Thông tin bệnh Amniotic Fluid Embolism

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái A

Amniotic Fluid Embolism

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Amniotic Fluid Embolism

Thông tin bệnh Amniotic Fluid Embolism

Tổng quan Bệnh Tắc mạch ối cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Tắc mạch ối.

Tóm tắt bệnh Amniotic Fluid Embolism

Tắc mạch ối là do nước ối, tế bào của thai nhi, chất gây, tóc, lông tơ hoặc các mảnh mô khác lọt vào tuần hoàn của người mẹ, gây ra suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính.

Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, không thể đoán trước và không thể dự phòng được.

Triệu chứng

Khởi đầu là suy hô hấp, tím tái xảy ra đột ngột trong vài phút, tiếp đến là tụt huyết áp, phù phổi, choáng, biểu hiện thần kinh như: lú lẫn, mất ý thức và co giật.

Nếu người bệnh qua được giai đoạn này (khoảng 40% số trường hợp) sẽ có biểu hiện chảy máu dữ dội nhiều nơi do đờ tử cung (nếu sau đẻ) và do đông máu rải rác trong lòng mạch.

Chảy máu từ tử cung không thể cầm được.

Số trường hợp có biểu hiện phù phổi ở giai đoạn này cũng cao.

Chẩn đoán

Khám thực thể.

Xét nghiệm khí trong máu, công thức máu, đông máu.

X-quang phổi.

Điện tâm đồ.

Điều trị

Khi nghi ngờ tắc mạch ối cần ngay lập tức thực hiện các biện pháp cấp cứu.

Duy trì cung cấp oxy cho sản phụ, truyền tĩnh mạch, nâng huyết áp bằng dung dịch cao phân tử.

Hồi sức tim nếu ngừng tim.

Truyền máu và các chế phẩm của máu nếu kết quả đông máu không tốt kèm chảy máu dữ dội: truyền máu toàn phần hay khối hồng cầu và huyết tương,… Tuy nhiên trên đây chỉ là những xử trí triệu chứng nhằm hồi phục dấu hiệu sinh tồn của người bệnh, không xử lý được căn nguyên.

Vì tai biến này hay xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh nên hầu hết người bệnh đều tử vong.

Nếu thai chưa xổ thì hầu hết thai nhi không được cứu kịp, người ta có thể mổ ngay để cứu thai nhưng tính may rủi cũng rất lớn.

Tổng quan bệnh Amniotic Fluid Embolism

Tắc mạch ối là do nước ối, tế bào của thai nhi, chất gây, tóc, lông tơ hoặc các mảnh mô khác lọt vào tuần hoàn của người mẹ, gây ra suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính.

Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, không thể đoán trước và không thể dự phòng được.

Nguyên nhân bệnh Amniotic Fluid Embolism

Bình thường, nước ối hoàn toàn nằm trong buồng ối, không đi vào tuần hoàn của người mẹ.

Khi hàng rào ngăn cách giữa khoang ối và tuần hoàn của người mẹ bị phá vỡ, có thể do sự chênh lệch áp lực, nước ối sẽ đi vào hệ thống tĩnh mạch của người mẹ (xoang tĩnh mạch tử cung) một cách bất thường qua các tĩnh mạch ống cổ tử cung, qua vị trí rau bám (nếu đã bong rau), qua nội mạc tử cung hay qua nơi tử cung bị chấn thương.

Người ta vẫn không hiểu tại sao nước ối vào tuần hoàn chỉ xảy ra ở một số ít người mà không xảy ra ở nhiều người khác.

Hơn nữa, rất hiếm khi thảm cảnh lại xảy ra do các mảnh của thai đi theo nước ối vào tuần hoàn người mẹ mặc dù trong chuyển dạ, trong đẻ, mổ lấy thai hay các thăm dò nhỏ gây chấn thương làm cho nước ối có thể đi vào tuần hoàn người mẹ nhưng không gây ra triệu chứng.

Do vậy tắc mạch ối chỉ gặp ở một tỉ lệ rất nhỏ những phụ nữ làm cho người ta nghĩ tới vai trò của mức độ, số lượng mảnh mô thai, loại mảnh mô thai (có chứa kèm theo phân su hay không) hay một số yếu tố nào đó của người mẹ.

Nước ối và tế bào thai qua tĩnh mạch đi tới tim và phổi của người mẹ với một lượng đủ gây ra tắc mạch hay co thắt mạch phổi nghiêm trọng.

Phòng ngừa bệnh Amniotic Fluid Embolism

Tắc mạch ối là một cấp cứu sản khoa không thể dự báo được, không thể dự phòng được và trong hầu hết các trường hợp là không thể điều trị được.

Chưa có một can thiệp nào cho thấy cải thiện tiên lượng của sản phụ bị tắc mạch ối.

Tắc mạch ối thực sự là một thảm họa không chỉ đối với nhân viên y tế mà còn đối với cả gia đình sản phụ.

Điều trị bệnh Amniotic Fluid Embolism

Khi nghi ngờ tắc mạch ối với những dấu hiệu của bệnh, lập tức:

Duy trì cung cấp ôxy cho sản phụ (đặt nội khí quản, thở máy).

Đặt hơn 2 đường truyền tĩnh mạch, nâng huyết áp bằng dung dịch cao phân tử.

Hồi sức tim nếu ngừng tim

Làm các xét nghiệm cấp cứu:

Xét nghiệm khí trong máu

Công thức máu

Đông máu

Theo dõi bằng Monitor.

Truyền máu nếu kết quả đông máu không tốt kèm chảy máu dữ dội.

Máu toàn phần hay hồng cầu đậm đặc và huyết tương đông được dùng.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những xử trí triệu chứng nhằm hồi phục dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân chứ không xử lý được căn nguyên.

Vì tai biến này hay xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh nên hầu hết bệnh nhân đều tử vong.

Nếu thai chưa xổ thì hầu hết thai nhi không được cứu kịp.

Ở các nước có trang bị hiện đại, người ta có thể mổ ngay để cứu thai nhưng tính may rủi cũng rất lớn.

Trường hợp bệnh tiến triển chậm hơn thì có thể mở lồng ngực người mẹ, tìm và lấy đi khối huyết tắc ở động mạch để cứu mẹ.

Tuy nhiên, trong thế kỷ 20 chỉ có 1 trường hợp may mắn như vậy; đó là một sản phụ ở Pháp.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-amniotic-fluid-embolism-217.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Amniotic Fluid Embolism