Thông tin bệnh Bạch biến

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái B

Bạch biến

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Vitiligo

Thông tin bệnh Bạch biến

Tổng quan Bệnh Bạch biến cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Bạch biến.

Tóm tắt bệnh Bạch biến

Bạch biến là bệnh tự miễn dịch, có tính di truyền, khó điều trị, đặc trưng làtình trạng mất sắc tố da, thường xảy ra trên da mặt sau của bàn tay, mặt, nách, khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân, cơ quan sinh dục.

Triệu chứng

Xuất hiện đột ngột các đốm mất sắc tố da, hoặc dần dần của da bị mất sắc tố hoàn toàn.

Việc mất sắc tố thường thấy nhất trên mặt, khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân, cơ quan sinh dục.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm bổ sung sẽ được thực hiện để thiết lập chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân khác gây bệnh: Vitamin B12, xét nghiệm máu tự miễn dịch, kiểm tra tuyến giáp.

Điều trị

Lựa chọn điều trị bao gồm: Tiếp xúc với ánh sáng cực tím cường độ cao (liệu pháp UVB băng hẹp), Trimethyl Psoralen (Trisoralen), ghép da,hoặc thuốc nhuộm da mỹ phẩm.

Tổng quan bệnh Bạch biến

Trong bệnh bạch biến, sắc tố ở da bị rối loạn do sự phá hủy và mất đi tế bào sinh sắc tố, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ.

Bệnh chiếm 1- 2% dân số, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, nhưng hay gặp nhất ở tuổi thanh niên.

Bạch biến có thể kết hợp với một số bệnh khác như đái đường, bệnh của chất tạo keo, các bệnh ác tính, thiếu máu kéo dài, bệnh tuyến giáp, xơ gan ...

Bệnh tiến triển không theo quy luật, rất khó đoán trước, thường không biết bệnh khởi phát khi nào.

Bệnh có thể xuất hiện ngay sau một sang chấn tinh thần hoặc chấn thương thể chất nặng.

Bệnh tiến triển mạn tính, có thể có những đợt nặng lên.

Tổn thương thường tăng lên vào mùa hè, giảm đi vào mùa đông hoặc ổn định lâu dài.

Ngoài ra, bệnh cũng có tỷ lệ tự khỏi khoảng 15-30%.

Nguyên nhân bệnh Bạch biến

Hiện tại vẫn chưa phát hiện được nguyên nhân gây bệnh.

Phòng ngừa bệnh Bạch biến

Cần bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và tia cực tím

Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên hàng ngày,trước khi đi ra ngoài khoảng 15 phút.

Lưu ý: Trước khi bôi kem chống nắng, nên bôi thử một ít kem vào vùng da nhỏ chừng 1cm2 ở vùng trong cánh tay trong 3 - 4 ngày nếu không có dấu hiệu gì thì có thể yên tâm bôi rộng ra cả mặt.

Khi bôi thử mà có dấu hiệu bất thường thì phải ngừng bôi ngay và tìm kiếm các loại kem khác.

Mặc quần áo chống tia cực tím, che chắn các vùng da dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng.

Tâm lý căng thẳng khiến đốm trắng lan nhanh hơn, cần quan tâm đến việc giữ tinh thần thoải mái.

Ngoài ra, cần tăng cường thực phẩm giàu Vitamin B12 có trong gan, sò, cá hồi, sữa chua và ngũ cốc nguyên hạt.

Người mắc bệnh bạch biến thường thiếu hụt Vitamin B12, dẫn đến sự gia tăng Homocyteine, một hợp chất phá hủy sắc tố ở các khu vực nhất định trên cơ thể.

Vì vậy, việc bổ sung Vitamin B12 có thể giúp đảo ngược tình thế.

Bên cạnh, nên bổ sung các thực phẩm giàu Axit Folic như rau lá xanh (cải bó xôi, súp lơ) măng tây, đậu đen.

Thực phẩm giàu Vitamin C (ổi, cam, bưởi, chanh, kiwi, dâu tây, dưa đỏ, cà chua, khoai tây) và thực phẩm giàu kẽm(hàu, thịt bò, cua, tôm hùm, thịt lợn, thịt gà, các loại đậu, hạt, thực phẩm từ sữa).

Lưu ý: khi mắc bệnh, cần tránh những thực phẩm chứa chất Tannin (trà, cà phê, ổi chưa chín, trái cây có vỏ mọng màu đỏ hay đen) và thực phẩm có chứa Gluten cao (lúa mì, yến mạch và lúa mạch đen) vì sẽ làm bệnh nặng thêm.

Điều trị bệnh Bạch biến

Một số thuốc và biện pháp điều trị đã được áp dụng, cho hiệu quả khác nhau giữa các bệnh nhân.

Chẳng hạn như phương pháp quang hóa trị liệu - PUVA: Dùng Psoralen đường uống hoặc bôi tại chỗ kết hợp với chiếu tia cực tím.

Bệnh nhân dùng quang hóa trị liệu phải tuân thủ đúng thời gian phơi nắng hoặc chiếu tia, uống thuốc vào thời điểm thích hợp.

Khi điều trị, phải đeo kính râm chống tia cực tím, tránh dùng các thuốc nhạy cảm với ánh sáng (như Tetracyclin, Phenothiazine, Sulfamid...).

Khi các biện pháp điều trị trên không hiệu quả có thể dùng các biện pháp như ghép da, cắt bỏ vùng da tổn thương (nếu tổn thương khu trú, kích thước nhỏ), thậm chí phải chấp nhận dùng kem hóa trang bôi vào vùng da mất sắc tố.

Trong điều trị bạch biến, bệnh nhân phải thật kiên trì.

Không nên quá lo lắng, bi quan vì điều này có thể khiến bệnh nặng thêm và giảm hiệu quả điều trị.

Vì cơ chế gây bệnh còn chưa rõ ràng nên cách phòng ngừa tốt nhất là giữ cơ thể luôn khỏe mạnh, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập và làm việc hợp lý.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-bach-bien-255.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Bạch biến