Thông tin bệnh Anaemia

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái A

Anaemia

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Anaemia

Thông tin bệnh Anaemia

Tổng quan Bệnh Thiếu máu cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Thiếu máu.

Tóm tắt bệnh Anaemia

Thiếu máu là tình trạng có ít số lượng hồng cầu hay ít số lượng hemoglobin (Hb) hơn bình thường trong máu.

Thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu.

Các nguyên nhẫn khác là: thiếu vitamin B12, thiếu hụt axít folic (folate), thiếu sắt, thiếu máu tán huyết và các nguyên nhân ở tủy xương.

Triệu chứng

Mệt mỏi, chóng mặt, thể trạng yếu, khó thở, da tái xanh, ăn kém ngon miệng, đau bụng, móng tay giòn, dễ gãy.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể cùng với xét nghiệm máu toàn bộ (CBC).

Đôi khi bệnh nhân cần phải làm sinh thiết tủy xương để xác định nguyên nhân.

Điều trị

Xét nghiệm bổ sung: xét nghiệm nồng độ sắt, vitamin B12, axít folic trong máu.

Tổng quan bệnh Anaemia

Thiếu máu là tình trạng có ít số lượng hồng cầu hay ít số lượng hemoglobin (Hb) hơn bình thường trong máu.

Nguyên nhân bệnh Anaemia

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây thiếu máu, phổ biến là các nguyên nhân dưới đây:

Thiếu vitamin B12.

Thiếu hụt axít folic (folate).

Thiếu sắt.

Thiếu máu tán huyết: do hiện tượng vỡ hồng cầu như:

Thiếu máu tán huyết do thiếu hụt men G6PD (Gluco 6 Phosphate Dehydrogenase).

Thiếu máu tán huyết tự miễn: Cơ thể tự sản xuất ra kháng thể phá hủy hồng cầu.

Thiếu máu tán huyết do ký sinh trùng sốt rét.

Bệnh lý hồng cầu hình liềm: Đây là bệnh lý di truyền, tạo nên các Hb bất thường và làm biến dạng hồng cầu, làm cho hồng cầu có hình liềm (lưỡi liềm) và dễ vỡ.

Các nguyên nhân tại tủy xương:

Các ung thư nơi khác di căn đến xương hoặc các bệnh lý ung thư tại tủy xương (ung thư máu, u đa tủy) làm cho tủy xương không thể sản xuất đầy đủ số lượng hồng cầu bình thường.

Các trường hợp ung thư được điều trị bằng hóa trị liệu cũng có thể làm suy tủy xương trong việc sản xuất hồng cầu.

Các bệnh nhân suy thận có thể bị thiếu hormone cần thiết để kích thích tủy xương tạo hồng cầu.

Phòng ngừa bệnh Anaemia

Nhiều loại thiếu máu không thể phòng ngừa được.

Tuy nhiên, bạn có thể tránh được thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách ăn theo chế độ ăn hợp lý và thay đổi, bao gồm:

Sắt:Nguồn cung cấp sắt tốt nhất là thịt bò và những loại thịt khác.

Những loại thức ăn khác giàu chất sắt bao gồm đậu, đậu lăng, những rau có lá màu xanh sậm, trái cây khô, bơ đậu phộng.

Folate:Chất dinh dưỡng này và dạng tổng hợp của nó, axít folic, có thể tìm thấy ở nước cam và trái cam, chuối, những rau có lá màu xanh sậm, ngũ cốc và mì ống.

Vitamin B12:Loại vitamin này có nhiều trong thịt và các thực phẩm hằng ngày.

Vitamin C:Những thức ăn có chứa vitamin C như cam, dưa có thể giúp tăng hấp thu sắt.

Ăn nhiều thức ăn có chứa sắt đặc biệt quan trọng ở những người có nhu cầu sắt cao như trẻ em - sắt cần thiết trong quá trình phát triển - và phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh.

Cung cấp đủ sắt cũng rất quan trọng cho trẻ nhũ nhi, những người ăn chay trường và những người chạy đường dài.

Lưu ý đối với những thuốc sắt:

Các bác sĩ có thể kê toa những loại thuốc sắt hoặc các Multivitamin có chứa sắt cho những người có nhu cầu sắt cao, nhưng thuốc sắt chỉ phù hợp khi bạn cần nhiều sắt hơn mức một bữa ăn cân bằng có thể cung cấp.

Đừng tự cho rằng mỗi khi mệt bạn đơn giản chỉ cần uống một viên thuốc sắt.

Dùng thuốc sắt quá liều cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

Điều trị bệnh Anaemia

Các thuốc chữa thiếu máu:

Sắt:

Bổ sung cho phụ nữ mỗi ngày 15mg chất sắt, nam giới chỉ cần 10mg/ngày.Phụ nữ mang thai cần bổ sung chất sắt nhiều hơn so với bình thường vì chất sắt cần thiết cho cơ thể người mẹ, tốt cho sự phát triển của cơ và các tế bào hồng cầu của bào thai.

Phụ nữ nên dùng bổ sung viên vitamin có chứa chất sắt để thay thế lượng sắt bị mất đi trong thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi sinh con hoặc trong trường hợp bị mất máu nhiều.

Trên thị trường có bán nhiều dạng viên sắt mà thành phần là sắt Sunfat, sắt Oxalat, sắt Gluconat...

Nên dùng đường uống các chế phẩm chứa sắt khi no để tránh kích thích đường tiêu hóa.

Chú ý liều lượng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ vì quá liều sẽ bất lợi.

Có thể phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều thức ăn giàu chất sắt như: gan, tim, trứng, giá đậu, hoa quả, bông cải xanh...

Vitamin B12:Đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tế bào, đặc biệt là sự nhân lên của ADN.

Nguồn vitamin B12 được đưa vào trong cơ thể chủ yếu qua thức ăn.

Những thức ăn giàu vitamin B12 như thịt, cá, trứng, gan...

Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 thường gặp ở những người bị rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày...

Người bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 nên được điều trị bằng tiêm bắp vitamin B12 theo chỉ định của bác sĩ.

Axít Folic:Đây là tác nhân quan trọng trong quá trình tạo máu.

Hàng ngày, nhu cầu người lớn cần 25 - 50mcg axít Folic.

Thức ăn từ rau xanh, thịt, trứng, gan, men bia là nguồn cung cấp chủ yếu chất này.

Ngoài ra một số nguyên tố vi lượng khác cũng cần cho sự tạo máu như vitamin B6, vitamin B2 cũng làm tăng sinh số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu.

Thuốc chữa thiếu máu có nhiều loại đang có trên thị trường nhưng khi dùng nên có sự chỉ định của bác sĩ, nên tuân thủ đúng, tránh hiện tượng tự đi mua về dùng theo sự mách bảo của người này hay người khác.

Tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách bổ sung bằng chế độ ăn hợp lý, có đầy đủ dinh dưỡng, các vitamin và các yếu tố vi lượng cho cơ thể.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-anaemia-129.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Anaemia