Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Khó cắt đứt đường lây bệnh tay chân miệng

Dịch tay chân miệng vẫn chưa hạ trong khi nhiều trẻ mắc dù tới bệnh viện sớm vẫn Tu vong khiến dư luận lo ngại.
PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, lý giải về vấn đề này. * Phóng viên: Thời gian gần đây, dịch tay chân miệng có dấu hiệu lan nhanh. Điều này có nằm trong dự báo của ngành y tế không, thưa ông? - PGS-TS Nguyễn Trần Hiển: Dù số ca mới mắc xảy ra hằng tuần không tăng nhưng vẫn duy trì ở mức cao như nhiều tuần trước đây. Điều này cũng đã được dự liệu từ trước. Nhưng cũng phải nói lại rằng đây là bệnh do nhiều virus thuộc nhóm virus đường ruột gây ra, lây lan rất phức tạp qua đường tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với các chất tiết mũi, miệng, nước bọt, nước mụn phỏng vỡ, phân của trẻ bệnh, trẻ khỏi bệnh mang virus, trẻ lành và người lớn khỏe mạnh có mang virus. Ngay cả biện pháp phòng bệnh cũng không đặc hiệu mà chỉ là vệ sinh cá nhân và thường xuyên rửa tay của cả người lớn chăm sóc trẻ và trẻ em. Trong khi đó việc kiểm soát, vệ sinh bàn tay đối với trẻ rất khó vì trẻ chưa ý thức được điều này mà phải do người lớn. Vì thế bệnh rất khó kiểm soát.

* Vậy đây có phải là dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm không, thưa ông?

- Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, chưa phải là dịch đặc biệt nguy hiểm như cúm A/H5N1, SARS... Nếu so sánh với các bệnh nhóm A, tỉ lệ Tu vong/mắc cũng không phải là cao. Đa số ca bệnh ở thể nhẹ, chỉ có một tỉ lệ nhỏ có biến chứng nặng, chủng virus này đã lưu hành nhiều năm qua chứ không phải là bệnh mới. * Nhưng tỉ lệ Tu vong ở trẻ mắc bệnh đang tăng đột biến?

- Đến thời điểm này thì đây vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có nghi ngờ cơ địa của trẻ nhỏ có mối liên quan đến việc Tu vong. Tuy nhiên, vấn đề vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu thêm, nhất là độc tính virus tay chân miệng ở trẻ Tu vong. Hiện nay, nhiều trường hợp bệnh được xét nghiệm có virus EV71 nhưng không phải tất cả các trường hợp mang virus EV71 đều ở thể bệnh nặng. Qua theo dõi tại miền Bắc, từ đầu năm đến nay, có hơn 100 ca bệnh dương tính với EV71 nhưng hầu hết là thể nhẹ, ở giai đoạn 1, được điều trị theo dõi tại nhà. Đến nay, chỉ có 2 trường hợp Tu vong do EV71 được báo cáo...

* Ở các quốc gia khác có ghi nhận tình trạng tương tự như Việt Nam không, thưa ông?

- Dịch bệnh này đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước chứ không riêng gì Việt Nam. Đối tượng mắc ở các nước cũng rơi vào nhóm trẻ dưới 5 tuổi là nhóm có miễn dịch kém. Các nghiên cứu ở châu Âu cũng cho thấy nhiều trẻ mang virus EV71 ở thể nhẹ hay không có biểu hiện lâm sàng.

* Một số ca bệnh dù nhập viện sớm nhưng vẫn Tu vong khiến nhiều người lo lắng virus EV71 đã biến đổi về độc lực?

- Các nghiên cứu về virus học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy 58% bệnh nhân tay chân miệng dương tính với các virus đường ruột. Trong số đó, 33% dương tính với virus EV71. Phân tích sâu đặc điểm di truyền phân tử của virus EV71 cho thấy chủ yếu là phân nhóm C4, là chủng virus đã lưu hành trong những năm trước ở nước ta và không phát hiện có sự thay đổi của virus EV71. Nhận định này cũng hoàn toàn phù hợp với nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới là virus EV71 có thể gây bệnh nặng hơn so với các virus khác. Tuy nhiên, không có bằng chứng thuyết phục về sự biến chủng của virus EV71 có thể làm tăng quá trình nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, gây, Tu vong... Chỉ có điều năm nay bệnh cảnh lâm sàng có vẻ nặng hơn. Nhiều trường hợp bệnh diễn tiến rất nhanh.

* Với người lớn, nếu mang virus EV 71 có nguy hiểm không, thưa ông?

- Hiện chưa ghi nhận trường hợp người lớn mang virus EV71 mà bệnh diễn tiến ở thể nặng. Thực tế những ca bệnh là người lớn cũng rất ít mà tập trung chủ yếu là nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Qua theo dõi ở các tỉnh phía Bắc cho thấy đa số ca bệnh xảy ra phát tán từ một nguồn nào đó chứ không phải lây từ trẻ mắc bệnh mà có thể lây từ người lành mang trùng. Đấy có thể là người lớn, trẻ em, thậm chí cả người đã điều trị khỏi rồi nhưng vẫn mang trùng mà không có biểu hiện bệnh, trong khi nguồn lây này rất khó kiểm soát. Tại Hà Nội, chúng tôi phát hiện một người lớn và một trẻ em khỏe mạnh bình thường nhưng có mang virus EV71 nên đang tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này. Vì thế, kể cả người lớn mắc bệnh cũng cần hiểu rằng bản thân mình mang mầm bệnh và cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, ăn chín, uống sôi… vì họ có thể là nguồn lây đối với cộng đồng và con trẻ.

* Viện Pasteur Nha Trang đề nghị địa phương công bố dịch để người dân có ý thức trong việc phòng chống. Quan điểm của ông thế nào?

- Theo tôi, vấn đề cốt lõi là làm thế nào để huy động toàn xã hội cắt đứt đường lây truyền của dịch bệnh này. Thủ tướng đã có công điện gửi UBND các tỉnh, TP; Bộ Y tế đã huy động cộng đồng và phối hợp liên ngành trong phòng chống bệnh tay chân miệng. Thực tế thời gian qua, UBND các cấp và ngành y tế đã rất cố gắng thực hiện nhưng cần phải tập trung tăng cường hơn nữa, truyền thông trực tiếp với thông điệp cụ thể và phù hợp cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi, với sự tham gia tích cực của Hội Phụ nữ. Chỉ có sự tham gia chủ động tích cực của mỗi bà mẹ và người chăm sóc trẻ cùng cộng đồng, chúng ta mới có thể ngăn chặn được lây truyền dịch. * Nhưng ông có cho rằng công bố dịch sẽ tác động đến ý thức của người dân trong việc phòng bệnh? - Thực tế ngành y tế cũng đã thông báo thường xuyên về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống. Đã là dịch rồi thì ngành y tế và các địa phương phải nỗ lực kiểm soát. Hiện nay, phải thực hiện rất quyết liệt các biện pháp phòng chống mới có thể cắt đứt được nguồn bệnh tay chân miệng">lây bệnh tay chân miệng, còn không thì dịch sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Việc công bố dịch thì phải thực hiện đúng luật, quyết định công bố dịch của Thủ tướng Chính phủ và cân nhắc tới một loạt vấn đề kinh tế - xã hội khác.
GS Phạm Song, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam:

Phải công bố dịch!

Ngành y tế nên khuyến cáo địa phương công bố dịch tay chân miệng để người dân có ý thức hơn trong việc đối phó với dịch. Khi dịch được công bố, người dân sẽ cảnh giác chứ không coi thường như thời gian qua.

Không phải 61 tỉnh, thành có dịch đều công bố dịch nhưng những địa phương có số mắc và Tu vong cao như thời gian qua rất cần phải công bố dịch. Điều này sẽ tác động đến những địa phương mà dịch chưa tới mức phải công bố.

Với tình hình dịch lây lan như thời gian qua, rõ ràng có nhiều nơi đang lúng túng trong việc kiểm soát, đối phó với dịch tay chân miệng. Nếu công bố dịch, chắc chắn sẽ dập dịch nhanh hơn. Tiếp tục im lặng hậu quả sẽ khó lường!

Theo Ngọc Dung - Người lao động
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-kho-cat-dut-duong-lay-benh-tay-chan-mieng-10032.html)

Tin cùng nội dung

  • Đã có số điện thoại của đội cứu hỏa, chuông báo cháy vẫn chưa đủ, bạn phải chuẩn bị cho chính mình tâm lý vững vàng và kỹ năng thoát hiểm an toàn.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY