Thông tin bệnh Cảm cúm

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái C

Cảm cúm

Các tên gọi khác của bệnh này:
  • Cúm
  • Live Attenuated Influenza Vaccine

Thông tin bệnh Cảm cúm

Tổng quan Bệnh Cảm cúm cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Cảm cúm.

Tóm tắt bệnh Cảm cúm

Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus lây nhiễm phổ biến.

Bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng của bệnh khoảng 24 đến 48 giờ sau khi nhiễm virus.

Có ba loại chính của bệnh cúm (A, B, C).

Loại A có khả năng thay đổi cấu trúc từ năm này sang năm khác nên có khả năng gây bùng phát dịch.

Điều này khiến cho mỗi năm người ta lại phải điều chế một loại vắc xin mới để ngăn ngừa chủng virus đang lưu hành trong năm đó.

Bệnh nặng và tử vong xảy ra chủ yếu ở những nhóm người có nguy cơ cao như người già, trẻ em và người mắc bệnh mạn tính.

Triệu chứng

Rất khó để phân biệt cúm và cảm lạnh nếu chỉ dựa vào các triệu chứng.

Bệnh cúm có các triệu chứng nặng hơn cảm lạnh thông thường ví dụ như bệnh nhân thường sốt trên 38 độ C và đau nhức cơ bắp dữ dội.

Chẩn đoán

Sốt trên 38 độ C,Ớn lạnh, Đổ mồ hôi, Nhức đầu, Ho khan, Đau cơ, Cứng khớp, Mệt mỏi, Nghẹt mũivà Yếu

Điều trị

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC).

Chụp X-quang

Tổng quan bệnh Cảm cúm

Bệnh cúm là một bệnh lây nhiễm virut cúm lan truyền nhanh trên thế giới trong các mùa dịch cúm và gây nên gánh nặng về kinh tế do chi phí nằm viện điều trị và chăm sóc y tế cũng như nghỉ việc do bị bệnh.

Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch.Bệnh có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: đại dịch, dịch, dịch nhỏ địa phương và các trường hợp tản phát.

Người ta nhận thấy rằng các đại dịch cúm xảy ra có tính chu kỳ khoảng từ 10 đến 40 năm.Hiện nay,các phân tuýp kháng nguyên của virút cúm A đang lưu hành trên toàn cầu là A/H1N1 và A/H3N2 xen kẽ nhau hoặc một trong hai tuýp chiếm ưu thế tuỳ từng nơi.

Ở các vùng ôn đới,dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh.Ở các vùng nhiệt đới,bệnh thường xảy ra vào mùa mưa hoặc các trường hợp tản phát xảy ra bất kỳ tháng nào trong năm.

Virút cúm B biến đổi chậm hơn virút cúm A và do đó chỉ có một týp huyết thanh và không gây những vụ dịch lớn,với chu kỳ dịch từ 5-7 năm.Virút cúm C gây ra các trường hợp tản phát với triệu chứng lâm sàng không điển hình và các vụ dịch nhỏ ở địa phương.

Tỷ lệ mắc bệnh cúm là 5-10% ở người lớn và 20-30% ở trẻ em.Trong các vụ dịch cúm hàng năm,5-15% dân số bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.Bệnh nặng và tử vong xảy ra chủ yếu ở những nhóm người có nguy cơ cao như người già và người mắc bệnh mạn tính.

Mặc dù khó có thể đánh giá đúng tình hình dịch,các vụ dịch cúm hàng năm thường gây 3-5 triệu người bị bệnh nặng và khoảng 250.000-500.000 người chết hàng năm do bệnh cúm trên thế giới.

Hầu hết,các trường hợp tử vong ở các nước phát triển xảy ra ở người già trên 65 tuổi.

Hiện có rất ít thông tin về gánh nặng của bệnh cúm ở những nước nhiệt đới là nơi mà dịch xảy ra quanh năm và có tỷ lệ chếtcao.

Ví dụ trong một vụ dịch cúm ở Madagascar năm 2002,có hơn 27.000 ca bệnh được báo cáo trong vòng 3 tháng và có 800 trường hợp tử vong mặc dù đã có các đáp ứng can thiệp nhanh.

Nguyên nhân bệnh Cảm cúm

Vỏ của Virút bản chất là Glycoprotein bao gồm 2 kháng nguyên: Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemaglutinin) và kháng nguyên trung hoà N (Neuraminidase).

Có 15 loại kháng nguyên H (H1-H15) và 9 loại kháng nguyên N (N1-N9).

Những cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên này tạo nên các phân tuýp khác nhau của virút cúm A.

Trong quá trình lưu hành của virút cúm A, 2 kháng nguyên này, nhất là kháng nguyên H, luôn luôn biến đổi.

Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là 'trôi' kháng nguyên (Antigenic drift) thường gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ.

Những biến đổi nhỏ dần dần tích lại thành những biến đổi lớn, tạo nên phân tuýp kháng nguyên mới gọi là 'thay đổi' kháng nguyên (Antigenic shift).

Đó là do sự tái tổ hợp giữa các chủng virút cúm động vật và cúm người.

Những phân tuýp kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu.

Khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài: Vì bản chất của Virút cúm là Lipoprotein, virút cúm có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 độ C và các chất hoà tan Lipit như Ether, Beta-propiolacton, Formol, Chloramine, Cresyl, Cồn...

Tuy nhiên, Virút cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp.

Ở nhiệt độ 0 độ C đến 4 độ C sống được vài tuần, ở -20 độ C và đông khô sống được hàng năm.

Nguồn truyền nhiễm:

Ổ chứa: Virút cúm A có khả năng gây nhiễm các loài động vật có vú (như lợn và ngựa), các loài chim và gia cầm.

Trong đó, virút cúm B và C chỉ gây bệnh ở người.

Tất cả các týp virút cúm A tồn tại trong quần thể chim nước hoang dại.

Nhìn chung, các virút cúm động vật không có khả năng gây bệnh cho người trừ khi nó đã thích ứng với người hoặc tái tổ hợp với virút cúm người.

Đối với bệnh cúm theo mùa, người bệnh thể điển hình, hoặc thể nhẹ là ổ chứa virút.

Thời gian ủ bệnh: Ngắn, thường từ 1-5 ngày, trung bình là 2 ngày.

Thời kỳ lây bệnh: Người bệnh đào thải virút khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng.

Phương thức lây truyền:

Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây dịch và đại dịch.

Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virút cúm qua ho, hắt hơi.

Virút vào cơ thể qua đường mũi họng.

Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và thân mật, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ.

Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Phòng ngừa bệnh Cảm cúm

Nhiều loại văcxin cúm đã được sử dụng trong hơn 60 năm qua.

Các văcxin cúm là an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm, tỷ lệ bảo vệ tương đối cao 70-90%.

Ở người già, văcxin cúm làm giảm 60% tỷ lệ mắc bệnh và 70-80% tỷ lệ tử vong có liên quan đến cúm.Hiệu quả bảo vệ của văcxin cúm phụ thuộc vào tuổi tiêm và đáp ứng miễn dịch của người được tiêm văcxin, mức độ giống nhau giữa thành phần virút của văcxin và các virut hiện đang lưu hành.

Tiêm văcxin cúm có thể làm giảm chi phí cho chăm sóc y tế và tình trạng mất ngày công lao động do bị bệnh.

Có 2 loại văcxin cúm: văcxin sống giảm độc lực và văcxin bất hoạt.

Cả hai loại văcxin này đều chứa các chủng virut được khuyến cáo hàng năm: virút cúm A (H3N2); virut cúm A (H1N1); và virut cúm B.

Các thành phần của văcxin hàng năm cần phải thay đổi dựa trên cơ sở chủng virut hiện tại đang lưu hành được phát hiện thông qua chương trình giám sát cúm toàn cầu.

Ví dụ văcxin mùa cúm 2007-2008 bao gồm các kháng nguyên: cúm A/Solomon Islands/3/2006 (H1N1), cúm A/Wisconsin/ 67/2005 (H3N2) và cúm B/Malaysia/2506/2004.

Cần phải tiêm phòng cho cộng đồng hàng năm trước mùa cúm.

Những người nên tiêm văcxin cúm hàng năm là những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và có nguy cơ có biến chứng cao của bệnh cúm, bao gồm:

Tất cả trẻ em từ 6 đến 23 tháng và những người từ 65 tuổi trở lên;

Người lớn và trẻ em từ 6 tháng trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mạn tính, bệnh hen, rối loạn chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mạn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch.

Phụ nữ dự định có thai trong mùa bệnh cúm;

Những người sống trong các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn.

Những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân....

Chống chỉ định dùng văcxin đối với người có dị ứng với protein trứng hoặc với các thành phần khác của văcxin.

Điều trị bệnh Cảm cúm

Các thuốc kháng sinh không có tác dụng diệt virut.

Trong nhiều năm qua, 4 loại thuốc điều trị cúm đã được sử dụng.

Các thuốc này ngăn cản sự nhân lên của virut cúm.

Nếu uống thuốc trước khi bị bệnh hay trong 2 ngày đầu của bệnh, những thuốc này có thể làm bệnh nhẹ hơn hay giảm số ngày bị bệnh.

Đối với các trường hợp cúm nặng, cần phải nhập viện, chăm sóc tăng cường và điều trị kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn thứ phát và hỗ trợ hô hấp.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-cam-cum-366.html

Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

Bệnh cùng chuyên mục

Thuốc liên quan đến bệnh Cảm cúm