Thông tin bệnh Căng thẳng thần kinh (Stress)

Tra cứu bệnh bắt đầu bằng chữ cái C

Căng thẳng thần kinh (Stress)

Các tên gọi khác của bệnh này:

    Thông tin bệnh Căng thẳng thần kinh (Stress)

    Tổng quan Bệnh Căng thẳng thần kinh (Stress) cùng các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân, điều trị, cách phòng tránh và thông tin về các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chữa bệnh Căng thẳng thần kinh (Stress).

    Tóm tắt bệnh Căng thẳng thần kinh (Stress)

    Là các phản ứng của một cá nhân đối với các điều kiện bên ngoài ở các mức độ sinh lý, tâm lý, hành vi.

    Các phản ứng có thể gây ra tâm trạng chán nản những cũng lại có thể là một động lực cho việc thúc đẩy sự phát triển của cá thể.

    Căng thẳng lâu dài có thể gây rối loạn giấc ngủ và tình trạng thiếu năng lượng.

    Triệu chứng

    Mệt mỏi.

    Tâm trạng chán nản.

    Ngủ không ngon.

    Lo lắng.

    Chẩn đoán

    Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng để biết được nguyên nhân và thời gian bị Stress, ngoài ra không cần thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào khác.

    Điều trị

    Cần thay đổi hành vi để đối phó với sự căng thẳng.

    Thuốc chống trầm cảm và các thuốc chống lo âu cũng có thể được chỉ định.

    Tổng quan bệnh Căng thẳng thần kinh (Stress)

    Thuật ngữ "Stress"bắt nguồn từ chữ La tinh Stringi, có nghĩa là "bị kéo căng ra".

    Lúc đầu, thuật ngữ Stress được sử dụng trong vật lý học, để chỉ sức nén mà một loại vật liệu phải chịu đựng.

    Năm 1914, Walter Cannon sử dụng thuật ngữ này trong sinh lý học để chỉ các Stress cảm xúc.

    Năm 1935, ông nghiên cứu sâu về sự cân bằng nội môi ở những động vật có vú khi chúng lâm vào các tình huống khó khăn, thí dụ như khi gặp phải sự thay đổi về nhiệt độ.

    Ông cũng mô tả các yếu tố cảm xúc trong quá trình phát sinh, phát triển một số bệnh và xác định vai trò của hệ thần kinh khi cơ thể đối phó với các tình huống khẩn cấp.

    Stress là một khái niệm khó giải thích và nắm bắt ý nghĩa.

    Định nghĩa Stress là điều khó khăn và có khá nhiều định nghĩa về nó.

    Mặc dù định nghĩa về Stress là khó khăn, nhưng thực tế tất cả chúng ta đã trải nghiệm Stress ở nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống của chúng ta: Ởnhà, ở trường học, công việc làm và thậm chí ở cả trong thể thao.

    Có nhiều định nghĩa khác nhau về stress, như:

    Stress là một sự kiện môi trường.

    Ở đây, Stress được dùng để chỉ một nguyên nhân, một tác nhân công kích làm cho cơ thể khó chịu, gây ra trạng thái bất ổn cho con người.

    Thí dụ, người ta nói: "Tiếng ồn là Stress chủ yếu ở các thành phố".

    Stress là một đáp ứng sinh lý.

    Ở đây, Stress được dùng để chỉ hậu quả của tác nhân công kích này.

    Thí dụ, người ta cũng lại nói: "Tôi bị Stress vì tiếng ồn của các thành phố".

    Stress là một tiến trình nhận thức - hành vi.

    Ở đây, người ta muốn nhấn mạnh đến cơ chế và vai trò tâm lý của Stress.

    Với các định nghĩa như nêu trên, thường mỗi định nghĩa tập trung vào một khía cạnh nhất định, và dường như định nghĩa này có phần loại trừ định nghĩa khác, điều này gây ra sự phức tạp, hỗn loạn trong việc hiểu biết về nó.

    Mỗi định nghĩa ở khía cạnh riêng lẻ đó là một phối cảnh không đầy đủ, vì vậy đòi hỏi phải có một hệ thống phối cảnh hòa hợp về Stress.

    Thực tế, Stress là vấn đề gắn liền với các nền văn minh, hiện đại, chi phối bởi sự cạnh tranh và các mối nguy hại khác.

    Stress tương ứng với mối liên quan giữa con người với môi trường xung quanh.

    Stress vừa chỉ tác nhân công kích, vừa chỉ phản ứng của cơ thể trước tác nhân đó.

    Với những điểm nêu trên, có thể định nghĩa Stress như sau: Stress là mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể.

    Đây là định nghĩa của Hans Selye, nhà nghiên cứu người Canada, có sáng kiến đưa ra khái niệm về Stress.

    Và Stress cũng có thể được định nghĩa: Là đáp ứng trước một yêu cầu.

    Những nguyên nhân gây ra hiện tượng Stress có thể rất khác nhau, nhưng phản ứng của cơ thể đối với chúng lại đều giống nhau.

    Tất cả các phản ứng này đều diễn ra theo 3 giai đoạn:

    Giai đoạn đầu: Con người cảm thấy có khó khăn.

    Giai đoạn hai: Con người thích nghi với những khó khăn.

    Giai đoạn ba: Giai đoạn cuối cùng, con người không còn khả năng chịu đựng nữa.

    Ba giai đoạn này như một qui luật chung điều hòa hành vi của mọi sinh vật khi bị rơi vào những điều kiện đặc biệt căng thẳng và giống như tiến trình của một phản ứng thích nghi không đặc hiệu của cơ thể đối với những tác động mạnh mẽ, đột ngột khác nhau của môi trường.

    Hans Selye là người đầu tiên đưa ra khái niệm Stress hiện đại.

    Ông đã chiết từ dịch tiết của buồng trứng động vật có sừng một loại Hormon và đem tiêm nó cho chuột.

    Sau một thời gian, chuột có những biểu hiện sau:

    Vỏ tuyến thượng thận tăng trưởng mạnh.

    Tuyến ức, các hạch Lympho và các cấu trúc chứa Lympho bị teo nhỏ.

    Thành dạ dày, tá tràng, ruột của chuột bị loét và chảy máu.

    Những thí nghiệm khác cho thấy các chất chiết từ tuyến thượng thận, tuyến tụy và một số chất độc cũng có thể gây ra những biến đổi tương tự như vậy.

    Lúc đầu, những biến đổi này được gọi là "triệu chứng được gây ra bởi các tác nhân khác nhau".

    Về sau được đổi thành "triệu chứng thích ứng chung", hay còn gọi là "triệu chứng Stress sinh học".

    Những biến đổi trên đã trở thành chỉ số quan trọng của Stress và là cơ sở để phát triển một khái niệm đầy đủ về Stress.

    Nguyên nhân bệnh Căng thẳng thần kinh (Stress)

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra Stress, nhưng thông thường bao gồm 4 nguyên nhân cơ bản sau:

    Môi trường bên ngoài: Thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.

    Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc gây áp lực, quá tải, môi trường làm việc không thuận lợi, thay đổi về thời gian làm việc, phong cách quản lý độc đoán, tập trung quá nhiều sức lực vào nhiệm vụ, hiệu quả đem lại… hay do sự mất mát của người thân, mâu thuẫn trong gia đình (ly hôn, tranh chấp, xích mích, bất hòa…), quan hệ bạn bè không tốt, tình yêu tan vỡ hay bị phụ bạc…

    Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật…

    Suy nghĩ của chính bản thân bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay lí giải những điều đã hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng.

    Thường đó là những suy nghĩ tiêu cực.

    Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai thật mù mịt; nếu không hoàn thành công việc thì sẽ bị sa thải…

    Phòng ngừa bệnh Căng thẳng thần kinh (Stress)

    Cười nhiều hơn mỗi ngày: Nụ cười sẽ đem đến cho bạn sức khỏe và sảng khoái, hãy cười thật nhiều, cười ngay cả trong những lúc bạn cảm thấy khó khăn nhất.

    Điều đáng sợ nhất là cuộc sống thiếu đi những tiếng cười, Stress sẽ lấy đi những nụ cười của bạn vì thế hãy cười nhiều hơn mỗi ngày để tránh xa Stress.

    Luyện tập thể thao đều đặn: Việc chọn cho mình một môn thể thao để theo đuổi là một điều hết sức cấp bách và cần thiết.

    Bởi những giá trị đáng quý mà nó đem lại cho chúng ta.

    Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn mạnh khỏe hơn mỗi ngày, tránh được những căng thẳng của cuộc sống.

    Có đồng hồ sinh học khoa học: Hãy ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc.

    Không ăn quá muộn hoặc ngủ quá muộn điều này sẽ làm tăng căng thẳng cho bạn, thậm chí gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.

    Học cách chấp nhận: Chấp nhận thực tế và cố gắng cải thiện, làm những điều tốt nhất.

    Thư giãn: Hãy tự thưởng cho mình sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng bằng việc đi xem phim, nghe nhạc, shopping, đi ăn uống, tụ tập bạn bè, đi du lịch… hãy làm những gì khiến bạn cảm thấy ổn nhất.

    Điều trị bệnh Căng thẳng thần kinh (Stress)

    Stress rất dễ mắc phải nhưng cũng không quá khó để khắc phục nó.

    Hãy tạo cho mình một môi trường sống thoải mái nhất nhằm ngăn ngừa căng thẳng.

    Mạng Y Tế
    Nguồn: https://amp.mangyte.vn/benhcategory-cang-thang-than-kinh-stress-365.html

    Lưu ý: Thông tin về bệnh chỉ mang tính chất tham khảo.

    Bệnh cùng chuyên mục

    Thuốc liên quan đến bệnh Căng thẳng thần kinh (Stress)