Thông tin bệnh Bất lực

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái B

Bất lực

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Bất lực
  • Mất cân bằng yếu tố cương dương
  • ED

Thông tin bệnh Bất lực

Tổng quan Bệnh Rối loạn cương dương cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Rối loạn cương dương.

Tóm tắt bệnh Bất lực

Rối loạn cương dương (ED) còn được gọi là "bất lực", là tình trạng người nam gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì tình trạng cương cứng khi quan hệ tình dục.

Rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng khác, cần được can thiệp y tế sớm.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm tâm lý căng thẳng, bệnh tim, tiểu đường, phẫu thuật vùng chậu trước đó, béo phì, huyết áp cao, bệnh thần kinh, mất cân bằng hormone, hút thuốc lá, nghiện rượu, phản ứng phụ của thuốc.

Triệu chứng

Các triệu chứng bao gồm khó cương cứng, khó duy trì được sự cương cứng, giảm khả năng tình dục.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Các bác sĩ sẽ xác định để đảm bảo rối loạn này không phải là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng khác.

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt (PSA), kiểm tra mức độ Testosterone.

Điện tâm đồ (EKG), phân tích nước tiểu (UA).

Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

Điều trị căn cứ vào nguyên nhân gây ra rối loạn như thay đổi loại thuốc bệnh nhân đang dùng hoặc điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố.

Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm Sildenafil (Viagra), Tadalafil (Cialis) và Vardenafil (Levitra).

Các thuốc này có tác dụng làm tăng lượng máu đến dương vật.

Không dùng cùng với các thuốc Nitrat vì có thể gây nguy hiểm.

Các thuốc như Alprostadil có thể được tiêm vào dương vật hoặc có dạng viên đạn rất nhỏ đặt vào bên trong dương vật.

Tư vấn tâm lý.

Phẫu thuật có thể có tác dụng.

Tổng quan bệnh Bất lực

Rối loạn cương biểu hiện dưới nhiều hình thức như sau:

Có ham muốn tình dục nhưng dương vật cương không đủ cứng để giao hợp.

Cương không đúng lúc.

Lúc không giao hợp thì cương nhưng khi giao hợp thì không.

Dương vật cương cứng không đủ lâu, giao hợp không trọn vẹn.

Nếu bạn mắc phải hay nghi ngờ bạn có thể bị rối loạn cương dương, thì không phải chỉ một mình bạn vì có rất nhiều người như bạn.

Tại Mỹ, khoảng 52% nam giới từ 40 - 70 tuổi bị rối loạn cương dương.

Tại Nhật Bản và Malaysia cũng cho số liệu tương tự.

Khoảng 100 triệu đàn ông châu Á bị rối loạn cương theo nhiều mức độ khác nhau.

Rối loạn cương ảnh hưởng đến người bạn tình như thế nào?

Hầu hết tình trạng rối loạn cương đều ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của người bạn tình.

Hầu hết đàn ông đều mắc cỡ, ngượng ngùng khi bị rối loạn cương.

Họ không muốn nói đến tình trạng này.

Họ thường tránh những kích thích, cũng như những hoạt động tình dục.

Họ ngại vì họ không thể thực hiện việc giao hợp một cách hoàn hảo.

Họ cảm thấy có lỗi, người bạn tình của họ cũng khó khăn khi đề cập đến vấn đề này.Hãy cởi mở, chân tình nói rõ những khó khăn của nhau để cùng chia sẻ và hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm.

Nguyên nhân bệnh Bất lực

Các bệnh lý ảnh hưởng đến mạch máu và hạn chế dòng máu đến dương vật, ví dụ như bệnh tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao hoặc tăng Cholesterol trong máu…

Các nguyên nhân làm giảm sự dẫn truyền thần kinh từ hệ thần kinh trung ương đến dương vật như chấn thương vùng chậu, phẫu thuật tuyến tiền liệt...

Một số thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc chống trầm cảm...

Bệnh trầm cảm.

Thuốc lá, rượu, nghiện ma túy, căng thẳng trong cuộc sống cũng là những yếu tố gây rối loạn cương dương.

Rối loạn cương có liên quan đến tuổi:

Nhiều người có quan niệm sai lầm, cho rằng rối loạn cương dương là hậu quả, là tiến trình tự nhiên của tuổi tác, vì bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi.

Tuy nhiên điều này không đúng, vì người lớn tuổi thường có những bệnh lý đi kèm với rối loạn cương như bệnh tim, tiểu đường...

Họ cũng uống nhiều loại thuốc mà các thuốc này có thể gây rối loạn cương dương.Điều nên nhớ là khả năng tình dục của nam giới không có ngày hết hạn.

Phòng ngừa bệnh Bất lực

Cẩn thận với những gì bạn ăn:

Một chế độ ăn có hại cho tim thì cũng không tốt cho "cậu nhỏ".

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn khiến tắc nghẽn động mạch vành, gây đau tim cũng gây cản trở lượng máu lưu thông tới dương vật.

Chế độ ăn có quá ít trái cây và rau quả mà lại dư thừa chất béo, đồ chiên, thức ăn qua chế biến có thể làm giảm lượng máu lưu thông trong cơ thể.

Những người có chế độ ăn với nhiều trái cây, thành phần nguyên hạt, chất béo có lợi như trong đậu phụng, dầu ôliu, cá, rượu vang đỏ ít khi bị hiện tượng rối loạn cương dương.

Duy trì cân nặng:

Thừa cân có thể mang lại nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm tiểu đường tuýp2 – bệnh gây ra tổn thương dây thần kinh trong toàn bộ cơ thể.

Nếu bệnh tiểu đường ảnh hưởng dây thần kinh điều khiển dương vật thì rối loạn cương dương rất có khả năng xảy ra.

Tránh tăng huyết áp và Cholesterol cao:

Lượng Cholesterol cao và cao huyết áp có thể phá hỏng mạch máu, bao gồm cả những mạch máu truyền máu xuống dương vật.

Kết quả là bạn bị rối loạn cương.

Hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên để điều trị kịp thời.

Mặt khác, những loại thuốc huyết áp có thể làm giảm khả năng cương cứng.

Bác sĩ cho biết rất nhiều trường hợp rối loạn cương là do tổn thương mạch máu từ hiện tượng tăng huyết áp chứ không phải do thuốc.

Giảm tối thiểu rượu bia:

Không có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu bia điều độ là xấu đối với khả năng cương cứng.

Nhưng uống quá nhiều sẽ gây tổn thương gan, tổn thương thần kinh, ảnh hưởng tới sự cân bằng hormone tình dục của nam giới – điều này có thể dẫn đến rối loạn cương.

Tập thể dục thường xuyên:

Rất nhiều bằng chứng cho thấy việc ngồi nhiều có liên quan tới rối loạn cương.

Chạy bộ, đi bơi, những hoạt động thể lực khác đã được chứng minh là có thể ngăn ngừa rối loạn cương.

Bạn nên cẩn thận với những động tác tạo áp lực lên phần giữa hậu môn và tinh hoàn.

Mạch máu và dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng xấu từ những áp lực lên phần nhạy cảm đó.

Cụ thể là việc đi xe đạp có thể gây rối loạn cương.

Nhưng thi thoảng đi xe đạp thì không có vấn đề gì cả.

Nếu bạn phải đi xe đạp thường xuyên thì nên chắc chắn là yên xe phù hợp với bạn và hãy thường xuyên đứng lên mỗi khi đạp.

Ổn định lượng Testosterone:

Ngay cả với người khoẻ mạnh thì lượng Testosterone cũng bắt đầu giảm đáng kể trong khoảng 50 tuổi.

Sau 40 tuổi, mỗi năm lượng Testosterone giảm đi 1,3%.

Những triệu chứng như ham muốn tình dục giảm, tâm trạng thất thường, thể lực giảm, là những biểu hiện của Testosterone giảm.

Hãy đi khám bác sĩ.

Không nên hút thuốc:

Thuốc lá gây tổn hại mạch máu và giảm lượng máu lưu thông tới dương vật.

Chất Nicotin làm mạch máu teo lại, gây cản trở máu truyền xuống dương vật.

Điều trị bệnh Bất lực

Các phương pháp điều trị bao gồm: Thay đổi lối sống, tâm lý liệu pháp, thuốc uống, thiết bị hút chân không, thuốc tiêm vào dương vật, thuốc đặt vào niệu đạo, phẫu thuật đặt thể hang nhân tạo.

Bạn nên đến bác sĩ để được khám và tư vấn, chỉ có bác sĩ mới có thể quyết định phương pháp điều trị tốt nhất theo sức khỏe của bạn.Hiện nay có nhiều loại thuốc uống tiện dụng, hiệu quả có thể điều trị tình trạng rối loạn cương dương cho bạn.

7 cách chữa chứng rối loạn cương

Uống thuốc:Viagra, Cialis (Tadalafil), và Levitra (Vardenafil) khắc phục rối loạn cương bằng việc thả lỏng các cơ trơn trong dương vật, kết hợp với quá trình làm tăng máu chảy và giúp tạo ra việc cương cứng.Hiệu quả của chúng khá cao.

70% số người dùng đạt được độ cứng như ý để tiến hành giao hợp.Những thuốc này nói chung được xem là an toàn.

Tác dụng phụ bao gồm đau đầu, khó tiêu, nhìn đổi màu, nhưng thường là nhẹ.

Khi đang dùng thuốc cương dương, hãy tránh xa các loại thuốc khác có Nitrate, như thuốc Nitroglycerine chữa đau ngực.

Sự kết hợp hai thành phần này có thể khiến huyết áp tụt xuống mức nguy hiểm và thậm chí có thể gây đau tim.

Tiêm:Nếu dùng đường uống thất bại, bác sĩ có thể kê đơn tiêm thuốc thẳng vào đế hoặc thân dương vật bằng một cái kim rất nhỏ.Thành phần của loại thuốc là một chất giống hormon có chức năng tương tự như các thuốc uống cương dương.

Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn làm việc này tại nhà.

Cấy thuốc vào đường tiểu:Với những người đàn ông không thích tiêm hoặc sợ tiêm, một loại thuốc đặt vào niệu đạo có tên MUSE sẽ là lựa chọn khác, mặc dù nó không hiệu quả bằng cách tiêm.

Khi thuốc hấp thu vào cơ thể, nó sẽ có tác dụng gây cương.Cả hai phương pháp tiêm và cấy thuốc đều có phàn nàn giống nhau: họ không có cảm giác sex tự nhiên bởi vì phải tốn thời gian chuẩn bị và bảo quản thuốc.

Bơm:Bơm chân không dương vật đôi khi bị đem ra làm trò đùa, nhưng chúng tỏ ra khá hiệu quả trong việc làm tăng máu chảy tới dương vật và đạt được hiệu quả với chi phí tương đối thấp.Khi bơm, không khí sẽ được đẩy ra ngoài ống, kéo máu chảy trong dương vật và gây cương mô.

Để giữ cho "cậu bé" vẫn thẳng đứng sau khi rút bỏ bơm, hãy lắp một vòng khóa vào đế dương vật.

Vòng khóa dương vật:Những chiếc vòng đeo quanh để "cậu nhỏ" có thể làm chậm tốc độ máu thoát đi, giữ cho dương vật cương lâu.

Không nên lắp vòng lâu hơn 30 phút và tháo ra ngay nếu bạn cảm thấy lạnh, tê cứng hoặc đau ở dương vật.

Cấy thiết bị vào cơ thể:Công nghệ này cho phép thiết bị hỗ trợ suốt thời gian cấy ghép.

"Thiết bị này không thua kém gì việc cấy ghép ở những bộ phận khác trong cơ thể, chẳng hạn máy điều hòa nhịp tim".Có hai dạng cấy:

Thiết bị bơm hơi bao gồm một xilanh được cấy trong khoang dương vật, và được bơm căng nhờ một chiếc bơm gắn trong bìu.

Thiết bị cấy linh hoạt là một cái que có thể uốn cong, nửa cứng, nằm trong dương vật, có thể dùng tay để nắn thành trạng thái cương hoặc về vị trí mềm.

Phẫu thuật:Phẫu thuật mạch là quy trình hiếm khi được thực hiện, nhưng có thể là phương án cuối cùng cho một số người.

Số người được lợi từ việc phẫu thuật chưa bằng 1% cánh đàn ông sử dụng thuốc cương dương.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-bat-luc-274.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Bất lực