảm, huyệt tam âm giao (nằm ở phía trên cổ chân) giải tỏa áp lực.

Thiền 10 phút lúc nghỉ trưa

Ngồi thiền là lúc nhận thức tạm ngưng với mọi hoạt động bên ngoài, giúp cơ thể tĩnh lặng trong thế giới tâm linh riêng. Dành 10 phút trong giờ nghỉ trưa, tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi giúp toàn bộ cơ bắp thả lỏng, cơ thể được thư giãn hoàn toàn.

Dùng nét vẽ giải tỏa tâm trạng

Dùng nét vẽ để giải tỏa áp lực của mình, vẽ tất cả những gì mà bạn muốn. Có thể vẽ biếm họa hình của sếp nhưng đừng để anh/ chị ta biết. Vẽ xong bạn sẽ thấy thoải mái hơn nhiều.

Uống nước chè

Pha chén trà với 50g hoa cúc, 50g hoa nhài, dùng loại trà này khi căng thẳng sẽ giúp bạn thoái mái và an tâm hơn. Ngoài ra hồng trà cũng có tác dụng tương tự.

Dùng hương dầu thơm

Một số loại dầu thơm tự nhiên tinh khiết có tác dụng làm dịu thần kinh, rất có hiệu quả trong việc giảm bớt sự căng thẳng thần kinh. Chuẩn bị sẵn một gói hoặc chai dầu thơm, khi cần bạn có thể sự sử dụng chúng rất tiện lợi.

Giảm căng thẳng lúc dùng bữa

Khi công việc thực sự căng thẳng, bạn có thể lựa chọn cho mình một bữa trưa vừa ý giúp cải thiện được tâm trạng.

Hãy chọn thực phẩm chứa nhiều selenium như tỏi, cá; các loại ngũ cốc chứa vitamin B cũng rất có hiệu quả trong việc giảm áp lực. Thêm một tách cà phê giúp bạn sáng suốt hơn.

Viết blog

“Hãy viết ra sự phiền toái của bạn”, đó là cách giảm căng thẳng rất hiệu quả mà nhà tâm lý học của Mỹ đã đưa ra.

Đôi khi bạn không thể nói với mọi người ở cơ quan những rắc rối và phiền muộn của mình. Hãy để tất cả điều này được viết trên blog. Viết ra chúng tức là bạn đã giải phóng một phần những áp lực và lo lẳng của mình.

Xem lại ảnh của bản thân và gia đình

Hãy để ảnh của gia đình bạn bè, ảnh du lịch hay điều bạn quan tâm trong máy tính của mình. Rất có thế những hình ảnh ngộ nghĩnh sẽ giúp bạn nhớ lại hình ảnh vui vẻ hạnh phúc và các chuyện vui và đánh đuổi áp lực khỏi tâm trí bạn.

Mangyte.vn (Theo Dân trí/XHN)
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-de-khong-bi-moi-met-khi-lam-viec-3859.html)

Chủ đề liên quan:

làm việc mệt mỏi văn phòng

Tin cùng nội dung

  • Nhiều nhân viên văn phòng bỗng bàng hoàng với kết luận bị trĩ, và một trong những nguyên nhân là do... ngồi quá nhiều trong thời gian liên tục, kéo dài.
  • Bệnh của em cần được chữa khỏi để có thể tiếp tục việc học và có một cuộc sống khỏe mạnh thoải mái như xưa
  • Xanh xao và mệt mỏi có thể là những biểu hiện đầu tiên của bệnh thiếu máu do giảm hồng cầu ở trẻ.
  • Cách giảm stress khi đang ngồi làm việc giúp bạn bớt mệt mỏi. Loại bỏ căng thẳng sẽ giúp bạn khỏe mạnh và làm việc hiệu quả hơn.
  • Theo Viện nghiên cứu về căng thẳng của Mỹ, 8 trên 10 người Mỹ chịu đựng những căng thẳng liên quan đến công việc.
  • Táo bón dường như là nỗi niềm chung của dân văn phòng. Sở dĩ là vì bệnh có liên quan tới thói quen ăn uống và vận động.
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY